Thuốc và sức khỏe

Một số bài thuốc dân gian trong điều trị da liễu

Ngày: 02-11-2012

Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, quá trình xây dựng và phát triển đất nước, ông cha ta đã tìm ra và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu bằng những cây thuốc nam để điều trị, và phòng bệnh ngoài da có hiệu quả khá tốt, đến ngày nay chúng ta cần phải học tập, thừa kế và phát huy những kinh nghiệm, những bài thuốc quý nhằm nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh ngoài da

+ Tính an toàn: thuốc sử dụng phải an toàn, không hoặc ít độc với cơ thể, không làm tổn thương da, không gây dị ứng, không có tác dụng phụ.

+ Tính khoa học: phải sử dụng đúng cây thuốc, đúng bộ phận, thu hái chế biến, sản xuất phải đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh.

+ Ứng dụng phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ.

+ Tính đại chúng : phương pháp điều trị phải phổ biến cây  con thuốc dễ tìm kiếm trong địa phương .

Một số bài thuốc dân gian trong điều trị da liễu - Thuốc và sức khỏe - Bệnh da liễu - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học cổ truyền

Lá trầu không trị bệnh ghẻ.

Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh ngoài da.

Điều trị bệnh chốc loét

Bạn hái từ 1-3 các lá trong các lá: lá khổ sâm, lá cứt lợn, lá bồ cu vẽ, lá đào, lá ổi, lá sim, lá vối, lá chè tươi. Sau đó sắc đặc rửa kỹ tại tổn thương chốc loét trước khi đắp, bôi hoặc rắc thuốc.

Thuốc đắp: đắp lên chỗ chốc sau khi giã nát hổn hợp lá rau sam 10 gam, đậu ván tía 10 gam, lá nhọ lồi 10 gam với một ít muối  khoảng 1 giờ sau bỏ bã đi lau khô rồi bôi thuốc.

Hoặc lá cây vòi voi 20 gam, lá mỏ quạ 20 gam giã nhỏ mịn rồi đắp vào chỗ chốc hoặc loét ngày 1- 2 lần.

Thuốc bôi : đốt thành than chanh nguyên quả, sau đó tán nhỏ hoà với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào chỗ tổn thương.

Thuốc dán: lá bấn rửa sạch rồi luộc hoặc hấp chín  dán lên tổn thương chốc loét  ngày 2 lần trong 1-2 tuần.

Điều trị tổ đỉa

Thuốc bôi ngoài da: đem đốt chày thành dầu lòng đỏ trứng gà, lấy dầu đó bôi 2-3 lần/ ngày.

Một nắm nhỏ lá bạch hoa xà giã nát, luộc chín, đắp và băng lại trước khi đi ngủ, sáng dậy bỏ thuốc ra,1 lần/ ngày.

Vôi bột trộn lá ngải cứu rồi đốt xông khói hoặc xông khói hương truật và bột lá lốt.

Điều trị ghẻ

+ Nước tắm : lá thầu dầu tía, lá khổ sâm, lá ba chạc, lá xuyên tâm liên đun sắc đặc sau đó tắm rửa mỗi ngày.

+ Thuốc bôi :

– Một thìa cà phê đường trộn đều với 7 lá trầu không giã nát trộn đều, bọc gạc xát vào chỗ bị ghẻ.

– Nấu kỹ dầu lạc hoặc dầu vừng 50 gam, hạt máu chó 100 gam giã mịn, để nguội bôi vào chỗ ghẻ.

– Lá trầu không  50 gam, diêm sinh 100 gam, mỡ lợn 140 gam, nấu chảy ra trộn đều với nước cốt lá trầu không( lá trầu không được giã nát vắt lấy nước) và bột diêm sinh, trộn cho nhuyễn, bôi ghẻ buổi tối.

Điều trị nấm da

+ Cồn rễ cây bạch hạc ( uy linh tiên, kiến cò).

Rễ cây bạch hạc thái nhỏ, giã nát 20- 50 gam ngâm với 100 ml cồn etylic 700 trong 1-2 tuần , sau lọc qua bông, lấy dịch bôi ngày 2 lần vào tổn thương nấm hắc lào, lang ben.

+ Cồn lá cây cây lưỡi bò.

– Lá chút chít thái nhỏ 30 gam ngâm với cồn  100 ml etylic 700 trong 2 tuần, lọc lấy dịch bôi ngày hai lần vào tổn thương nấm da.

+ Lá cây chút chít 100 gam, củ riềng 100 gam, chanh 1 quả.

Lá cây chút chít và củ riềng giã  nát, vắt nước chanh vào, đun nóng rồi bôi vào vết tổn thương nấm.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*