Chăm sóc sức khỏe

Bệnh thấp khớp và vấn đề dinh dưỡng

Ngày: 23-01-2013

Ngày nay, bệnh thấp khớp đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến. Tuy nhiên việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý trong điều trị bệnh thấp khớp có một ý nghĩa quan trọng, giúp cải thiện đáng kể tình trạng của người bệnh.

Bệnh thấp khớp và vấn đề dinh dưỡng - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh viêm khớp | Bệnh thấp khớp - Dinh dưỡng và sức khỏe - sức

Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng… rất giàu a-xít béo ômêga 3 – chất quan trọng để hạn chế viêm.

Nếu hy vọng dùng chế độ dinh dưỡng để thay thế thuốc hoàn toàn trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế. Nhưng áp dụng cách ăn uống một cách chọn lọc nhằm thu ngắn thời gian phải dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi. Sau đây là một vài lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân thấp khớp:

1. Lưu ý về chế độ ăn

Người bệnh nên có chế độ ăn cân đối. Không có chế độ ăn đặc biệt nào có thể làm giảm hoặc khỏi bệnh. Không cần kiêng các thực phẩm có chất tanh (cua, tôm…), trừ những người dị ứng với loại thực phẩm này.

Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị thấp khớp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.

Người béo phì thường kèm thấp khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

2. Những thực phẩm khuyên dùng

– Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng… rất giàu a-xít béo ômêga 3 – chất quan trọng để hạn chế viêm.

– Chế độ ăn cho các bệnh nhân bao gồm các loại hoa quả có chứa hàm lượng phần trăm vitamin C cao như: cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài…

– Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng chống viêm như:tảo bẹ, nghệ, nấm và trà xanh.

– Rau củ nên được xem như là thành phần chính trong chế độ ăn của bệnh nhân. Một số loại như: cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu.

– Một nhóm thực phẩm không thể thiếu là ngũ cốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen… Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.

– Thảo dược và các loại gia vị giúp chống lại những phản ứng có hại đối cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương.

3. Những thực phẩm nên tránh

– Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng vì chúng càng làm cho tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt.

– Thịt đỏ và các sản phẩm bơ sữa cần giảm mặc dù những thực phẩm này rất giàu protein, vitamin và khoáng chất bởi vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng viêm.

– Giảm lượng phốt-pho đưa vào cơ thể. Vì nếu lượng phốt-pho cao sẽ dẫn đến giảm canxi. Canxi bị mất đi nhiều sẽ làm bệnh tiến triển xấu đi. Thực phẩm giàu phốt-pho là thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến. Thịt đỏ cũng chứa nhiều a-xít uric không tốt cho bệnh nhân.

– Nói không với đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu . Những loại thực phẩm hấp dẫn này chứa quá nhiều dầu và chất béo.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*