Thông tin y tế

Cách điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2

Ngày: 15-11-2012

Khi được chẩn đoán xác định là bị đái tháo đường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, và điều trị bằng thuốc giúp điều trị ĐTĐ và các biến chứng của nó. Tùy theo mỗi loại tuýp đái tháo đường khác nhau có cách điều trị khác nhau.

Cách điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 - Thông tin y tế - Bệnh tiểu đường | Đái tháo đường - Kiến thức y học

Dinh dưỡng hợp lý là một trông những vấn đề quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường

1. Dấu hiệu nhận biết hạ glucose máu

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, có một điều cần phải biết đó là  những dấu hiệu hạ glucose máu để kịp thời xử trí như dùng đường nhanh hoặc báo cho bác sĩ biết để được điều trị. Hạ glucose máu có nhiều  mức độ và mỗi mức độ: nhẹ, trung bình và nặng. Mỗi mức độ lại có dấu hiệu khác nhau, người bệnh cần phải lưu ý để có những cách xử lý phù hợp.

–  Mức độ nhẹ: Thường là các triệu chứng vã mồ hôi, run chân tay và đói. Đây là triệu chứng của hệ thần kinh tự động. Các triệu chứng này sẽ mất đi sau khi uống 10-15 gam carbohydrat từu 10-15 phút. Mức độ này người bệnh có khả năng tự điều trị được.

–  Mức độ trung bình: Ở mức độ này các triệu chứng sẽ là: đau đầu, thay đổi hành vi, dễ bị kích thích. giảm khả năng chú ý, ngủ gà.

–  Mức độ nặng: Lúc này lượng glucose máu hạ rất thấp. Biểu hiện lâm sàng bằng hôn mê, mất cảm giác hoặc những cơn co giật. Cấp cứu lúc này cần truyền glucose tĩnh mạch và/hoặc glucagon.

2. Điều trị ĐTĐ tuýp 1

Tiết thực và vận động: bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 thường gầy, nên cần phải tăng nhu cầu năng lượng hàng ngày.

– Vận động và tập thể dục vừa phải, kèm theo dõi cẩn thận glucose máu (vì dễ nguy cơ hạ glucose máu).

– Điều trị bằng insuline

Có nhiều loại insuline được sử dụng trong điều trị ĐTĐ: Insuline thường, trung gian, insuline NPH hổn hợp (được trộn giữa insuline nhanh và insuline trung gian loại NPH), insuline tác dụng trung gian có kẽm, insulin tác dụng chậm hoặc rất chậm.

Thông thường insuline được tiêm dưới da, trường hợp biến chứng cấp như hôn mê toan ceton hoặc tăng thẩm thấu thì truyền/tiêm tĩnh mạch (chỉ có insuline nhanh là có thể tiêm bằng đường tĩnh mạch, còn các loai trung gian, châm, kẽm thì không)

Khi sử dụng insuline cần lưu ý một vài tác dụng phụ:

  • Hạ glucose máu.
  • Dị ứng insulin dưới dạng mề đay (phản ứng miễn dịch). Hiện nay hiếm gặp vì đã có loại insuline bán sinh học hay insuline người.
  • Đề kháng insulin.
  • Loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm với 2 biểu hiện: teo mô mỡ dưới da, phì đại mô mỡ dưới da.
  • Tăng glucose máu mâu thuẫn: quá liều insulin làm hạ glucose, gây kích thích các hormon làm tăng glucose máu (catecholamin, glucagon) càng làm nặng thêm các biến chứng (hiệu ứng Somogyi).
  • Phù.

– Ở ĐTĐ nặng thì sẽ điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ghép tụy.

3. Điều trị ĐTĐ tuýp 2

– Tiết thực giảm năng lượng ở bệnh nhân béo phì (20 kcalo/kg/ngày), duy trì năng lượng ở bệnh nhân có trọng lượng bình thường (30 kcalo/kg/ngày), tăng năng lượng ở bệnh nhân gầy (40 kcalo/kg/ngày). Khẩu phần thức ăn hàng ngày: glucide: 50-55, lipide: 30-35, protide: 15%. Rượu: uống bia rượu với lượng vừa ở bệnh nhân ĐTĐ có thể chấp nhận được, với điều kiện phải tính calo/ngày (1g rượu cho 7 Calo) và không nên dùng khi bụng đói, dễ hạ glucose máu.

– Vận động, giảm cân nặng.

– Thuốc giúp hạ glucose máu.

– Điều trị insuline tạm thời ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 khi triệu chứng nặng thêm mặc dù đã điều trị tiết thực và thuốc uống hạ glucose máu.

  • Dấu hiệu 4 nhiều: khát, tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy rõ.
  • Có ceton niệu dương tính.
  • Tăng glucose máu nhiều và trường diễn (>3g/l), (HbA1c >7% mặc dù điều trị thuốc uống tối đa gây tăng độc tính đường).

– Điều trị insulin lâu dài được chỉ định trong những trường hợp sau: Bệnh thận, gan, tim hoặc biến chứng mắt, không thể tiếp tục điều trị các loại thuốc uống chống ĐTĐ được hoặc vì ĐTĐ tiến triển nhiều năm, mất cân bằng glucose máu trường diễn, tụy không sản xuất đủ insulin.

ĐTĐ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng cấp tính hay mạn tính nguy hiểm như về tim mạch, thận, thần kinh… Vì vậy, bạn nên có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lí, vận động thể lực kết hợp với theo dõi sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện những bất thường hay nhận tư vấn từ bác sĩ, nhân viên y tế.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*