Chăm sóc sức khỏe

Bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh

Ngày: 03-11-2012

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì các biến chứng do ĐTĐ gây ra rất nguy hiểm. Vì vậy, ngay từ từ khi còn trẻ hãy thay đổi lối sống để có thể phòng ngừa bệnh ĐTĐ cho chính bản thân và gia đình. ĐTĐ tuýp 2 có thể phòng ngừa được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực và kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải, tránh stress.

1. Vận động thể lực thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại

Bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường - Sức khỏe gia đình

– Thường xuyên vận động sẽ làm cho năng lượng được tiêu hao nhiều hơn, giúp cơ thể tăng cường sử dụng insuline một cách có hiệu quả, phòng tránh ĐTĐ tuýp 2.

– Hạn chế ngồi, nằm xem tivi nhiều giờ liên tục.

– Nếu công việc yêu cầu ngồi 1 chỗ (làm việc văn phòng), nên có giờ giải lao, tập một vài động tác nhẹ, có thể đứng dậy đi lại trong vài phút.

– Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút/ngày. Nếu không có đủ thời gian thì chỉ cần tập 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 45 – 60 phút. Có thể tập vào bất cứ thời điểm nào trong ngày (sáng/chiều/tối).

– Tham gia chơi 1 môn thể thao sẽ thú vị hơn rất nhiều so với ngồi xem và cổ vũ người khác chơi.

2. Tránh căng thẳng

– Stress nhiều cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Nên thư giãn, giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, suy nghĩ căng thẳng.

– Tập hít thở sâu khi bắt đầu thấy căng thẳng, điều này có thể ngăn chặn sự xuất hiện của ĐTĐ.

– Có thể tập yoga hay ngồi thiền giúp thư thái đầu óc và cơ thể

– Tất cả những người có độ tuổi trên 45, người trẻ có tiền sử gia đình về ĐTĐ nên kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu bạn có nguy cơ mắc các tiền ĐTĐ.

3. Chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống hợp lí

Bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường - Sức khỏe gia đình

– Giảm thức ăn có nhiều chất béo và đường, ăn nhiều rau và các loại củ quả để cung cấp chất xơ và các loại vitamine.

– Hạn chế các thức ăn nhiều tinh bột (cơm, bánh mỳ, khoai,…)

– Không ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế cho dầu mỡ vào các món ăn (có thể chế biến luộc, nướng thay cho rán, xào).

– Hạn chế các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn (có nhiều tinh bột tinh chế, chất béo, đường, muối,…)

– Hạn chế các đồ uống có đường, rượu, bia.

– Ăn đa dạng các loại thực phẩm và thay đổi hàng ngày.

Uống sữa tươi, sữa không đường, sữa tách bơ (sữa không béo) hàng ngày giúp phòng ngừa ĐTĐ tuýp 2 rất tốt.

– Ăn ở tư thế ngồi bàn ăn trong không khí vui vẻ, ấm cúng cùng các thành viên trong gia đình.

– Tránh bỏ các bữa ăn và ăn các thức ăn gây no ngoài bữa chính.

– Không nên ăn quá nhiều vào bữa chiều – tối.

4. Kiểm soát cân nặng

Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh ĐTĐ tuýp 2. Vì vậy, nên cố gắng duy trì cân nặng ở mức bình thường, BMI (chỉ số khối cơ thể Body Mass Index) từ 18,5 đến 23.

BMI = Cân nặng/(chiều cao)2

Phân loại BMI (kg/m2)
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Béo:Có nguy cơ (thừa cân)Béo phì độ 1

Béo phì độ 2

>= 2323 – 24,925 – 29,9

>30

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*