Chăm sóc sức khỏe

Những gợi để các vết thương mau lành

Ngày: 05-01-2013

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể gặp các vết thương do dao cắt, do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bị các vật nhọn (đinh, thép rỉ). trước những tình huống này, bạn nên làm gì để xử lý các vết thương này để tránh nhiễm trùng và vết thương mau lành?

Những gợi để các vết thương mau lành - Chăm sóc sức khỏe - Kiến thức y học - sơ cấp cứu - Sức khỏe gia đình - Y học thường thức

Rửa sạch tay bạn bằng xà phòng và nước.

Xử lý các vết thương đứt tay vì dao kéo

Trước hết phải rửa sạch tay bạn bằng xà phòng và nước.

Một khi vết thương ngừng chảy máu, cẩn thận lau sạch vết thương và lấy hết đất, cát, lá cây. Thổi hoặc rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng hoặc sau khi rửa sạch bằng nước, bôi lên vết thương cồn i-ốt loãng.

Tiếp theo băng vết thương để tránh ruồi, bẩn hoặc tổn thương thêm. Sau 2 ngày cởi băng ra và sau đó rửa sạch và lại thay băng mới. Cứ 2 ngày một lần lau sạch, kiểm tra và thay băng.

Bạn nên chú ý, trước khi tháo một chiếc băng bẩn ra, mà chiếc băng này đã dính vào vết thương, nên cẩn thận đổ nước lên băng và cho nó ngấm vào vết thương. Nước sẽ làm mềm miếng gạc và cái băng, như vậy sẽ dễ dàng lấy ra hơn.

Làm thế nào để nhận biết và xử lý một vết thương bị nhiễm trùng

Nếu các vi trùng xâm nhập vào vết thương thì vết thương sẽ lâu lành hơn vì vết thương sẽ bị nhiễm trùng. Nếu sự nhiễm trùng còn tiếp tục, nó làm cho nạn nhân mệt mỏi vì nó lan truyền khắp cơ thể. Nếu không được xử lý vi trùng sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở bên trong cơ thể nạn nhân và nhiễm trùng sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng khi có các dấu hiệu sau:

– Vết thương tấy đỏ

– Đau (ở vết thương hoặc gần đó)

– Nóng

– Sưng lên ở quanh vết thương

– Vết thương có màu vàng hoặc mủ

Một người có vết thương bị nhiễm trùng có thể chỉ có một hoặc hai dấu hiệu này. Sự nhiễm trùng sẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể nếu:

– Nạn nhân bị sốt

– Có một quầng đỏ gần vết thương

Bạn cần để ý một số vết thương có khả năng nhiễm trùng cao như:

– Vết thương rất bẩn.

– Các vết thương do vật bẩn gây nên (dao, đinh hoặc kim)

– Các vết thương sâu mà không chảy máu nhiều

– Các vết thương xảy ra ở gần nơi nuôi động vật

– Các vết thương rộng, có bầm dập

– Các vết động vật cắn

– Các vết thương do đạn bắn vào

– Một đường cắt nhỏ do dao bẩn

Khi bị một vết thương bị nhiễm trùng bạn nên xử trí như thế nào?

Lau sạch như các vết thương khác nhưng rửa hàng ngày bằng nước ấm và lấy mủ ra càng sạch càng tốt.

Chườm nóng lên vết thương chừng 20 phút, mỗi ngày một lần trong vài ngày. Nếu vết thương ở tay hoặc chân bạn có thể ngâm vết thương vào nước ấm mỗi ngày 4 lần. Việc này sẽ giúp rút mủ.

Sau khi rửa sạch và xử lý bằng chờm, để vết thương cho khô và bôi i-ốt lên trên và xung quanh vết thương.

Rửa và thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương sạch và không còn mủ. Sau đó làm sạch như đối với các vết thương bình thường.

Nếu không có chuyển biến trong vòng 48h hoặc nhiễm trùng bắt đầu lan rộng, bạn nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Phòng tránh uốn ván: bạn hãy đứa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được tiêm huyết thanh SAT kèm vaccine phòng bệnh uốn ván, tiêm vaccine nhắc lại sau 1 tháng và 6 tháng.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*