Y học - Bệnh lý

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh máu trắng

Ngày: 15-12-2012

Bệnh máu trắng hay còn gọi là bệnh bạch cầu, xảy ra khi các tế bào máu trong cơ thể trở nên bất thường và không thể thực hiện đúng chức năng của mình. Chúng sẽ tiếp tục sản sinh ra một số lượng lớn tế bào bất thường khác dần thay thế đi các tế bào máu bình thường, đa số các tế bào này là bạch cầu.

Qua nhiều nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh là gì nên việc phòng ngừa là rất khó, tuy nhiên  một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn có một sức khỏe tốt nhằm ngăn ngừa bệnh máu trắng.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh máu trắng - Y học - Bệnh lý - bệnh máu trắng - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Phụ nữ có thai nên đi khám thai định kỳ, sàng lọc các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa bệnh máu trắng cho trẻ

Bạn có thể phòng ngừa bệnh máu trắng bằng cách nào?

– Vì bệnh có tính chất di truyền và đặc biệt có nguy cơ cao ở những người mang các dị tật bẩm sinh nên đối với bà mẹ đang mang thai tốt nhất nên đi khám thai định kỳ, sàng lọc các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa cho trẻ.

– Tránh tiếp xúc kéo dài đối với các tác nhân lý hóa như bức xạ năng lượng cao, các hóa chất độc hại, virus… Khi làm việc trong những môi trường có ảnh hưởng cần phải mang các dụng cụ bảo hộ cho bản thân.

– Những người có nguy cơ cao ví dụ như công nhân các nhà máy hóa chất, các phòng nghiên cứu sinh học…những người có người thân mắc bệnh máu trắng hay những dị tật bẩm sinh thì nên đi khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm.

– Có chế độ làm việc, ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt với những người có cơ địa thiếu máu.

 Điều trị bệnh máu trắng

Bệnh máu trắng là một thể ung thư của tế bào máu, do đó việc điều trị cũng rất khó khăn và thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ, kết quả điều trị còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, việc chấp hành điều trị và cơ địa của từng bệnh nhân. Điều trị ung thư không chỉ giết chết các tế bào bất thường mà còn phá hủy cả những tế bào máu bình thường. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho việc điều trị là phải tiêu diệt đến mức cao nhất các tế bào máu ung thư và không cho chúng phát triển trở lại, tránh tái phát, bên cạnh đó phải bảo vệ được các tế bào lành.

–  Điều trị bằng thuốc: thuốc chống ung  thư sẽ tác động lên các giai đoạn phân chia của tế bào. Do đặc tính phân chia nhanh và nhiều hơn tế bào bình thường nên các tế bào ưng thư sẽ bị tác động nhiều hơn. Đáng chú ý là một số loại thuốc điều trị ung thư có tác dụng phụ đối với hệ sinh dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân nên cần thận trọng khi sử dụng.

– Ghép tủy: là phương pháp thay tủy xương của người bệnh bằng tủy xương của người bình thường, thích hợp nhất là người có chung huyết thống, tuy nhiên khả năng thành công cũng rất thấp (chỉ có 10%), nếu có thành công thì khả năng tái bệnh cũng rất lớn.

– Xạ trị: sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển, phương pháp này củng có nhiều tác dụng phụ tùy thuộc vào vị trí chiếu tia xạ.

Bên cạnh việc điều trị bệnh cần kết hợp điều trị triệu chứng như: hạ sốt, sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, truyền máu, và đặc biệt phải có một chế độ ăn hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*