Y học - Bệnh lý

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường gặp

Ngày: 05-02-2013

Thận là một cơ quan trong cơ thể với 2 chức năng quan trọng là tạo nước tiểu và nội tiết. Xét nghiệm chức năng thận là một trong những xét nghiệm thường quy thường được sử dụng trên lâm sàng.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường gặp - Y học - Bệnh lý - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kết quả xét nghiệm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Ure máu và nước tiểu

Ure là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận Bình thường ure máu khoảng từ 2.5 – 7.5 mmol/l; Nồng độ urê trong nước tiểu từ 250 – 500 mmol/24h. Ure tăng trong các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến; chế độ ăn nhiều đạm; nhiễm trùng; tắc nghẽn đường tiểu. Ure giảm trong bệnh lý suy gan nặng, suy kiệt, ăn ít đạm.

Creatinin máu và nước tiểu

Creatinin là chất biến dưỡng của creatin trong bắp thịt, phụ thuộc vào khối lượng bắp thịt, và không thay đổi ở mỗi người. Bình thường nồng độ creatinin huyết tương (huyết thanh): 55 – 110 mmol/l và trong nước tiểu: 8 – 12 mmol/24h (8000 – 12000 mmol/l). Nồng độ creatinin giảm trong một số bệnh lý như thiểu năng thận, viêm cầu thận cấp và mạn tính, viêm bể thận – thận mạn; viêm bể thận – thận tái phát. Nồng độ creatinin phản ánh sự thiểu năng thận, giảm độ lọc của cầu thận và giảm bài tiết của ống thận.

Creatinin phản ánh trung thực chức năng thận hơn ure vì không phụ thuộc vào các yếu tố khác, creatinin chỉ tăng khi chức năng thận đã giảm 50% và tăng gấp đôi khi độ lọc cầu thận giảm xuống còn một nữa, do đó trị số creatinin / máu giúp ta ước đoán được chức năng thận còn lại.

Các chất điện giải (Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++)

Bình thường Na+ =  135 – 145 mmol/l; K+ =  3,5 – 5,5 mmol/l; Cl- =  95 – 105 mmol/l; Ca TP =  2,0 – 2,5 mmol/l; Ca++    = 1,0 – 1,3  mmol/l.

Nồng độ Na+ máu tăng có thể gây nên một số thay đổi chức năng thận. Tăng Na+ trong các bệnh lý như phù thận, ưu năng vỏ thượng thận. Na+ giảm trong các trường hợp mất Na+ qua thận (gặp trong bệnh tiểu đường, bệnh nhân có glucose máu cao, nhiễm cetonic máu (pH máu động mạch có thể < 7,25), đi tiểu nhiều làm mất Na+, K+); dùng thuốc lợi niệu quá nhiều, làm ức chế tái hấp thu Na+ ở tế bào ống thận.

K+ tăng trong các trường hợp thiểu năng thận, vô niệu do các nguyên nhân; viêm thận, thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison), làm giảm đào thải K+ qua thận. K+ giảm khi mất kali theo nước tiểu; nhiễm cetonic trong tiểu đường; dùng thuốc lợi niệu quá nhiều làm tăng thải trừ kali theo nước tiểu.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*