Y học - Bệnh lý

Tại sao bị sâu răng, cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả?

Ngày: 24-12-2012

Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa đến người già). Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng… Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Tại sao bị sâu răng, cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả? - Y học - Bệnh lý - Bệnh sâu răng - Kiến thức y học

1. Tại sao bị sâu răng?

Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu huỷ tinh thể canxi của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra. Có 3 thành tố chính tạo nên bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian.

Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Một nguyên nhân nữa gây sâu răng đó là thức ăn, đặc biệt là bánh kẹo, đường, đồ ngọt. Đây chính là cơ sở quan trọng để vi khuẩn tồn tại bám và sinh sôi nảy nở, nếu bạn không đánh răng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, những thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

2. Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả

– Để có hàm răng luôn khỏe và đẹp thì điều không thể thiếu được trong vấn đề chăm sóc răng miệng đó là vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bạn nên đánh răng trước khi đi ngủ, và tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Lúc đánh răng nên đánh theo hình xoắn ốc vừa giúp làm sạch răng, vừa tránh được tình trạng mòn răng.

– Ngoài việc đánh răng thông thường, dùng nước súc miệng là cách phòng tránh các bệnh về răng miệng hiệu quả nhất. Khi mua bạn nên chọn các loại nước súc miệng trong thành phần có các hoạt chất kháng khuẩn cao như: Menthol, Thymol, Eucalyptol, Menthy salicylate.

– Đối với trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải bổ sung đủ các dinh dưỡng đặc biệt là canxi,dạy cho trẻ cách đánh răng đúng và thói quen đánh răng hằng ngày.Nên dùng kem đánh răng có chứa flourine. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng.

– Tránh ăn nhiều đường, nhiều đường, kẹo, bánh ngọt trước khi đi ngủ. Không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, hay nhai trầu…

– Nên súc miệng hằng ngày bằng dung dịch nước muối pha loãng. Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, và bất kỳ khi nào thấy đau. Ngoài ra, cũng nên đi lấy cao răng 2 lần/ năm.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*