Chăm sóc sức khỏe

Trị cảm cúm theo những kinh nghiệm trong dân gian

Ngày: 23-09-2012

Cảm cúm là bệnh dễ bị mắc vào lúc giao mùa. Bệnh thường phát triển từ mùa thu cho đến mùa xuân sang năm. Bởi vì, đây là bệnh do virut gây ra, nên vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc điều trị những triệu chứng như: sốt, ho, đau đầu… Thay vì dung thuốc bạn có thể sử dụng những kinh nghiệm gian như: xông lá cây, dung thảo dược, gừng, mật ong

1.Những bài thuốc dân gian

Dùng lá xông

Trị cảm cúm theo những kinh nghiệm trong dân gian - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Theo kinh nghiệm dân gian, những lá dung để nấu nồi xông thường là những lá có mùi thơm, có tinh dầu, có tác dụng, kháng sinh khử trùng… Những loại lá thường được sử dụng xông cảm cúm là: lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu…

Ta có thể dùng ít nhất là khoảng 3 loại trên, rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vào bắc lên bếp nấu sôi. Phòng được sử dụng để xông thường là phòng kín gió. Đặt nồi xông lên  giường, người bệnh dung chăn  mỏng trùm kín, xông khoảng 20 phút. Sau đó, dung khăn bông lau sạch mồ hôi, thay áo quần mới. Trong một đợt bị cảm cúm bạn không nên xông quá 2 lần.

Bài thuốc từ lá kim ngân

Trị cảm cúm theo những kinh nghiệm trong dân gian - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Lá kim ngân  có tác dụng ức chế mạnh nhiều loài vi sinh vật gây bệnh, được dùng điều trị bệnh cúm do phong nhiệt, virus, làm thuốc hạ sốt. Bạn hãy lấy  10-16 gam cành lá  hay 4-6 gam hoa dưới dạng thuốc sắc, hoàn hoặc hãm, tán. Bạn có thể dung riêng hoặc phối hợp với một số loại thảo dược khác cũng có tác dụng rất tốt.

Bài thuốc từ  lá bưởi

Trị cảm cúm theo những kinh nghiệm trong dân gian - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Theo đông y, vỏ ngoài bưởi  có chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Rủa sạch một nắm lá bưởi tươi, cùng với một nắm lá có tinh dầu thơm như lá sả, hương nhu, lá chanh.

Sau đó, cho tất cả vào nồi, cho nước vào nấu sôi, dung nước đó để xông. Sau khi xông, sẽ đỡ đau đầu, vã mồ hôi rất thoải mái.

Bài thuốc từ cây mùi tàu

Trị cảm cúm theo những kinh nghiệm trong dân gian - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Bởi vì mùi tàu có vị đắng, cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, ra mồi hôi. Rửa sạch 40g mùi tàu, 20g cúc tần, 20g ngải cứu,10g gừng tươi.

Sau đó, thái nhỏ những thứ kể trên, cho thêm 400ml nước vào sắc đến khi còn 100ml uống khi còn nóng, ngày uống hai lần. Sau khi uống, nằm vào chăn ấm để cho ra mồ hôi. Khi ra mồ hôi, dùng khăn khô lau người xong sẽ thấy rất dễ chịu.

2. Một số món ăn có tác dụng chữa cảm cúm

Canh gừng

Trị cảm cúm theo những kinh nghiệm trong dân gian - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Uống một bát canh gừng cay, còn nóng hổi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt cơn cảm cúm khó chịu. Đây là bài thuốc rất được ưa chuộng của người dân Ấn Độ và Trung Quốc.

Cho gừng đã cắt nhỏ vào nước đun sôi( tỷ lệ 4 muỗng gừng, 1 cốc nước) đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó cho thêm chút đường đỏ (đường đỏ có tác dụng giữ ấm dạ dày), uống 4-5 lần một ngày, đặc biệt uống trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng rất tốt.

Nếu bạn không thích uống canh gừng thì bạn có thể pha cho mình một ly trà gừng để thưởng thức, nó cũng có tác dụng giải cảm.

 Nước chanh mật ong

Đây là phương pháp chữa cúm đơn giản của người New Zealand. Bạn đun nước sôi, tiếp đó cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun sôi, cuối cùng cho thêm chút mật ong vào là có thể dùng được.Theo người New Zealand cho rằng, mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.

 Canh gà

Trị cảm cúm theo những kinh nghiệm trong dân gian - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Các nghiên cứu đã chứng minh súp gà sẽ có tác dụng tốt hơn nếu ăn nóng. Các chuyên gia sức khỏe tin rằng súp gà nóng làm tăng nhiệt độ trong mũi và cổ họng của chúng ta và tạo ra một môi trường khắc nghiệt đối với các virus thích khí hậu lạnh, khô. Ngoài ra,  súp gà còn có thể ức chế các tế bào máu trắng gọi là bạch cầu trung tính được phát hành với số lượng lớn khi chúng ta bị cảm lạnh.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*