Y học - Bệnh lý

Thực hư về bệnh di ứng thời tiết và cách phòng ngừa

Ngày: 18-11-2012

Thời tiết thay đổi đột ngột và nhất là trong những lúc giao mùa, chính là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng như: viêm mũi dị ứng, phát ban, da bị phồng rộp, nổi mề đay,… ở một số người có cơ địa dị ứng. Vậy vì sao lại có hiện tượng đó, và cách phòng tránh nó như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc nói trên.

Thực hư về bệnh di ứng thời tiết và cách phòng ngừa - Y học - Bệnh lý - Bệnh dị ứng - Kiến thức y học

1. Nguyên nhân

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi  đột ngột từ nóng sang lạnh…  làm cơ thể chưa kịp thích ghi.

Những bệnh thường gặp ở người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết như: đau nhức đầu, viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, á sừng… thường chỉ điều trị được về triệu chứng, hầu như không thể điều trị dứt điểm, và những người bị dị ứng thời tiết thường là chung sống với nó cả đời.

2. Các bệnh dị ứng thời tiết thường gặp

Viêm mũi dị ứng

Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Còn nếu bệnh trở thành mạn tính thì chỉ cần thay đổi thời tiết là xuất hiện, bất kể mùa đông hay mùa hè.Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là hắt hơi hàng tràng, sổ mũi, mắt đỏ và ngứa, khô họng, ngạt mũi. Nếu bị nặng có thể lên cơn khó thở, khò khè. Các biểu hiện này tồn tại trong vòng 15-20 phút, sau đó giảm dần. Số cơn xuất hiện trong ngày tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Ngoài ra, nên dự trữ sẵn các thuốc chống dị ứng phòng khi thời tiết thay đổi và uống thuốc ngay từ khi có biểu hiện nhẹ.

Đau đầu do thời tiết

Thời tiết thay đổi làm cho mạch máu não giãn ra là một nguyên nhân gây đau nhức đầu. Lúc này nếu bạn uống thuốc giảm đau sẽ có tác dụng ngay tức thời, nhưng không thể điều trị dứt điểm được. Bạn chỉ nên uống thuốc này khi  cơn đau kéo dài, dữ dội và bạn không thể chịu đựng được nữa.

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên ăn nhiều rau quả có nhiều vitaminC, rau xanh, các thuốc bổ máu như vitamin B1, B12, B6. Về mùa đông nên chú ý giữ ấm cơ thể.

Bệnh về da

– Nổi mề đay:  Ở mức độ nhẹ, trên da xuất hiện một vài chấm nốt, chỉ trong một thời gian ngắn từ 1 đến vài tiếng rồi lại mất. Nặng hơn là các đám nhỏ, lớn với hình thù tròn, bầu dục, hình bản đồ…  Người bị mê đay cần tránh lạnh, tránh gió, mặc áo quần ấm. Nên hạn chế các chất kích thích như rượu bia, chè, cà phê…

Bệnh á sừng: gặp ở nữ nhiều hơn nam và thường ở những người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết. Biểu hiện của á sừng là các vết nứt làm da hằn sâu, thậm chí nứt xuống, bong vẩy để lại một nền da đỏ, bóng. Người bị á sừng thường rất ngứa, đau. Để phòng  tránh bệnh, người bệnh  cần phải hạn chế tiếp xúc với nước, kiêng dùng các các chất có tính tẩy rửa như xà phòng, dâu gội…

3. Một số cách phòng bệnh dị ứng thời tiết

Hiện nay, dị ứng thời tiết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc làm giảm nhẹ các triệu chứng. Vì vây, đối với những người bị dị ứng thời tiết thì phòng bệnh là cách chủ yếu nhất.

– Bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bạn các thực phẩm giàu axit folic như  bánh mỳ và các loại đậu

– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa: mỗi tuần một lần, lau nhà với nước lau nhà có tinh chất Hypoallergenic (không tạo ra dị ứng), dọn dẹp giường chiếu với nước nóng (130oC) để diệt lông sâu bọ và phấn hoa.

– Bổ sung khoảng 1000 mg Vitamin C mỗi ngày.

– Luôn giữ ấm cơ thể, nên tránh sử dụng áo quần may bằng những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố… Không nên mặc các loại quần áo quá chật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ.

– Tránh một số loại gia vị như: mù tạt , ớt cay có thể kích thích niêm mạc mũi. Đối với người bị viêm xoang tránh củ nghệ tươi.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*