Chăm sóc sức khỏe

Ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu như thế nào?

Ngày: 18-12-2012

Bệnh nha chu là bệnh phá hủy mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu. Đây là bệnh tiến triển từ từ và kéo dài. Thực tế cho thấy, tỷ lệ mất răng do bệnh nha chu tới 80%. Vì vậy, chúng ta không nên xem thường bệnh này.

Ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu như thế nào? - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh nha chu - Bệnh răng miệng | Nha khoa - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

1. Ngăn ngừa bệnh nha chu

Đây là bệnh mạn tính không thể chữa dứt hoàn toàn được. Và cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh nha chu cần phải được theo dõi liên tục để kiểm soát tiến triển của bệnh. Do vậy, hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để vôi răng không có cơ hội phát triển.

Ngoài ra, cho dù bạn kỹ lưỡng như thế nào thì trong miệng vẫn có những vùng bẩn mà bàn chải và chỉ nha khoa không thể làm sạch hết được, vì vậy bạn nên đi khám răng và làm sạch răng định kỳ, thường là mỗi năm 2 lần để nha sĩ dùng các dụng cụ và kỹ thuật đặc biệt để làm sạch răng. Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh nha chu thì bạn sẽ phải điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng răng miệng.

Những biện pháp có thể phòng ngừa bệnh nha chu tại nhà hằng ngày:

– Tránh hút thuốc lá

– Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

– Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở kẽ giữa hai răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu.

-Khám răng định kỳ và thường xuyên tại phòng Nha để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh nha chu được phát hiện sớm sẽ điều trị được dễ dàng. Nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều, kết quả ít khả quan.

2. Điều trị bệnh nha chu như thế nào?

Bước đầu tiên trong điều trị bệnh nha chu là cạo vôi răng bằng máy siêu âm. Sau đó, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ cạo vôi bằng tay để làm láng mặt chân răng. Khi hai bước này được thực hiện xong thì phần lớn vi khuẩn gây bệnh đã được lấy sạch, giúp cho lợi răng bắt đầu quá trình lành thương, lợi sẽ co lại và bám vào răng, túi lợi sẽ giảm bớt độ sâu.

Khi nào cần phẫu thuật?

Nếu bệnh nha chu của bạn đã tiến triển ở mức độ nặng hơn thì có thể phải can thiệp phẫu thuật để điều trị cho triệt để. Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh mà nha sĩ sẽ quyết định xem bạn có cần phải tìm đến bác sĩ chuyên môn về nha chu để điều trị phẫu thuật hay không.

Mục đích của điều trị phẫu thuật là lấy sạch vôi răng ở các túi nha chu sâu và tạo hình lợi, giúp cho lợi răng trở lại hình dạng dễ chải rửa và thẩm mỹ hơn. Phần xương bị tổn thương cũng có thể được chỉnh sửa lại. Và đôi khi, trong một số trường hợp đặc biệt, các răng lung lay có thể được nẹp cố định một thời gian.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*