Bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Corynebacterium diphtheriae xâm nhập qua đường mũi, miệng, phát triển ở niêm mạc đường hô hấp trên, tiết ra ngoại độc tố, vào máu và phát tán đến các cơ quan, chính là tác nhân gây bệnh. Ngoại độc tố bạch hầu gây hủy hoại mô tại chỗ, hoặc tác động xa lên cơ tim, thần kinh ngoại biên và thận.

Bệnh bạch hầu có tỷ lệ mắc khá cao ở trẻ em.
Đặc điểm của bệnh bạch hầu ở trẻ em
Bệnh lây truyền trực tiếp thông qua các chất tiết đường hô hấp với người bệnh hoặc người lành mang trùng hoặc gián tiếp qua những đồ vật, thực phẩm có dính chất bài tiết của người bệnh. Bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, 80% xuất hiện ở những trẻ < 15 tuổi không được chủng ngừa, và tỷ lệ này cao nhất ở phần đông dân nghèo. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp do màng giả lan rộng hoặc viêm cơ tim hoặc nặng hơn có thể gặp biến chứng viêm dây thần kinh. Tỷ lệ tử vong do bạch hầu là 30-50%. Chết hầu hết dưới 4 tuổi là do tắc đường thở. Hiện nay tỷ lệ tử vong dưới 5%.
Lâm sàng có nhiều thể khác nhau bao gồm: Bệnh hầu họng – amydan thường gặp hơn cả, chiếm khoảng 40-70% trường hợp. Bạch hầu thanh quản 20-30% .Bạch hầu mũi: gặp 4-10%. Bạch hầu ác tính: hiếm gặp.
Trẻ sơ sinh thường có miễn dịch thụ động do mẹ truyền sang nên không mắc bệnh. Nhưng miễn dịch này thường mất đi trước tháng thứ 6. Trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ dưới một tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu.
Các bệnh khác như sởi, quai bị, thủy đậu là những bệnh có miễn dịch suốt đời sau khi bị bệnh. Nhưng miễn dịch sau khi khỏi bệnh bạch hầu không phải lúc nào cũng bền vững (tỷ lệ tái phát bệnh khoảng 2-5%). Miễn dịch này thường kéo dài và giảm dần. Vì vậy cần chủng ngừa bạch hầu cho trẻ sau thời kỳ hồi phục.
Bạch hầu là một trong những bệnh nguy hiểm nhất cho trẻ <5 tuổi và là một trong số những bệnh của chương trình tiêm chủng Quốc gia. Vì vậy cách phòng tránh bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng cho trẻ. Nhưng miễn dịch này không bền vững. Theo nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ em chỉ tiêm đủ 3 mũi DTP trong năm đầu đời thì tỷ lệ số trẻ không còn miễn dịch: sau 1 năm là 10%, 3-13 tuổi là 67%, 14-23 tuổi là 83%. Để tạo miễn dịch bền vững cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng của cơ sở y tế, và tiêm nhắc lại đầy đủ sau đó.
Loại vaccine đang được sử dụng hiện nay là vaccine bạch hầu-ho gà-uốn ván (viết tắt là DTP). Vaccine này phòng bệnh bạch hầu đồng thời phòng bệnh uốn ván, và ho gà. Ngoài ra, hiện nay có thêm vaccine DT phòng bệnh bạch hầu đồng thời bệnh uốn ván trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thành phần ho gà trong vaccine DTP. Cả 2 loại vaccine này được sử dụng cho trẻ <5 tuổi. Vaccine dành cho người lớn và trẻ lớn viết tắt là Td, dùng để tăng cường miễn dịch bạch hầu và uốn ván cho trẻ >7 tuổi hoặc nhắc lại cho trẻ đã tiêm vaccine. Năm đầu tiêm DTP 3 mũi miễn dịch cơ bản vào tháng 2,3,4. Đến 18 tháng-4 tuổi tiêm nhắc lại DTP 1-2 mũi. Trẻ 7 tuổi tiêm nhắc lại bằng vaccine TD, sau đó cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi Td.
Bệnh bạch hầu được điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu phát hiện và điều trị muộn thì nguy cơ tử vong sẽ cao do độc tố của vi khuẩn và màng giả lan rộng. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống tái phát, chống bội nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Bạn cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ?
Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ sau: sốt nhẹ, đau họng, sỗ mũi, ho và giọng nói khan, nhức đầu, amidan mở rộng, có một mảng xám phủ lên, cổ có thể sưng, hơi thở có thể hôi. Bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế một cách nhanh nhất có thể.
– Nên thận trọng với những nghi ngờ mắc bệnh, tránh lây lan thành dịch.
– Vệ sinh cổ họng, giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh
– Thực hiện đúng tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia.
– Nếu trẻ có hiện tượng khó thở, tím tái, bạn có thể dùng ngón tay quấn vải sạch đầu ngón, gạt bỏ màng trắng bám trong họng trẻ. Và khẩn cấp báo ngay cho cán bộ y tế.
– Chăm sóc trẻ trân trọng trong thời gian bị bệnh về cả dinh dưỡng lẫn vệ sinh tránh bội nhiễm.
Speak Your Mind