Thông tin y tế

Điều trị các bệnh phụ khoa và những điều nữ giới cần biết

Ngày: 29-12-2012

Theo thống kê cho thấy, hơn 90% phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa mỗi năm. Điều đáng chú ý là bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến chị em phụ nữ băn khoăn, lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. Hiện nay phần lớn các bệnh phụ khoa đã được chữa khỏi với phương pháp nhanh, gọn, rẻ và điều trị triệt để. Vì vậy, khi bị mắc các bệnh phụ khoa đừng vội lo lắng mà hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.

Điều trị các bệnh phụ khoa và những điều nữ giới cần biết - Thông tin y tế - Bệnh phụ khoa - Sức khỏe phụ nữ

1. Điều trị các bệnh phụ khoa bằng thuốc

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau và phù hợp. Trong số các nguyên nhân chính gây bệnh phụ khoa, bệnh do tạp khuẩn thường gặp nhất với tỷ lệ gần 50%.

– Bệnh do tạp khuẩn: chủ yếu do gardnerella vaginalis gây ra. Hiện nay trên thị trường có các loại kháng sinh điều trị tạp khuẩn như: Metronidazole, Azithromycine, Clindamycin… được ghi nhận có hiệu quả điều trị cao. Thuốc có thể sử dụng bằng cách bôi, uống hoặc đặt âm đạo với thời gian điều trị tương đối ngắn.

Tác dụng phụ của thuốc có thể là đau đầu, mất ngủ, ngứa và nốt ban đỏ có thể gặp trong một số trường hợp. Trong thời gian điều trị bằng thuốc nên hạn chế quan hệ tình dục, đồng thời vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ là việc quan trọng nhất và nên làm thường xuyên.

– Bệnh do nấm: chủ yếu do nấm Candida gây ra. Các loại thuốc điều trị nấm hiện có như fluconazol, ketoconazol (fungoral, nizoral, ketoderm) và itraconazol (sporal, sporanox)… dùng để uống hoặc econazol, miconazol, clotrimazol, fenticozol… dùng bằng đường đặt âm đạo. Thời gian và liều lượng sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ.

– Bệnh do trùng roi: hay còn gọi là bệnh do Trichomonas vaginalis. Thuốc đặc hiệu điều trị trùng roi âm đạo thường dùng là tinidazol, nimorazol, ornidazol… dùng bằng đường uống hoặc metronidazol, carbarsone… dùng để đặt âm đạo.

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt. Dùng liều cao kéo dài có thể gây nặng thêm bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên.

2. Điều trị bệnh phụ khoa bằng kinh nghiệm dân gian

– Sữa chua: Từ lâu sữa chua được biết đến với nhiều vi sinh vật có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với tiêu hóa. Tuy nhiên nó cũng được coi là một biện pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo vừa hiệu quả lại ít tốn kém do có chứa chất probiotic giống như vi khuẩn có lợi trong âm đạo.

– Giấm táo: Do có tính axit nhẹ nên có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong âm đạo, làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo. Bạn có thể sử dụng bằng cách pha một ít vào nước tắm và vệ sinh “vùng kín” nhẹ nhàng.

– Lá trầu không: có tính kháng khuẩn cao nên có thể sử dụng để chữa bệnh phụ nữ. Bạn hãy rửa sạch, vò sơ qua rồi cho một ít muối vào, ngâm cùng nước sôi khoảng 30 phút, sau đó lấy nước vệ sinh “vùng kín”. Không nên ngâm “vùng kín” vào nước trầu vì có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

– Dầu cây trà: Do có tính chất sát khuẩn nên nó có thể chống lại nhiễm khuẩn âm đạo, tuy nhiên không nên xát trực tiếp vào “vùng kín” mà chỉ nhỏ vài giọt vào nước tắm hàng ngày, kiên trì dùng trong khoảng một tuần sẽ thấy hiện tượng viêm nhiễm giảm đi.

– Tập gập bụng: Nằm xuống và gập người dậy từ từ hoặc đứng lên ngồi xuống là phương pháp luyện tập cơ khá phổ biến được nhiều phụ nữ áp dụng, giúp co các cơ ở bụng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đồng thời giúp chữa trị và làm giảm các chứng bệnh phụ khoa. Theo điều tra ở Mỹ, 86% số phụ nữ kiên trì tập động tác này có tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa thấp hơn 55% so với những người khác.

Tuy nhiên, để điều trị bệnh phụ khoa triệt để và có hiệu quả, chị em phụ nữ cần trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa trị tùy theo các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*