Y học - Bệnh lý

Vài điều cần biết về bệnh sởi

Ngày: 29-12-2012

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính có thể lây qua đường hô hấp, bệnh đặc trưng bởi triệu chứng nổi ban đỏ dạng sẩn xuất hiện tuần tự từ đầu, mặt, cổ, tay, chân kèm theo sốt,chảy nước mũi, ho, đỏ mắt… Sởi thường gặp ở trẻ em,người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh cũng có thể lây thành dịch. Trước đây bệnh xảy ra thường xuyên và tỷ lệ lây truyền cũng rất cao nhưng hiện nay nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng nên bệnh đã không còn phổ biến.

Vài điều cần biết về bệnh sởi - Y học - Bệnh lý - Bệnh sởi - Bệnh đau mắt - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh sởi là virus paramyxovirus, một loại virus RNA, có sức chịu đựng kém, có thể tồn tại trong 34h ở nhiệt độ phòng.

Virus sởi có thể ra ngoài môi trường khi người bệnh ho, hắt hơi, nói lớn…sau đó xâm nhập vào cơ thể khác. Bệnh sởi lây lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sẽ bị lây bệnh nếu như chưa được tiêm phòng.

Một số triệu chứng thường gặp khi mắc sởi

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 10-12 ngày thì sẽ xuất hiện các triệu chứng:

Sốt nhẹ đến vừa, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt…những triệu chứng này thường xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban sẽ xuất hiện sớm ở vòm họng, là những hạt nhỏ li ti màu trắng, xung quanh có viền đỏ, hạt thường xuất hiện và mất đi nhanh từ 12-24h.

Giai đoạn nổi ban toàn thân: đây là triệu chứng điển hình nhất, ban nổi tuần tự từ đầu, mặt, cổ sau đó lan xuống tay chân. Ban sởi là những ban thuộc dạng dát-sẩn, hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung, không đau, không hoặc ít ngứa, không có mủ. sau 2-3 ngày, khi ban nổi khắp cơ thể thì sốt cũng giảm dần, và ban sẽ mất đi dần dần theo thứ tự mà nó đã xuất hiện, từ trên xuống dưới và để lại trên da những vết lốm đốm gọi là vằn da báo. Thời gian từ khi ban xuất hiện cho đến khi mất đi khoảng 8-10 ngày.

Điều trị

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus sởi nên phương pháp chủ yếu là điều trị các triệu chứng và chăm sóc phục hồi sức khỏe:

– Hạ sốt: cho uống paracetamol nếu sốt cao trên 3805

– Uống thuốc ho, long đàm

– Nhỏ mắt nếu bị khô mắt, viêm kết mạc, bổ sung vitamin A

– Tăng cường dinh dưỡng nhằm phục hồi lại sức khỏe cho người bệnh.

Khi mắc bệnh sởi tốt nhất nên đến khám, điều trị tại bệnh viện để nhằm mục đích cách li và phát hiện kịp thời các biến chứng, tránh lây lan thành dịch.

Dự phòng

– Bạn nên đưa trẻ đi tiêm văcxin phòng bệnh sởi theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ được 4-6 tuổi.

– Cách li với các nguồn lây bệnh, tránh lây nhiễm thành dịch.

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe để có thể chống lại bệnh tật.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*