Y học - Bệnh lý

Hậu quả khi bị mắc Parkinson, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Parkinson

Ngày: 19-12-2012

Parkinson là một bệnh lý thần kinh mạn tính do hệ thống thần kinh bị thoái hóa theo tuổi tác và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân do giảm cử động, mất thăng bằng và khả năng kiểm soát cơ của bệnh nhân. 

Hậu quả khi bị mắc Parkinson, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Parkinson - Y học - Bệnh lý - Bệnh Parkinson - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Bệnh nhân Parkinson cần được chăm sóc cẩn thận.

Hậu quả khi bị mắc Parkinson

Ở giai đoạn cuối của bệnh, các triệu chứng nặng lên, sự phối hợp của 3 dấu hiệu run tĩnh trạng, giảm động và tăng trương lực cơ khiến bệnh nhân có các rối loạn về dáng đi ( khởi động chậm chạp, khó khăn, bước đi nhỏ và dễ té ngã hơn); rối loạn lời nói và viết ( bệnh nhân nói khó, lặp lại từ cuối, chữ viết to, nhỏ không đều); rối loạn thần kinh thực vật và các rối loạn khác như rối loạn cảm giác, rối loạn tâm thần.

Bệnh nhân có cảm giác đang bị gãy/nứt xương chậu, hông khi có loãng xương và các rối loạn di chuyển kèm theo bệnh.

Nuốt khó, hay sặc (thức ăn) và thực quản gây nghẹt thở hoặc mắc kẹt thức ăn ở thực quản do rối loạn vận động.

Chăm sóc bệnh nhân Parkinson 

Ở giai đoạn đầu những triệu chứng của Parkinson không điển hình, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện được các công việc trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, uống thuốc tắm rửa, đi vệ sinh và tham gia những hoạt động khác của xã hội.

Khi các triệu chứng của bệnh nặng lên, bạn cần có một kế hoạch đầy đủ để chăm sóc chobệnh nhân một cách tốt nhất.

Công việc chăm sóc bệnh nhân Parkinson sẽ tăng lên theo thời gian và bệnh nhân sẽ phụ thuộc khá nhiều vào người chăm sóc. Bệnh nhân không thể tự chăm sóc bản thân, mất khả năng sống độc lập, nấu ăn, lái xe và sử dụng phương tiện công cộng. Người chăm sóc bệnh nhân Parkinson thích hợp và tốt nhất là người không phải vướng bận công việc gia đình nhiều.

Nhà cửa phải đủ rộng để đáp ứng được những nhu cầu của người bệnh. Vì mục đích an toàn, cần để các vật nguy hiểm và dễ vỡ cẩn thận, tránh xa tầm tay của bệnh nhân (kể cả thuốc dùng để điều trị khi bệnh nhân đã có xuất hiện triệu chứng lú lẫn). Bệnh nhân cũng cần có những dụng cụ đặc biệt cho người bệnh  như khung tập đi, xe lăn, tủ cạnh giường…

Tùy vào từng người bệnh và nhu cầu của từng người cũng thay đổi theo. Có những bệnh nhân chỉ cần sự hỗ trợ một số công việc khó khăn vừa phải nhưng cũng có những bệnh nhân lại cần sự hỗ trợ hoàn toàn.

Điều trị

Mục tiêu điều trị Parkinson:

Kiểm soát các triệu chứng càng lâu càng tốt

Hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

Giữ thăng bằng và thay đổi trạng thái tâm thần của bệnh nhân trong giai đoạn muộn.

Bệnh có thể kiểm soát tốt trong khoảng từ 4 đến 6 năm nhờ vào điều trị. Nhưng thời gian sau đó bệnh sẽ tiến triển nặng dần cho dù có điều trị đầy đủ bằng tất cả các biện pháp điều trị, và có nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng lâu dài như sự dao động và mất kiểm soát cơ.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*