Y học - Bệnh lý

Những điều nên biết về bệnh kiết lỵ

Ngày: 04-12-2012

Khi bị đau bụng, đi cầu nhiều lần, phân có lẫn chất nhầy, máu, đó là những dấu hiệu đặc trưng mà chúng ta sẽ nghĩ đến ngay bệnh kiết lỵ (hay thường gọi là lỵ). Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, mà kiết lỵ được chia thành 2 loại chính, lỵ trực khuẩn (do trực khuẩn lỵ Shigella) và lỵ amip (do kí sinh trùng amip Entamoeba hystolytica). Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lỵ, nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng và cách phòng bệnh lỵ.

Những điều nên biết về bệnh kiết lỵ - Y học - Bệnh lý - Bệnh kiết lỵ - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

1. Thế nào là bệnh lỵ?

Lỵ là một bệnh viêm đại tràng chảy máu cấp tính do vi khuẩn lỵ gây ra, lây qua đường tiêu hóa, bệnh đặc trưng với các triệu chứng của hội chứng nhiễm trùng và hội chứng lỵ.

2. Nguyên nhân là gì?

Người mắc bệnh lỵ cấp và mãn, người lành mang mầm bệnh sẽ thải vi khuẩn qua phân, sau đó vi khuẩn được truyền vào cơ thể người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa (qua thức ăn, nước uống, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ruồi nhặng và tay bẩn).

Bệnh lỵ xảy ra quanh năm, thường tăng lên vào mùa hè thu ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.

Lỵ amip thường xảy ra ở người lớn và lỵ trực khuẩn thì trẻ nhỏ bị mắc bệnh cao hơn. Bệnh lỵ amip có thể tái phát.

3. Những biểu hiện của người mắc bệnh lỵ

Lỵ trực khuẩn

Lỵ amip

Giai đoạn ủ bệnh Từ 1 – 6 ngày Từ 8 – 10 ngày, có khi 30 ngày.
Giai đoạn khởi phát Có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng kéo dài trong vài giờ Đau bụng âm ỉ từ từ, phân hơi lỏng, đi cầu vài ba lần trong ngày
 Giai đoạn toàn phát  Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng: sốt cao 39 – 400C, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, tiểu ít và nước tiểu sẫm màu Hội chứng nhiễm trùng nhẹ: sốt <380C hoặc không sốt, ít mệt mỏi, vẫn ăn uống được.
Hội chứng lỵ rầm rộ: Đau bụng âm ỉ, suốt ngày, có những cơn đau bụng trội lên bắt phải đi cầu. Đi ngoài mót rặn nhiều lần. Phân lúc đầu lỏng, có màu hồng như nước cá, về sau thì có kèm máu và chất nhầy, đi cầu >20 trong ngày. Ở trẻ em có thể sốt cao và gây co giật. Hội chứng lỵ: Đau bụng quặn từng cơn bắt đi cầu nhiều lần, đi ngoài mót rặn. Phân nhầy, dính quánh với máu tươi, đi cầu <15 lần trong ngày.

 

4. Biến chứng

Bệnh lỵ nếu không được điều trị khỏi thì có thể dẫn đến thủng ruột, chảy máu ruột, viêm loét đại tràng hoặc viêm ruột thừa do amip.
Các biến chứng của bệnh lỵ trực khuẩn đối với trẻ em thường nặng hơn, đó là suy dinh dưỡng, mất nước, co giật, sa trực tràng (do mót rặn nhiều) và có thể dẫn tới tử vong.

5. Phòng bệnh

Cách phòng bệnh lỵ chủ yếu là:
• Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,
• Vệ sinh môi trường: sử dụng hố xí hợp vệ sinh; xử lí phân, rác tốt; diệt ruồi nhặng,…
• Vệ sinh thực phẩm: ăn chín uống sôi; sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn; đậy thức ăn sau khi chế biến; hạn chế ăn rau sống hoặc phải rửa kỹ.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*