Y học - Bệnh lý

Bệnh viêm xương do nhiễm khuẩn

Ngày: 05-10-2012

Viêm xương tủy nhiễm khuẩn (cốt tủy viêm) là một bệnh lý thường gặp do nhiễm khuẩn trực tiếp hay gián tiếp sau nhiễm khuẩn từ cơ quan khác gây nhiễm trùng của vỏ xương hay tủy xương thường do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên.

Bệnh viêm xương do nhiễm khuẩn - Y học - Bệnh lý - Bệnh cơ xương khớp - Bệnh viêm khớp | Bệnh thấp khớp - Kiến thức y học

Viêm xương chũm thường gặp sau viêm tai giữa không được điều trị tốt.

Nguyên nhân gây viêm xương tủy nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn trực tiếp xương gây ra do gãy xương hở, các thủ thuật ngoại khoa, các vết thương do hỏa khí, chọc hút kim để chẩn đoán và do tiêm thuốc hay do người bệnh tự ý tiêm.

Nhiễm khuẩn gián tiếp hay thứ phát thường do nhiễm khuẩn từ những nơi khác trong cơ thể và lan tới theo đường máu.

Nhiễm khuẩn xương ban đầu thường gián tiếp do một loại vi khuẩn sinh mủ gây nên trong khoảng 95% trường hợp. Khoảng 75% trường hợp nhiễm khuẩn xương cấp truyền bằng đường máu do tụ cầu, tiếp theo là liên cầu tan máu nhóm A.

Samonella gây ra nhiều trường hợp nhiễm khuẩn huyết với tế bào hình liềm. Trong số những bệnh nhân bị bệnh huyết sắc tố, viêm xương tủy nhiễm khuẩn do vi khuẩn thương hàn thường gặp gấp 10 lần so với những vi khuẩn sinh mủ khác. Mặc dù vậy, trong bệnh thương hàn, biến chứng nhiễm khuẩn xương chỉ xuất hiện với tỉ lệ dưới 10%.

Những triệu chứng thường gặp:

– Bệnh khởi phát ở người lớn ít khi đột ngột và  rầm rộ như ở trẻ em.

– Cảm giác đau mơ hồ hoặc thoáng qua là những biểu hiện sớm nhất.

– Sưng nề phần mềm quanh xương bị viêm

– Sốt cao, rét run kèm theo đau và tăng cảm giác đau tại chỗ xương bị viêm.

– Có thể có các triệu chứng nhiễm độc toàn than của nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị

– Ciprofloxacin uống, 750mg, 2 lần mỗi ngày trong 6-8 tuần.

– Dẩn lưu kín hoặc hở ổ tổn thương

– Thuốc giảm đau.

– Nghỉ ngơi, bất động, kê cao vị trí tổn thương nên được áp dụng từ đầu.

Nếu làm sạch vi khuẩn trong ổ nhiễm khuẩn trong vòng 2-4 ngày và bệnh nhân không có rối loạn hệ thống miễn dịch, kết quả điều trị thường tốt.

Biến chứng:

– Điều trị không đầy đủ có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính, khả năng này tăng lên khi chẩn đoán và điều trị muộn.

– Tổn thương lan vào xương hoặc khớp kế cận.

– Nhiễm khuẩn xương tái phát thường gây thiếu máu, sụt cân, suy yếu.

– Hiếm gặp hơn là hội chứng thận hư, quá sản giả u biểu mô.

Một số loại viêm xương thường gặp:

Viêm xương chậu:

Thường gặp trong nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản ở phụ nữ, bệnh thường ít có triệu chứng đặc biệt, thường có các dấu hiệu như chảy máu hoặc dịch âm đạo. Các triệu chứng này dễ bị bỏ qua và bệnh nhân thường đi khám khi thấy mình không thể mang thai hoặc đau nhức vùng chậu. Khi viêm xương chậu lan xa, bệnh nhân thường thấy đau dưới thắt lưng, đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục; có thể có sốt.

Viêm xương chũm:

Thường gặp sau viêm tai giữa không được điều trị tốt. Bệnh nhân thường thấy sốt kéo dài, chảy mủ tai, đau vùng chũm, ấn vào rất đau sưng, lệch tai vào trước và xuống dưới. Sưng nề trên tai lan ra vùng thái dương, có thể gây khít hàm hoặc sưng mi mắt. Phù nề ở vùng mỏm chũm lan ra phần trên cổ…

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*