Y học - Bệnh lý

Những điều cần biết với bệnh chàm ở trẻ em

Ngày: 14-10-2012

Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường thấy nhất. Các bệnh da xếp vào nhóm bệnh “chàm” tại hầu hết các quốc gia được dùng để chỉ một phạm trù riêng biệt lớn nhất trong các chẩn đoán da học.  Theo các chuyên gia trẻ sơ sinh và trẻ em dễ  bị chàm hơn người lớn.

Những điều cần biết với bệnh chàm ở trẻ em - Y học - Bệnh lý - Bệnh chàm (Eczema) - Sức khỏe trẻ em
1. Phân loại chàm ở trẻ em

Chàm thể tạng hài nhi: (< 2 tuổi, lác sữa)

Đây là dạng thông thường nhất của bệnh chàm ở trẻ em. Bắt đầu xuất hiện sớm ở trẻ bụ bẫm, từ 3-6 tháng tuổi và thường được gọi là “lác sữa”, hiếm khi khởi phát trước 2 tháng tuổi. Biểu hiện đầu tiên lên mặt, nhất là trên má và trán chừa lại vùng quanh miệng và mắt. Thương tổn thường là mụn nước một bên má sau lan hai má và lan tràn thành hình móng ngựa, cuối cùng lan rộng ra các phần khác của cơ thể. Bệnh bắt đầu bằng hồng ban, da nhám và tiến triển đến sẩn hóa, mụn nước hóa, rỉ nước, vảy tiết và vảy mịn. Ranh giới thương tổn không rõ, đối xứng và có khuynh hướng nhiễm khuẩn thứ cấp.

Biến chứng : Bội nhiễm da, bệnh nội tạng (viêm thận, phổi) chết trong tình trạng trụy tim mạch do nhiễm trùng.

Chàm thể tạng trẻ em (lớn hơn 2 tuổi)

Trong suốt thời trẻ em, bệnh chàm trở nên khô hơn, da dày hơn, các tổn thương ngứa dữ dội, các mảng sẩn và liken hóa, hồng ban, trợt da và vảy tiết, nhiều ở nếp khuỷu và nhượng chân. Nhiễm khuẩn thứ cấp là thường xuyên, giới hạn thương tổn không rõ. Tiến triển tự nhiên của bệnh thường sẽ cải thiện, thời điểm tái phát lại là tuổi lên hai, lên bảy và lúc dậy thì.

Bệnh này sẽ nặng nhất và lan rộng nhất trong suốt thời gian 3 tháng cuối của tuổi đầu tiên, khoảng 4 đến 7 tuổi hiện tượng sạch tổn thương hoàn toàn được thấy trong 75% các trường hợp, trong khi đó 25% các trường hợp còn lại có biểu hiện bệnh trong suốt thời gian dậy thì.

Các dấu hiệu phụ của bệnh chàm: Da mặt thường tái, thường có hai quầng thâm ở mắt, viêm kẽ tai tái đi tái lại, nếp đôi dưới mắt.

Chàm da mỡ ở trẻ con:

Xuất hiện lúc trẻ còn rất nhỏ, thường khởi phát 6 -8 tuần tuổi. Đầu tiên trên đầu như một phát ban vẩy màu vàng dày (“cứt trâu” hay “vẩy nôi”). Sau đó ở vùng sau tai, cổ, nách, háng, vùng quấn tã, mặt và thân mình. Phát ban thường xuất hiện trước 3 tháng tuổi và có dự hậu rất tốt. Phát ban màu đỏ, có vảy mịn không ngứa, hoặc có rất nhẹ, tự giới hạn, ổn định trong vòng tháng và đáp ứng nhanh với điều trị, hiếm khi tái phát.

2. Cách chăm sóc trẻ khi bị chàm

Những điều cần biết với bệnh chàm ở trẻ em - Y học - Bệnh lý - Bệnh chàm (Eczema) - Sức khỏe trẻ em

Phòng bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, và hãy làm ẩm phòng bé thường xuyên.

–  Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.  Tuy nhiên, bạn có thể dùng một số bài thuốc đông y chữa bệnh chàm cho bé.

– Hãy chăm sóc da  bé bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày , hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.

– Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi

– Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen qua lâu (5 đến 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (360C) sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé.

– Làm khô da bé bằng khăn cotton 100% một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da mà không lau quá mạnh. Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp.

– Hãy làm ẩm phòng của bé, phòng bé phải thoáng mát. Quét dọn phòng bé thường xuyên để tránh bụi và vụn vải (vải trải thảm, vải lông…)

– Hãy sử dụng quấn áo lót bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải

– Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi. Trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*