Y học - Bệnh lý

Những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng còi xương của trẻ

Ngày: 12-10-2012

Còi xương rất thường gặp ở trẻ em nhưng có thể ngăn ngừa được bệnh từ sớm. Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Các bậc phụ huynh đặc biệt là các bà mẹ quan sát hàng ngày có thể dễ nhận biết được những bất thường ở con mình. Sau đây là một vài gợi ý về các đặc điểm tâm sinh lí thường gặp ở trẻ còi xương.

Những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng còi xương của trẻ - Y học - Bệnh lý - Bệnh còi xương - Sự phát triển của trẻ - Sức khỏe trẻ em

1. Bệnh còi xương sớm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ còi xương sớm thường gặp nhiều ở nước ta, nguyên nhân là do mẹ không cho trẻ ra ngoài ánh sáng mặt trời, chế độ ăn sau sinh lại kiêng khem nên thiếu các chất khoáng, các chất giàu canxi.

Các biểu hiện đầu tiên xuất hiện từ tuần tuổi thứ 2.

  • Trẻ hay nấc cụt, nôn khi bú sữa (do co thắt cơ hoành, co thắt dạ dày)
  • Khi trẻ thở có tiếng rít (do mềm sụn thanh quản).
  • Trẻ dễ bị kích thích, ngủ kém, hay giật mình.
  • Trẻ ít mọc tóc, tóc mỏng, đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy (“dấu chiếu liếm”).
  • Thóp rộng, bờ thóp mềm, chậm liền.
  • Biến dạng xương.

Động tác bú làm xương hàm trên khép lại và nhô ra phía trước so với xương hàm dưới, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị biến dạng lồng ngực, cột sống và tay, chân.

  • Trẻ chậm phát triển vận động, lực cơ yếu.
  • Trẻ chậm biết lẫy, biết ngồi (bình thường trẻ biết lẫy lúc 3 tháng tuổi, 6 tháng biết ngồi)
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, có thể đi ngoài phân sống.

Hộp sọ trẻ bị bẹp theo tư thế nằm.

2. Còi xương ở trẻ trên 6 tháng tuổi

Những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng còi xương của trẻ - Y học - Bệnh lý - Bệnh còi xương - Sự phát triển của trẻ - Sức khỏe trẻ em

Thiếu ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân gây nên còi xương ở trẻ em

Gặp nhiều nhất ở trẻ 6 – 18 tháng tuổi.

Nguyên nhân trẻ còi xương trong giai đoạn này là do thiếu ánh nắng, chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lí, và thường kết hợp với suy dinh dưỡng.

  • Trẻ chậm mọc răng, mất men răng, thóp liền chậm. (Có thể tính nhanh số răng trẻ mọc bằng số tháng tuổi trừ 4, ví dụ nếu trẻ 6 tháng tuổi thì mọc khoảng 2 răng, trẻ 8 tháng tuổi mọc khoảng 4 răng)
  • Trẻ hay quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm.
  • Biến dạng xương.

Trẻ chậm phát triển chiều cao, khung xương chậu hẹp.

  • Trẻ chậm phát triển vận động hơn so với các bạn cùng trang lứa, bụng to.
  • Trẻ chậm biết bò (7 tháng), biết đi (9 tháng).
  • Trẻ biếng ăn.

Một số dấu hiệu khác:

  • Quan sát kỹ hơn để xem trẻ có bị vòng cổ tay, cổ chân, chi dưới cong hình chữ X, chữ O (chân vòng kiềng), chi trên như cán vá.
  • Trẻ có thể gù vẹo cột sống, lồng ngực ức gà.

Khi trẻ có nhiều biểu hiện như trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên môn phát hiện và điều trị kịp thời.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*