Y học - Bệnh lý

Các tật khúc xạ thường gặp

Ngày: 04-10-2012

Đôi mắt được ví như  là cửa sổ tâm hồn, cũng chính là phương tiện giúp bạn quan sát và phán đoán thế giới xung quanh. Nhờ có đôi mắt mà cuộc sống của chúng ta đầy màu sắc. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc đôi mắt của mình không cẩn thận thì có thể mắc một số bệnh về tật khúc xạ.

Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là: cận thị, viễn thị, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt (lệch khúc xạ). Ở người lớn tuổi (ngoài 40 tuổi trở ra) khi khả năng điều tiết của mắt suy giảm thì mắt còn bị lão thị.

Các tật khúc xạ thường gặp - Y học - Bệnh lý - Bệnh cận thị - Sức khỏe người cao tuổi - Sức khỏe trẻ em

Cận thị

Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng.
Cận thị có thể là bẩm sinh (thường là cận thị nặng) hay mắc phải do quá trình phát triển (thường xuất hiện lúc trẻ 7-10 tuổi). Các dạng cận thị này đều có xu hướng tăng độ, nên bạn phải đi kiểm tra mắt định kỳ 6-12 tháng/lần tuỳ theo sự tiến triển của cận thị, để thay đổi số kính đeo thích hợp.

Viễn thị:

Mắt viễn thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật nằm ở phía sau của võng mạc. Người bị viễn thị có đặc điểm  nhìn xa rõ hơn nhìn gần, nhưng nếu nặng thì người bệnh nhìn mờ cả khi nhìn xa và khi nhìn gần.

Đa số, trong những năm đầu trẻ nhỏ không cần phải đeo kính do khả năng điều tiết của mắt (viễn thị sinh lí). Tuy nhiên khi mức độ viễn thị vượt quá khả năng điều tiết của mắt thì có thể gây ra nhìn mờ, gây lác mắt hoặc các triệu chứng cơ năng khác như: khó chịu, nhức đầu, hay phải nheo mắt để nhìn…  hội tụ (thường được kí hiệu bằng dấu cộng ở trước số kính đeo) để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc và khi đó người bệnh nhìn rõ.

Loạn thị:

Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Ảnh của vật không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T …
Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị (loạn thị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗn hợp). Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.

Các tật khúc xạ thường gặp - Y học - Bệnh lý - Bệnh cận thị - Sức khỏe người cao tuổi - Sức khỏe trẻ em

Bạn phải đi kiểm tra mắt định kỳ 6-12 tháng/lần tuỳ theo sự tiến triển của mắt

Lệch khúc xạ:

Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận thị loạn hoặc là viễn thị loạn.

Lão thị:

Khi tuổi càng cao thuỷ tinh thể mất dần độ đàn hồi do đó khả năng điều tiết giảm dần nên bệnh nhân không nhìn rõ khi nhìn gần và phải đưa ra xa mắt để đọc hay nhìn cho rõ. Khi đó người bệnh bị lão thị và cần đeo kính hội tụ (kính cộng) để giúp cho nhìn gần được rõ nét.
Đối với những mắt bị tật khúc xạ thường có thị lực kém, và khi nhìn thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu nhức mắt… Trong lớp học trẻ nhìn không rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập.Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trị thích hợp.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*