Chăm sóc sức khỏe

Dinh dưỡng cho người bị kiết lỵ

Ngày: 20-12-2012

Người bị bệnh kiết lỵ thường có các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mệt mỏi và có thể chán ăn. Song điều cốt yếu trong điều trị kiết lỵ tại nhà là phải uống đủ nước và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để chóng khỏi bệnh và tránh suy kiệt do suy dinh dưỡng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người bị lỵ.

Dinh dưỡng cho người bị kiết lỵ - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh kiết lỵ - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học

Các thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nên dùng như gạo tẻ, gạo nếp, mì… rất tốt cho người bị bệnh lỵ

1. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh lỵ

Người bị bệnh lỵ nên ăn những món lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp, canh…. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị lỵ mạn tính, nên ăn các món ăn ít bã, ít chất xơ và không có tính kích thích.

Các thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nên dùng như gạo tẻ, gạo nếp, mì; các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh, hạt sen và các loại rau củ quả tươi, sạch.
Người bị bệnh lỵ nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi qua phân (đi cầu càng nhiều lần, lượng nước cơ thể mất đi càng lớn), có thể uống dung dịch oresol, nước cháo muối, nước muối đường, nước gạo rang,… uống càng nhiều càng tốt tùy vào tình trạng mất nước của cơ thể.

Một vài món ăn theo dân gian có thể chữa trị kiết lỵ như lá mơ lông hấp trứng gà, canh rau sam, cháo rau dền, tỏi,…

Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một ít.

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ vẫn còn bú mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bú nhiều hơn, lâu hơn. Trẻ bị lỵ cần được cho uống nước đầy đủ và ăn giàu chất dinh dưỡng, sau khi trẻ khỏi bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn giàu năng lượng (giàu glucid, lipid và protein) bằng cách cho trẻ ăn thêm 1 bữa hàng ngày so vơi bình thường trong 2 tuần để tránh suy dinh dưỡng.

2. Thực phẩm không nên dùng với người bệnh lỵ

– Người bị lỵ cần tránh các thức ăn giàu chất xơ và thức ăn có nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn (đặc biệt là thức ăn đường phố, hàng rong, thức ăn không rõ nguồn gốc).

– Những thực phẩm như hành tây, giá đỗ, rau cần, rau hẹ, uống rượu hay các đồ uống có ga có thể gây kích thích các vết loét ở đường ruột, làm nặng lên tình trạng đi ngoài do lỵ.

– Các món ăn cay, mặn, hay các gia vị như ớt, hạt tiêu cũng không tốt cho người bị lỵ.

– Vấn đề cuối cùng là vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những bệnh lây qua đường tiêu hóa như bệnh lỵ. Thực phẩm cho người bệnh lỵ cần đảm bảo vệ sinh không những để cung cấp chất dinh dưỡng giúp nhanh lành bệnh mà còn để không lây bệnh cho những người xung quanh. Cần ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch trong nấu nướng, đậy kĩ thức ăn sau khi chế biến, rửa tay trước khi chế biến, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân lỵ (hoặc áo, quần, phân, chất nôn của họ).

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*