Y học - Bệnh lý

Đoán bệnh qua dịch tiết ở vùng kín

Ngày: 30-08-2012

Phụ nữ nên thường xuyên theo dõi dịch tiết cổ tử cung để biết mình có bị bệnh hay không qua các dấu hiệu viêm âm đạo và có hướng điều trị kịp thời.

I. Những lý do sau đây có thể gây tiết nhiều dịch

Nếu dịch tiết cổ tử cung( hay còn gọi là khí hư hay huyết trắng) của bạn tự nhiên nhiều lên, nhưng nếu bạn bị một trong các trường hợp sau thì không cần phải lo lắng:

1.Khi mang thai

Khi bạn mang thai lượng hormone trong cơ thể thay đổi làm tăng dịch tiết cổ tử cung. Cơ thể  tăng giữ nước, khiến máu bạn bị pha loãng, môi trường âm đạo sẽ dễ dàng bị  nhiễm khuẩn hơn so với bình thường. Nếu bạn bị tăng tiết dịch trong thời gian này nhưng màu sắc, tính chất, mùi vị vẫn bình thường thì không có gì phải lo lắng, đó chỉ do lượng hormone trong cơ thể bạn bị thay đổi mà thôi.

2.Dùng viên thuốc tránh thai

Đoán bệnh qua dịch tiết ở vùng kín - Y học - Bệnh lý - Sức khỏe phụ nữ - Sức khỏe sinh sản - Sức khỏe tình dục

Không còn sợ mang thai ngoài ý muốn, nên khi uống thuốc tránh thai thì những người phụ nữ thường có xu hướng quan hệ tình dục thường xuyên hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi lượng hormone làm ngăn cản sự tiết dịch của âm đạo.

3.Một số nguyên nhân khác

– Khi bạn đạt cảm giác cực khoái, thì tuyến Skene (được coi là tuyến tiền liệt của nữ) ở âm hộ tiết ra dịch tham gia vào quá trình bôi trơn và làm ướt âm đạo.

– Bạn bị  suy nhược cơ thể, thiếu máu cũng là nguyên nhân  gây tăng tiết dịch âm đạo và có khi dịch tiết lỏng như nước.

– Nếu bạn đang ở giữa chu kỳ kinh nguyệt (thời kỳ rụng trứng)thì dịch tiết âm đạo thường nhiều hơn.

II.Những dấu hiệu bệnh lý

Có màu trắng như bột và ngứa

Đoán bệnh qua dịch tiết ở vùng kín - Y học - Bệnh lý - Sức khỏe phụ nữ - Sức khỏe sinh sản - Sức khỏe tình dục

Nấm Candida là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm âm đạo

Khi vùng kín của bạn bị ngứa, khí hư có màu trắng như bột thì bạn có nguy cơ đã bị nhiễm nấm âm đạo hay kết hợp với trùng roi. Môi trường âm đạo  bình thường vẫn có vi khuẩn, nhưng không thể phát bệnh do môi trường có tính axit nhẹ ngăn cản sự phát triển của nấm candida albicans. Bất cứ nguyên nhân gì làm thây đổi độ pH của môi trường này là điều kiện cho sự phát triển của nấm (ví dụ:  thường xuyên thụt rửa âm đạo, dùng thuốc kháng sinh dài hạn, xịt nước hoa…).

Màu đỏ hay nâu và đôi khi có ra máu giữa kỳ

Nếu có hiện tượng này bạn phải đi khám ngay để loại trừ  khả năng bị ung thư cổ tử cung. Bệnh này rất nguy hiểm và thường các dấu hiệu xuất hiện muộn, vì thế để phòng tránh và chữa trị kịp thời bạn hãy đi kiểm tra sức khoẻ ít nhất một năm một lần. Đặc biệt đối với những người phụ nữ độ từ 40 tuổi trở lên, cần làm xét nghiệm tế bào âm đạo và cổ tử cung ít nhất mỗi năm 1 lần. Những  người có yếu tố nguy cơ cao như: những người có nguy cơ cao như: quan hệ tình dục sớm, gia đình từng có người bị ung thư, có nhiều bạn tình, bị viêm nhiễm âm đạo thì cần làm xét nghiệm sớm hơn.

Lưu ý: Các dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết này là  ra dịch tiết âm đạo bất thường (không phải vào ngày có kinh), đau và ra máu khi quan hệ tình dục hoặc ra máu âm đạo ít, ngoài kỳ kinh.

Hôi kèm ngứa, rát

Đoán bệnh qua dịch tiết ở vùng kín - Y học - Bệnh lý - Sức khỏe phụ nữ - Sức khỏe sinh sản - Sức khỏe tình dục

Khí hư có màu xanh hơi vàng và có mùi hôi, kèm thêm triệu chứng đau bụng dưới nữa thì cần đi khám ngay

Dịch tiết của bạn có hiện này có thể là do trùng roi trichomonas. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn âm đạo, nếu kết hợp với  nhiễm khuẩn sẽ là viêm âm đạo do loạn khuẩn.

Có màu xanh hơi vàng và mùi hôi

Nếu khí hư có màu xanh hơi vàng và có mùi hôi, kèm thêm triệu chứng đau bụng dưới nữa thì cần đi khám ngay. Bởi vì có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng này: nhiễm khuẩn cấp  ở 2 vòi trứng, ở tử cung hay các mô xung quanh. Đây là bệnh lý có thể là không có nguyên nhân rõ ràng nhưng thường lây nhiễm  từ quan hệ tình dục, đôi khi từ dụng cụ tử cung hoặc sau nạo thai, sẩy thai từ âm đạo.

Phụ nữ từ 40 trở lên nên xét nghiệm tế bào cổ tử cung và  âm đạo ít nhất mỗi năm một lần, người có yếu tố nguy cơ cao cần làm sớm hơn.

Một số triệu chứng có thể gặp là:  ra kinh không đều hay ra máu giữa kỳ, gai rét, mất kinh, đau bụng kinh nhiều hơn, đau vào thời điểm rụng trứng nhiều hơn, đau khi quan hệ tình dục, ra máu sau quan hệ tình dục, mỏi mệt, ăn kém ngon, buồn nôn và có thể kèm nôn hoặc không, đau vùng thắt lưng, tiểu buốt, tiểu vặt nhiều lần, dễ đau khi đụng chạm vào vùng tiểu khung.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*