Y học - Bệnh lý

Bệnh máu khó đông

Ngày: 28-12-2012

Hemophilia hay còn gọi là bệnh máu khó đông là sự rối loạn chức năng đông máu gây nên hiện tượng chảy máu khó cầm ở nhiều cơ quan trong cơ thể, những người mắc bệnh lý này cần được điều trị sớm và tích cực để tránh những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong trước lứa tuổi trưởng thành.

Bệnh máu khó đông - Y học - Bệnh lý - Bệnh máu khó đông - bệnh máu trắng - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

 Nguyên nhân

Cơ chế gây ra bệnh là do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII và IX, được chia làm 2 loại: Hemophilia A (thiếu yếu tố VIII), Hemophilia B (thiếu yếu tố IX). Đây là bệnh lý di truyền theo gen lặn có liên quan đến nhiễm sắc thể X, do đó người mắc bệnh phần lớn là nam giới, nguyên nhân chủ yếu là do sự đột biến gen từ bố hoặc mẹ và các gen đột biến này có thể di truyền cho thế hệ sau.

  Triệu chứng của bệnh

Nổi bật là hiện tượng chảy máu khó cầm ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

– Xảy ra sớm từ ngay sau sinh như tụ máu dưới màng não, chảy máu nội sọ hoặc có thể gặp ở lứa tuổi lớn hơn với xuất huyết niêm mạc, chân răng, tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa.

– Khó cầm máu sau chấn thương, kể cả những vết thương nhỏ như đứt tay, xây xước nhẹ, chảy máu chân răng

– Chảy máu tại các khớp, chủ yếu là những khớp vận động và chịu lực nhiều.

Điều trị và chăm sóc

Máu khó đông là bệnh di truyền trên gen do đó việc điều trị chưa thể giải quyết tận gốc căn nguyên, hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu là bổ sung suốt đời các yếu tố đông máu kết hợp với điều trị nội khoa, chỉ định điều trị tùy thuộc vào từng thể bệnh và cơ địa bệnh nhân. Đối với chảy máu cấp cần được cầm máu kịp thời càng sớm càng tốt.

Ngoài việc điều trị thì việc chăm sóc người bệnh cũng rất quan trọng như: đối với gia đình có người mắc bệnh máu khó đông thì nên để ý những dấu hiệu chảy máu kéo dài, tụ máu ở trẻ để đưa đi khám kịp thời. Giữ trẻ để tránh các va chạm mạnh có thể gây chảy máu, nếu bị chảy máu thì nên sơ cứu kịp thời như băng bó vết thương hoặc chườm đá nếu bị bầm tím rồi nhanh chóng đưa đi bệnh viện.

Những người mẹ bị bệnh thì nên đến khám bác sĩ để có những lời khuyên thích hợp khi mang thai, không nên kết hôn cùng huyết thống vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người mắc bệnh máu khó đông cần giữ vệ sinh cơ thể, tránh xây xát, thường xuyên đánh răng để tránh hiện tượng chảy máu chân răng vì đây là triệu chứng thường gặp. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần có một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lí để có một sức khỏe tốt hơn.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*