Y học - Bệnh lý

Xử lý vết thương bỏng rộp do nhiệt

Ngày: 07-01-2013

Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Bị bỏng nhẹ có thể không làm bạn chú ý nhiều nhưng bỏng nặng thì rất nguy hiểm. Tùy thuộc vào mức độ bỏng, diện tích bị bỏng bạn có thể xử lý và tiến hành các thao tác sơ cứu kịp thời.

Xử lý vết thương bỏng rộp do nhiệt - Y học - Bệnh lý - Bỏng - Kiến thức y học - sơ cấp cứu - Sức khỏe gia đình

Nhúng hoặc nhấn chìm vùng bị bỏng vào nước lạnh

Bỏng nhẹ

Bỏng nhẹ là những vết bỏng có da đỏ lên và có những vết phỏng giộp vẫn còn nguyên.

Bạn cần làm gì với vết bỏng nhẹ

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. Dập lửa bằng nước lạnh.

Nếu không có nước thì lấy chăn hoặc thảm… chùm ngọn lửa lại. Đặt nạn nhân nằm xuống và nhẹ nhàng quấn bệnh nhân lại cho đến khi ngọn lửa tắt.

Nhúng hoặc nhấn chìm vùng bị bỏng vào nước lạnh ngay. Cứ 3-4 phút lại làm một lần cho đến khi không còn đau.

Tháo cởi đồng hồ, giày, quần áo chặt trước khi vết thương bắt đầu sưng lên. Cẩn thận cắt bỏ áo quần. Không được lấy ra những mảnh quần áo đang dính vào chỗ da bỏng, vì như vậy sẽ làm da tổn thương thêm.

Rửa tay sạch trước khi làm sạch vết thương.

Làm sạch vết thương và phủ kín vùng bỏng bằng gạc sạch. Thay gạc hàng ngày, chú ý nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng. Không được chọc thủng các nốt phỏng bởi vì chừng nào nốt phỏng còn nguyên thì vết bỏng còn vô trùng. Không được bôi dầu hay mỡ lên vết bỏng vì nó sẽ khó làm sạch vết thương và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Bỏng nặng

Bỏng nặng là những vết bỏng:

– Da có những nốt phỏng hoặc vết thương hở (các bác sỹ gọi là bỏng độ 3)

– Bỏng mặt và tay…

– Bỏng ở nhiều bộ phận của cơ thể, 2 cánh tay hoặc cả chân.

Bạn phải làm gì với vết bỏng nặng

Thực hiện các bước giống như xử lý các vết bỏng nhẹ và thêm các bước sau:

Phủ nhẹ lên chỗ bỏng một tấm vải vô trùng hoặc thật sạch.

Đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện.

Đối với trẻ em khi bị bỏng có nốt giộp phỏng, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bạn cần lưu ý những người bị bỏng thường dễ bị choáng. Bạn cần đề phòng choáng cho bệnh nhân bằng cách

– Để chân bệnh nhân cao hơn thân mình.

– Động viên bệnh nhân uống nước.

– Cho bệnh nhân uống ozesol.

Phòng ngừa bỏng ở trẻ em

Trẻ em rất hiếu động và chưa hiểu rõ về nguy cơ cũng như cách phòng tránh bỏng vì vậy để phòng ngừa bỏng ở trẻ em bạn cần lưu ý:

– Không để trẻ em chơi gần lửa

– Không để trẻ chơi trong bếp gần với lửa và nồ đang nóng.

– Không để trẻ chơi với diêm và lửa.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*