Chăm sóc sức khỏe

Những lưu ý với bệnh nhân huyết áp thấp trong sinh hoạt, luyện tập

Ngày: 08-12-2012

Bên cạnh hậu quả nặng nề của cao huyết áp. Cũng có nhiều người lo lắng về tình trạng huyết áp thường xuyên thay đổi, thấp hơn bình thường của mình. Y học hiện đại đã chứng minh vai trò của mình trong điều trị huyết áp thấp. Cần biết sử dụng các kiến thức logic về y học trong ăn uống và tập luyện để dự phòng và điều trị huyết áp thấp.

Về dinh dưỡng

Để bắt đầu một ngày mới, bạn nên chọn thức ăn điểm tâm nhẹ nhàng với những loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch và uống một ít nước trái cây.

Trong ăn uống, bạn nên chọn những thực phẩm giàu đạm, ít đường bột, ít chất béo. Như cá, thịt nạc, tôm, cua, trứng, đậu tương…Kết hợp với loại rau quả giàu vitamin C, E và chất xơ như cà chua, cà tím, rau diếp, rau cần tây, cải cúc, hành tây…Thêm vào bữa ăn nhũng thức ăn cung cấp Fe, Cu, axit folic, Vitamin B12, sẽ giúp ích cho hệ tạo máu.

Những lưu ý với bệnh nhân huyết áp thấp trong sinh hoạt, luyện tập - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh huyết áp thấp - Dinh dưỡng và sức khỏe - Y học thường thức

Bạn nên chọn những thực phẩm giàu đạm trong bữa ăn hàng ngày.

Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm làm tăng huyết áp như trà gừng, cà phê, trà sâm, nước chè đặc, nước nho….Nếu bạn dung cà phê nên dùng liều thích hợp 1-2 cốc/ ngày. Không nên quá lạm dụng vì chúng sẽ gây loét dạ dày, rối loạn giấc ngủ.

Thức ăn trong bữa ăn có thể mặn hơn bình thường với lượng muối 10-15 gam/ngày vì lượng Natri trong muối sẽ làm tăng huyết áp của bạn. Nên tham khảo y kiến của bác sỹ tim mạch để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Sự bỏ bữa ăn, hay khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa cũng dễ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Chính vì vậy, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, có thể 3-4 bữa/ ngày.

Thức ăn chứa nhiều Cholesterol có thể được sử dụng nhưng ở mức vừa phải. Nó sẽ góp phần tăng sự co bóp và tống máu dễ dàng hơn, hỗ trợ làm tăng huyết áp.

Về chế độ sinh hoạt, tập luyện

Đảm bảo vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học sẽ giúp bạn một phần nào cân bằng huyết áp trong cơ thể. Ngủ đúng giờ giấc, nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya, đảm bảo 9-11 tiếng/ ngày. Khi ngủ, máu dồn xuống chủ yếu ở dạ dày và phần dưới cơ thể. Khi thức dậy cần có một thời gian để máu lưu thông lên não. Đối với những  người huyết áp thấp. hiên tượng này càng xảy ra châm hơn. Do vậy nếu thức dậy mà bạn đột ngột bước xuống giường, máu không kịp lên não sẽ gây ngất đấy nhé. Tốt hơn hết, sau khi ngủ dậy, bạn nên nằm thêm một lúc, thực hiện một vài động tác đơn giản, sau đó từ từ đặt hai chân giường, tiếp tục ngồi 1-2 phút rồi nhẹ nhàng di chuyển.

Bạn có thể sử dụng một số hình thức luyện tập rất tốt cho sức khỏe, giúp máu lưu thông dễ dàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, ngồi thiền, yoga, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông sẽ làm tăng sức co bóp của tim, củng cố thành mạch. Luyện tập thể thao hàng ngày rất tốt cho hệ tim mạch của bạn.

Mỗi ngày nên dành 10-15 phút để tập thể dục, ban đầu nên thức hiện những bài tập nhẹ nhàng, sau đó mới tập những môn cần sức nhiều hơn như bơi lội, chạy, cầu lông…Thời gian luyện tập và cường độ luyện tập nên phù hợp với sức khỏe. Tránh luyện tập khi quá no hoặc quá đói.

Đối với những người huyết áp thấp cần lưu ý mỗi khi thay đổi tư thể, từ nằm chuyển sang ngồi, ngồi sang đứng, đi, chạy, nên thay đổi từ từ, tránh đột ngột, hít thở thật sâu, vận động nhẹ nhàng tay chân giúp máu lưu thông tốt trước khi đứng dậy hay ngồi dậy.

Kiểm soát huyết áp thường xuyên, kiểm tra sức khỏe  và hệ tim mạch của mình định kỳ tại bác sỹ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và lời khuyên bỏ ích nhất.

Phối hợp nhịp nhàng, hợp lý giữa chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao, sinh hoạt và tránh các stress tâm lý , căng thẳng tinh thần, đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, lạc quan là điều quan trọng để bảo vệ hệ tim mạch của bạn.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*