Chăm sóc sức khỏe

Những thói quen nên có ở bệnh nhân đái tháo đường

Ngày: 21-11-2012

Khi sống chung với bệnh đái tháo đường, người bệnh nên có tư tưởng lạc quan, tránh các căng thẳng thần kinh, thay đổi thành thói quen có lợi cho sức khỏe thì bạn vẫn có thể duy trì một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Đó là các thói quen về ăn uống, sinh hoạt thường ngày và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Những thói quen nên có ở bệnh nhân đái tháo đường - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường - Kiến thức y học

1. Thói quen về ăn uống

Người bị bệnh đái tháo đường(ĐTĐ) luôn có hàm hượng đường trong máu cao hơn so với người bình thường, vậy nên chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống có sự ảnh hưởng nhất định đối với việc khống chế mức đường máu hay là chữa trị bệnh ĐTĐ. Về chế độ dinh dưỡng như các thực phẩm có lợi và tỷ lệ các nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, chúng tôi đã nói ở bài viết trước, chuyên đề này sẽ nói rõ hơn về các thói quen trong bữa ăn.

– Không bỏ bữa. Bệnh nhân ĐTĐ phải uống thuốc hạ đường huyết hàng ngày, việc bỏ bữa mà vẫn uống thuốc sẽ làm cho đường huyết tụt thấp, choáng và có thể ngất.

– Ăn các bữa chính đúng giờ, không ăn quá nhiều bữa phụ và các thức ăn vặt ngoài bữa chính.

– Ăn với tâm trạng thoải mái vui vẻ, không vừa ăn vừa làm việc hay xem tivi.

2. Thói quen về sinh hoạt hàng ngày

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Lợi của người bị bệnh ĐTĐ dễ bị nhiễm khuẩn hơn so với người bình thường, bệnh nhân ĐTĐ cần lưu ý chăm sóc răng, lợi hơn.

– Đánh răng và chà kẽ răng ít nhất hai lần một ngày, có thể dùng nước muối hay các dung dịch bán trên thị trường để súc miệng hàng ngày.

– Không xỉa răng bằng tăm, vì dễ làm cho chảy máu răng.

– Khi có hiện tượng sưng đỏ lợi, viêm lợi, chảy máu răng thường xuyên thì nên đến nha sĩ để được tư vấn.

Chăm sóc bàn chân

Một trong những biến chứng của ĐTĐ là gây hư hại các dây thần kinh ở chân, và làm cho bệnh nhân mất cảm giác bị đau, các vết thương ở bàn chân cũng lâu lành hơn.

– Hàng ngày phải kiểm tra bàn chân xem có bị mụn nước, vết xước, vết thấm tím, nứt da, tróc da, đỏ, sưng hay không.

– Không đi chân đất.

– Rửa bàn chân với nước ấm mỗi ngày, rửa kỹ các ngón chân, các kẽ chân (nước ấm vừa phải, không ngâm chân quá lâu). Lau khô và bôi kem mịn da. Hãy cẩn thận không làm tổn thương da xung quanh khi cắt móng chân, không cắt các nốt chai quanh móng.

– Phải chọn giầy, dép đi thoải mái.

Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút/ngày, thói quen tốt này giúp ổn định huyết áp và đường huyết.

3. Theo dõi sức khỏe

Ngoài các thói quen trên, người bị ĐTĐ nên có thói quen theo dõi các chỉ số liên quan đến sức khỏe, khi có bất thường thì phải đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn và chữa trị.

– Cân nặng: Giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh thừa cân, béo phì.

– Huyết áp: Nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp hai lần ở người bị ĐTĐ so với người bình thường. Vậy nên ở bệnh nhân ĐTĐ, mức huyết áp khuyến nghị là dưới 130/80 mmHg.

– Mắt: Khi thấy mắt nhìn kém, nhìn khi rõ khi mờ, có rối loạn màu sắc (màu xanh, vàng) hay là có các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám, cần nói rõ với bác sĩ nhãn khoa là mình bị ĐTĐ để được kiểm tra kỹ về võng mạc, thủy tinh thể.

– Chỉ số đường máu: Theo dõi mức glucose trong máu đều đặn tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.

Tiêu chí điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ như sau:

+ G0 (đường huyết lúc đói): 3,5 – 7,2 mmol/l

+ Gngủ tối (đường huyết đo trước lúc đi ngủ): Tuy nhiên các chỉ số đường huyết trên không phải lúc nào cũng ổn định.

– Khám sức khoẻ hàng năm: Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các biến chứng của bệnh ĐTĐ, bệnh nhân nên được kiểm tra kỹ về tim mạch, thần kinh, thận,…

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*