Thông tin y tế

Làm việc ca đêm có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao

Ngày: 09-07-2012

Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Y học môi trường và nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho rằng, phụ nữ làm việc ca đêm có khả năng phát triển ung thư vú gấp 4 lần so với những phụ nữ không làm việc đêm.

Làm việc ca đêm có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao - Thông tin y tế - Bệnh ung thư - Kiến thức y học - Sức khỏe phụ nữ
Làm việc đêm có nguy cơ bị ung thư vú rất cao.

“Cú đêm” dễ mắc ung thư vú hơn “sơn ca”

Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Y học môi trường và nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho rằng, phụ nữ làm việc ca đêm có khả năng phát triển ung thư vú gấp 4 lần so với những phụ nữ không làm việc đêm.

Ông Johnni Hansen, một nhà dịch tễ học tại Viện Dịch tễ học ung thư thuộc Hiệp hội Ung thư Đan Mạch và đồng nghiệp là Christina Lassen đã nghiên cứu 18.500 phụ nữ làm việc trong quân đội Đan Mạch trong khoảng từ năm 1964 – 1999. Tất cả những người tham gia điền một bảng câu hỏi chi tiết gồm 28 trang hỏi về thói quen làm việc của họ và xem họ tự coi mình là người của “ban ngày” hay “ban đêm”.

Mặc dù các nguy cơ về sức khỏe, làm việc ca đêm có thể là không thể tránh khỏi đối với nhiều phụ nữ. Tin tốt lành theo nghiên cứu của Hansen cho thấy đối với hầu hết phụ nữ, làm việc đêm 1 hoặc 2 ca một tuần có thể sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe bộ ngực.
Các nhà nghiên cứu cũng hỏi những phụ nữ về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú, bao gồm cả việc họ sử dụng biện pháp tránh thai nào, có bao nhiêu con, có sử dụng liệu pháp thay thế hormon nếu đã qua thời kỳ mãn kinh và có tắm nắng hay không.

Sau khi tính toán các hiệu ứng gây nhiễu tiềm năng này, Hansen vẫn thấy rằng, làm việc ca đêm có liên quan tới việc gia tăng 40% nguy cơ ung thư vú. Hiệu ứng này được tích lũy: phụ nữ làm việc ít nhất 3 đêm một tuần trong 6 năm sẽ có nguy cơ ung thư vú gấp 2 lần những người chỉ làm việc 1 hoặc 2 đêm một tuần.

Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù những phụ nữ làm việc ca đêm tự thấy mình như người “ban ngày” – nghĩa là họ thích thức dậy sớm hơn là thức khuya – vẫn có nguy cơ ung thư vú cao gấp 4 lần phụ nữ làm việc vào ban ngày. “Nguy cơ tăng cao gấp 4 lần làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Điều đó thật bất thường”, Hansen nói.

Các nghiên cứu trước đó về làm việc theo ca và nguy cơ ung thư vú, trong đó tập trung vào các y tá, cũng đã cho thấy nguy cơ cao của bệnh liên quan đến làm việc vào ban đêm, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể hoàn toàn điều chỉnh cho các yếu tố khác có thể đã ảnh hưởng đến tỉ lệ ung thư vú ở phụ nữ, chẳng hạn như việc các y tá đều phải tiếp xúc ở mức độ cao hơn bình thường các yếu tố tiềm năng thúc đẩy ung thư như tia bức xạ và các điều trị khác.

Đó là lý do tại sao Hansen và Lassen quyết định xem xét hồ sơ của các nhân viên quân sự, những người mà cũng như các y tá, thường làm việc ca đêm, nhưng có xu hướng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu tiềm năng.

Và những lý giải

Các nghiên cứu về y tá đã chỉ ra một lời giải thích có thể cho những người thuộc nhóm này: bởi vì những người làm việc ban đêm, lao động dưới ánh sáng nhân tạo, họ có thể ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên, và do đó, vitamin D từ tia nắng mặt trời thấp hơn so với những người làm việc ban ngày; hàm lượng vitamin D thấp hơn có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, căn cứ vào các bảng câu hỏi, Hansen nhận thấy rằng những người Đan Mạch làm việc ban đêm lại bỏ ra nhiều thời gian ở ngoài trời hơn và có tỉ lệ hấp thụ ánh nắng mặt trời cao hơn so với người làm ban ngày, vì họ được tự do lúc ban ngày trong khi những người khác đang làm việc trong nhà.

Điều đó cho thấy một lời giải thích nghiêng về sinh học hơn về nguy cơ ung thư vú, có lẽ liên quan đến sự thay đổi hàm lượng hormon do sự gián đoạn đối với đồng hồ bên trong cơ thể. Làm việc ban đêm và ngủ vào ban ngày đảo ngược nhịp sinh học của cơ thể, lần lượt làm thay đổi mức độ melatonin. Thông thường, melatonin tăng lên vào ban đêm, trong bóng tối, nhưng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ngăn chặn mức độ melatonin, từ đó có thể kích thích đến các hormon khác ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào vú. Bệnh nhân ung thư vú có xu hướng có hàm lượng melatonin thấp hơn so với phụ nữ không có bệnh.

Gen cũng có thể đóng một vai trò quan trọng, vì cho dù một người có là một “con cú đêm” (ưa hoạt động ban đêm) hay một “con chim sơn ca” (ưa buổi sáng) vẫn được xác định một phần bởi yếu tố di truyền của mình. Hansen nhận thấy rằng làm việc theo ca có thể đặc biệt nguy hiểm cho các “con chim sơn ca”, những người thường lanh lợi và hoạt bát vào buổi sáng hơn vào ban đêm, vì gen di truyền có thể làm khó khăn hơn cho một người ưa buổi sáng để điều chỉnh thay đổi nội tiết và chuyển hóa diễn ra khi làm việc vào ban đêm. “Điều đó trở nên tồi tệ hơn đối với một người ưa hoạt động ban sáng mà phải làm việc ban đêm khi thừa hưởng bệnh ung thư vú có tính chất di truyền”, Hansen nói.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*