Y học - Bệnh lý

Bệnh glôcôm và những điều cần biết

Ngày: 14-11-2012

Glôcôm là một bệnh tăng áp lực nhãn cầu quá giới hạn bình thường dẫn đến tổn thương chức nặng thị giác và teo lõm đĩa thị giác. Bệnh glôcôm gây ra mù lòa không hồi phục chiếm tỷ lệ rất cao trong cộng đồng.

Phân loại bệnh glôcôm

Glôcôm nguyên phát: glôcôm góc đóng, glôcôm góc mở (glôcôm góc mở nguyên phát; nghi ngờ glôcôm; glôcôm nhãn áp bình thường)

Glôcôm trẻ em: glôcôm bẩm sinh, hội chứng Sturge -Werber…

Glôcôm thứ phát: glôcôm góc đóng có nghẽn đồng tử; glôcôm góc đóng không có nghẽn đồng tử, glôcôm góc mở thứ phát.

Bệnh glôcôm và những điều cần biết - Y học - Bệnh lý - Bệnh đau mắt - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Đo nhãn áp tại phòng khám mắt để phát hiện sớm bệnh glôcôm.

Các triệu chứng thường gặp

Bệnh glôcôm được chia thành glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở, glôcôm góc đóng thường có biểu hiện cơ năng rầm rộ hơn như đau nhức mắt kèm theo đau nữa đầu tương ứng với mắt đau, đau lên đỉnh đầu và lan ra sau gáy, nôn, buồn nôn, mắt đỏ nhiều, sưng và chảy nhiều nước mắt. Thi lực giảm  do giác mạc bị phù nề. Nhìn đèn thấy quầng đỏ, xanh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp glôcôm góc đóng biểu hiện âm thầm gọi là glôcôm góc đóng mạn tính. Đối với bệnh glôcôm góc mở, bệnh biểu hiện âm thầm, mạn tính: không đau nhức, không đỏ mắt, bệnh nhân chỉ tự nhận ra mình có bệnh khi mắt đã nhìn mờ nhiều hoặc thị trường đã bị co hẹp từ ngoại biên, hoặc mất một vùng nhìn ở trung tâm.

Các hậu quả của bệnh glôcôm

Các hậu quả cơ bản của nó là tổn hại chức năng thị giác không hồi phục thể hiện qua: giảm thị trường (vùng mà mắt bao quát được), co hẹp từ ngoại vi, ám điểm cạnh trung tâm và tổn hại thị lực trung tâm cuối cùng sẽ dẫn đến mù lòa. Một số trường hợp, mù lòa còn có thể kèm theo đau nhức dẫn đến phải bỏ mắt.

Nguyên tắc điều trị glôcôm

Mục đích trong điều trị bệnh glôcôm là làm hạ nhãn áp đến mức không còn gây tổn thương đến thị thần kinh thị giác, mặc dù bệnh nhân vẫn thấy thị lực bình thường.

Tùy thuộc vào từng thể bệnh glôcôm mà có những phương pháp điều trị phù hợp. Các thể bệnh glôcôm góc mở có thể điều trị bằng các loại thuốc tra làm hạ nhãn áp hoặc bằng laser chỉ đến khi không điều chỉnh được nhãn áp bằng thuốc mới phải phẫu thuật. Các loại thuốc tra được sử dụng thường xuyên và liên tục theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa và cần được theo dõi định kỳ.

Các thể bệnh glôcôm góc đóng thường được chỉ định điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật (phẫu thuật glôcôm phổ biến là phẫu thuật cắt bè củng giác mạc).

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*