Y học - Bệnh lý

Ung thư miệng và những điều nên biết

Ngày: 15-09-2012

Ung thư miệng là thuật ngữ chung của tất cả các bệnh u ác tính phát bệnh ở trong vùng miệng, bao gồm ung thư môi, ung thư nướu răng, ung thư lưỡi, ung thư vòm miệng, ung thư xương hàm, ung thư cuống họng, ung thư hầu họng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư xoang hàm trên và các bệnh ung thư trên bề mặt da và màng nhầy.

Người ta thấy tỷ lệ mắc ung thư miệng trong cộng đồng ngày càng tăng dần lên, đặc biệt là ở người trẻ. Ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, ung thư miệng chiếm đến 40% ung thư nói chung. Trên thế giới hàng năm, người ta ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc ung thư mới và có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư miệng.

Ung thư miệng và những điều nên biết - Y học - Bệnh lý - Bệnh răng miệng | Nha khoa - Bệnh ung thư - Bệnh ung thư vòm họng - Sức khỏe gia đình

Nguyên nhân

Ung thư miệng đến hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính,  nhưng một số yếu tố nguy cơ  gây ung thư miệng đó là: Nghiện rượu nặng; Sử dụng thuốc lá ở các dạng khác nhau: như hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc, nhai trầu thuốc, nguy cơ này càng tăng thêm khi uống thêm rượu;  Nhiễm virus HPV (Human Papiloma Virus); Các dấu hiệu tiền ung thư khác của khoang miệng như hồng sản, bạch sản,  các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài, viêm nấm candida quá sản mạn tính…
Hình ảnh ung thư ở lợi giai đoạn sớm.

Các dấu hiệu sớm của bệnh

Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ. Biểu hiện sớm của ung thư miệng là một hoặc nhiều thay đổi mô mềm trong miệng về hình ảnh và cảm giác. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể gồm:

  • Loét bờ gồ, có hoại tử trung tâm vết loét.
  • Các ổ loét ở các đường nứt sâu trên lưỡi.
  • Các loét nham nhở ở niêm mạc miệng, dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ, vết loét trong miệng không liền hoặc tăng lên về kích thước, tồn tại trên 2 tuần.
  • Các mảng cứng ở miệng.
  • Các quá sản lợi khu trú ở một răng hay một nhóm răng.
  • Hàm giả đang sử dụng bình thường tự nhiên không đeo được hoặc lắp không khít
  • Những khối hoặc mảng trắng, đỏ hoặc đen bên trong miệng
  • Đau xương hàm, đau khi nuốt, ăn, nhai
  •  Đau họng.

Khi có bất kỳ các dấu hiệu nào ở trên bạn hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám xem bạn có phải đang ở giai đoạn sớm của bệnh hay không. Nếu phát hiện sớm thì điều trị sẻ mang lại hiệu quả cao, giúp bạn tiết kiệm được một lượng lớn chi phí kinh tế. Tại bệnh viện bận sẻ được khám  và đánh giá tổn thương; Gây tê tại chỗ, cắt tổn thương để làm mô bệnh học;  nếu nghi ngờ tổn thương sâu hoặc lan rộng, để giúp cho chẩn đoán và điều trị, bác sĩ sẻ cho bạn làm thêm các thăm dò khác như chụp  chụp cắt lớp, chụp PET scan, X quang, chụp cộng hưởng từ, … tùy theo mức độ tổn thương mà có thể làm các xét nghiệm khác nhau.

Ung thư miệng và những điều nên biết - Y học - Bệnh lý - Bệnh răng miệng | Nha khoa - Bệnh ung thư - Bệnh ung thư vòm họng - Sức khỏe gia đình

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng

Cách điều trị

Điều trị ung thư miệng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là xạ trị , phẫu thuật và điều trị hóa chất. Ung thư miệng ở giai đoạn sớm, việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u có hiệu quả cao, tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên đến 85%.

Tùy theo mức độ phát triển  của u mà có những biện pháp điều trị phù hợp:  Cắt u và nạo vét hạch cổ; Cắt bỏ u đơn thuần; Cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo.

Xạ trị có thể được kết hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nó có một số tác dụng phụ như hoại tử xương hàm,  sâu răng, loét, khô miệng,chảy máu khoang miệng,…

Hóa trị liệu có thể kết hợp với xạ trị trong một số trường hợp để làm tăng hiệu quả của xạ trị. Bạn cũng nên chuẩn bị trước tâm lý vì Hóa trị thường gây ra những tác dụng phụ như  rụng tóc, buồn nôn, nôn.

Theo dõi sau điều trị

Sau điều trị bạn phải tái khám đúng lịch:

  • Một năm đầu bệnh nhân cần được khám lại mỗi tháng 1 lần.
  • Năm thứ 2 cần khám lại 2 tháng một lần.
  • Các năm sau khám lại sau mỗi 6 tháng.

Mục đích của việc tái  khám định kỳ để điều trị các vấn đề răng miệng như bệnh quanh răng, sâu răng, cải thiện chất lượng cuộc sống và quan trọng là  phát hiện xử lý  nếu có dấu hiệu tái phát hoặc các ổ ung thư mới nếu có

Các biện pháp dự phòng

Ung thư miệng và những điều nên biết - Y học - Bệnh lý - Bệnh răng miệng | Nha khoa - Bệnh ung thư - Bệnh ung thư vòm họng - Sức khỏe gia đình

Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư miệng

Ung thư miệng chưa tìm  ra nguyên nhân chính gây bệnh nên phòng tránh bệnh chỉ là tránh xa các yếu tố nguy cơ như:

  •  Không uống rượu quá mức.
  • Tăng cường ăn các loại rau quả giàu vitamin, đặc biệt là cà rốt.
  • Bỏ thuốc lá để tránh cho các tế bào khoang miệng tiếp xúc hóa chất gây ung thư.
  • Riêng với ung thư môi, để phòng ngừa nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và nên dùng kem bảo vệ môi khi ra nắng.
  • Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần ở các cơ sở chuyên khoa.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*