Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hỗ trợ trị viêm não Nhật Bản bằng y học cổ truyền https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/#respond Fri, 13 Jun 2014 16:00:29 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9649 Từ đầu tháng 5 đến nay, đã có rất nhiều trẻ phải nhập viện vì viêm não Nhật Bản, Nhưng, cho đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, điều trị triệu chứng điều trị chủ yếu hiện nay.

Theo y học dân tộc, viêm não Nhật Bản là một bệnh trong ôn bệnh do thử ôn xâm nhập từ biểu vào lý, đốt ở phần khí và doanh huyết; tân dịch giảm sinh đàm, nhiệt cực sinh phong, nếu xuất hiện các chứng sốt cao co giật, mê sảng, đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (truỵ tim mạch ngoại biên).

nao-bo-1

Bệnh biến chuyển qua 4 giai đoạn: vệ, khí, doanh huyết, thương âm, thấp trở ở kinh lạc (nghĩa là bệnh trải qua các giai đoạn khởi phát, toàn phát chưa có biến chứng, toàn phát có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch và hồi phục và di chứng.

Thể vệ, khí

Ở gia đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện như: sốt, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi, gáy hơi cứng, đau đầu, tinh thần tỉnh táo, phiền táo lơ mơ, có thể co giật, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng.

Bạn có thể cho người bệnh sử dụng một trong 2 bài thuốc sau

Bài 1: 40g thạch cao, 16g ngân hoa, 16g hạt muồng sống, 10g chi tử, 10g cát căn, 10g cam thảo nam, 10g cỏ nhọ nồi, 10g sinh địa. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ngân kiều thang gia giảm: thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, lô căn 16g, hoàng cầm 12g liên kiều 12g, bạc hà 8g. Có thể thêm: hoắc hương 12g, bội lan 8g, hậu phác 6g nếu bệnh nhân bị thấp ôn nặng, rêu lưỡi dày trắng, buồn nôn. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể doanh huyết

Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: sốt cao, cổ gáy cứng, nhức đầu, miệng khát, hôn mê, co giật, chất lưỡi đỏ, mạch sác đại, nhịp thở thất thường. Bệnh nhân đã có các triệu chứng của mất nước điện giải, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch

Bài 1: 40g thạch cao, 16g cam thảo đất, 16g kim ngân, 12g sinh địa, 12g huyền sâm, 12g mạch môn, 12g hoàng đằng.
Nếu người bệnh bị táo bón, có thể thêm 20g chút chít.

Bài 2: thạch cao 40g, tri mẫu 16g, kim ngân 16g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, hoàng liên 12g, cam thảo 4g, liên kiều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thêm thạch quyết minh 40g, địa long 16g, câu đằng 20g nếu người bệnh bị co giật nhiều thêm.
Thêm trúc lịch 30g nếu bệnh nhân bị hôn mê, đờm nhiều.

Giai đoạn phục hồi và di chứng

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu hồi phục dần dần; một số bệnh nhân có di chứng thần kinh, tinh thần.

Bài thuốc: sinh địa 12g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, a giao 10g, sa sâm 12g, kỷ tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Di chứng thần kinh ngoại biên: bạch thược 12g, mộc qua 8g, đan sâm 8g, sinh địa 12g, địa long 6g, tần giao 8g, đương quy 8g khi người

bệnh bị chân tay co quắp, run tay chân… do ứ trở ở kinh lạc, cân mạch không được nuôi dưỡng. Sắc uống ngày 1 thang.

Di chứng tinh thần: quy bản 12g, mẫu lệ 16g, sinh địa 12g, thạch quyết minh 12g, sa sâm 8g, thạch xương bồ 6g, mạch môn 12g, địa long 8g khi người bệnh có các biểu hiện tinh thần đần độn, không nói, triều nhiệt, lưỡi đỏ không có rêu, mạch tế sác.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/feed/ 0
Nên làm gì trong mùa viêm não Nhật Bản? https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/10/can-lam-gi-trong-mua-viem-nao-nhat-ban/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/10/can-lam-gi-trong-mua-viem-nao-nhat-ban/#respond Tue, 10 Jun 2014 15:30:31 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9645 Tại các tỉnh phía Bắc, viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện ở tất cả các mùa trong năm, tuy nhiên, mùa hè là thời gian cao điểm của bệnh. Vậy, các bậc bố mẹ nên làm gì để phòng bệnh cho bé trong mùa cao điểm này.

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus, nhóm Arbovirus có ái tính với tế bào thần kinh gây ra. Virut gây bệnh xâm nhập cơ thể con người qua vết đốt của muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, vào mùa hè, làm muỗi phát triển mạnh nên bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào thời gian này. Ngoài ra, đây là thời gian có nhiều loại hoa quả chín rộ, nơi mà các loài chim, dơi, động vật có vú (gặm nhấm, cừu, lợn…) có thể là ổ chứa virus.

Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, vào mùa hè, làm muỗi phát triển mạnh nên bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào thời gian này

Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, vào mùa hè, làm muỗi phát triển mạnh nên bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào thời gian này

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt là nhóm trẻ ừ 3 -8 tuổi. Diễn tiến bệnh rất nhanh, trẻ khỏe mạnh bình thường xuất hiện sốt đột ngột, đau đầu, nôn, mệt mỏi, co giật, đờ đẫn, rồi hôn mê. Trong trường hợp thấy trẻ có những triệu chứng trên, bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để trẻ được thăm khám phát hiện có dấu hiệu úng não trên lâm sàng, chọc dịch não tủy xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chắc chắn và điều trị cho bé.

Dự phòng viêm não Nhật Bản

Hiện nay, viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, bố mẹ nên đưa trẻ (trên 1 tuổi) đi tiêm phòng đủ 3 mũi vaccin phòng bệnh cho trẻ.

Một số biện pháp phòng bệnh khá phổ thông, dễ áp dụng và hiệu quả mà mọi người có thể dùng hiệu quả là mắc màn khi ngủ, diệt muỗi bằng hóa chất hoặc hương diệt muỗi, vệ sinh môi trường xung quanh, khơi thông cống rãnh.

Ở một số vùng, hạn chế nơi muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa và hệ thống mương máng, bạn có thể phòng chống bệnh bằng cách thả cá ăn bọ gậy.

Cần nhắc nhở các bé không nên mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt, chơi gần bụi cây, chuồng gia súc ở những nơi có nhiều hoa quả chín.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/10/can-lam-gi-trong-mua-viem-nao-nhat-ban/feed/ 0
Điều trị thủy đậu bằng y học cổ truyền https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/#respond Sun, 01 Jun 2014 02:03:23 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9626 Thủy đậu là một bệnh da liễu cấp tính, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị chủ yếu là làm giảm cảm giác ngứa, thanh nhiệt giải độc, giữ gìn vệ sinh thân thể. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam rất hiệu quả trong điều trị bệnh.

Đối với bệnh nhẹ

Thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ; có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, ngân hoa 10g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, kinh giới 8g,cam thảo đất 8g sắc uống 2-3 lần trong ngày.

aaa

Nếu các vị thuốc trên bạn không tìm được, có thể thay thế bằng thang thuốc sau đây: dùng thuyền thoái 3g, kim ngân hoa 6g, bạch vi 9g, đạm đậu xị 5g, sơn chi vỏ 2g, bạc hà 1g, địa đinh thảo 6g, tang diệp 5g, liên kiều 6g, sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần cho trẻ.

Đối với bệnh nặng

Thủy đậu mọc nhiều, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, màu sắc tím tối, sốt cao, khát nước, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ dung bài thuốc sâu đây: bồ công anh 16g, liên kiều 8g, tế sinh địa 12g, chi tử sao 8g, kinh nhân 12g,
xích thược 8g. Sắc ngày 1 thang chia cho trẻ uống 2-3 lần/ ngày.

Trường hợp trẻ sốt nhiều, nôn mửa, buồn bực, khát nước dùng: cát căn 12g, cát cánh 12g, chỉ xác 6g, tiền hồ 12g, thanh bì 8g, sơn tra 8g, thuyền thoái 8g, kinh giới 8g, liên kiều 8g, mạch nha 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần/ ngày.

Nếu trẻ có dấu hiệu tiểu tiện vàng sậm, nốt đậu ngứa ngáy rất khó chiu thi cho trẻ uống vị thuốc có vị thanh mát, giảm ngứa bao gồm các vị thuốc sau: kim ngân hoa 4g, liên kiều 4g, nhân trần 6g, xích thược 3g, bạc hà 4g, đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g. Sắc uống ngày một thang chia uống 2-3 lần/ ngày.

Nếu nốt đậu nhiều, không đóng vảy được vỡ loét dùng: hoàng bá 12g, 8g hoàng liên , 6g hoàng cầm, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc có thể thay thế bằng bài thuốc sau đây: rễ chàm mèo 6g, mộc thông 3g, chi tử sao 5g,hoạt thạch 4g, sinh địa hoàng 6g, liên kiều 5g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.

Đối với những gia đình song ở nông thôn, các loại lá sau rất dễ tìm, bạn nên sắc cho trẻ uống liên tục trong 3-4 ngày. Sử dụng các loại lá sau dây: lá bạc thau 8g, lá quỳnh châu 10g, lá tiết dê 20g, lá dâm bụt 5g, lá rau bát 15g, bông mã đề 15g, lá bồ ngót 20g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá mặt trăng 10g, rau má 20g. Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống, bã xoa khắp người.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/feed/ 0
Cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/#respond Fri, 30 May 2014 03:00:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9620 Mặc dù, bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì nó cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn cần chăm sóc người bệnh thủy đậu như thế nào để phòng biến chứng đáng tiếc xảy ra và tránh lây lan thành dịch trong cộng đồng.

Giảm tình trạng ngứa

Khi bị thủy đậu triệu chứng khó chịu nhất là ngứa, khó chịu kích thích bệnh nhân gãi làm vỡ các bọng nước gây nên nhiễm trùng thứ phát. Để làm giảm tình trạng này cần cắt móng tay và giữ móng tay sạch sẽ. Đối với trẻ em có thể dùng bao tay vải để bọc tay cho trẻ.

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng đã bị vỡ

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng đã bị vỡ

Giữ gìn vệ sinh thay áo quần và tắm rửa hằng ngày cho bệnh nhân bằng nước nóng và băng ướt để làm giảm ngứa cho bệnh nhân. Nên mặc các áo quần rộng rãi, làm bằng chất liệu mát mẻ.

Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% (nước muối sinh lý và dung dịch Milian có bán ở nhà thuốc tây). Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

Giữ gìn vệ sinh nhà ở

Thường xuyên lau chùi nhà cửa bằng thuốc tẩy trùng hoặc xà phòng tránh vi khuẩn liên hiệp với những vi khuẩn có điều kiện gây nên biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Phải khai báo cho trạm y tế nơi bạn đang sống biết tình trạng của bệnh. Chỉ đưa bệnh nhân đến bệnh viện nếu bệnh nặng, hoặc nhà chật chội và có trẻ nhỏ.

Virut gây bệnh thủy đậu rất dễ chết ở ngoại cảnh nên phải cho bệnh nhân nằm ở phòng riêng, thoáng khí, tránh ánh nắng mặt trời.

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc

Để giảm tình trạng sốt nên cho bệnh nhân uống uống Paracetamol để hạ sốt nếu trẻ sốt cao. Không được dùng Aspirine cho trẻ em bị thủy đậu vì có mối liên hệ giữa các dẫn xuất của Aspirine và sự phát triển của hội chứng Reye.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn. Nên ăn các loại thức ăm mềm, lỏng, dễ tiêu. Tăng cường bổ sung các loại Vitamin từ hoa quả đặc biệt là Vitamin C (chanh, bưởi, cam, nho…).

Hạn chế những thức ăn có tính nóng, thức ăn cay, nhiều gia vị vì nó sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa rát nhiều hơn.

Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh thủy đậu hiệu quả nhất mà chúng ta cần phải biết để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào việc phòng bệnh cũng tốt hơn là chữa bệnh, chính vì thế hãy tiêm văc xin phòng bệnh thủy đậu đồng thời hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh chính là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn biết bảo vệ sức khỏe của chính mình bởi nó là vốn quý nhất của con người đấy nhé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/feed/ 0
Phòng và chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/22/phong-va-chong-benh-sot-xuat-huyet-hieu-qua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/22/phong-va-chong-benh-sot-xuat-huyet-hieu-qua/#respond Thu, 22 May 2014 11:00:27 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9603 Thời tiết mưa nắng bất thường tạo điều kiện cho muỗi và bệnh sốt xuất huyết phát triển, sự gia tăng đột ngột các trường hợp sốt xuất huyết đang là một mối lo cho xã hội. Mùa mưa đang đến, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng kiến thức và trang bị kiến thức cho bé về phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut dengue gây ra. Muỗi vằn là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết qua vết đốt.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

– Muỗi vằn có màu đen, có những đốm trắng ở thân và chân.

Muỗi vằn là véctơ chủ yếu truyềnvirus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn là véctơ chủ yếu trong truyền lan virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.

– Muỗi vằn cái đốt người vào cả ban ngày và ban đêm, nhưng nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối.

– Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây… hoặc các ao tù, vũng nước đọng hoặc các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát kê chạn, lốp xe, vỏ dừa…

– Muỗi vằn thường trú đậu trong nhà, dây phơi và các đồ dùng trong nhà, trên quần áo, chăn màn.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh cũng như thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu, do đó diệt muỗi được coi là biện pháp chính để phòng bệnh. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt là cách phòng bệnh tốt nhất.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy.

– Đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp đựng nước để muỗi không thể đẻ trứng được. Để diệt bọ gậy, thả cá hoặc mêzô vào bể, giếng, chum, vại, lu, khạp chứa nước.

– Các bát nước kê chân chạn cần cho thêm muối vào để trứng muỗi không có khả năng phát triển

– Thay nước các lọ hoa, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần.

– Các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa… cần được thu gom và tiêu hủy; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến, dọn vệ sinh môi trường.

– Phun hóa chất diệt muỗi khi dịch lan rộng hoặc mật độ muỗi lớn.

Phòng chống muỗi đốt:

– Cần ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày.

– Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

– Mặc quần áo dài che kín tay chân.

– Dùng bình xịt diệt muỗi, vợt điện diệt muỗi…

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/22/phong-va-chong-benh-sot-xuat-huyet-hieu-qua/feed/ 0
Những phương pháp điều trị viêm đại tràng cho hiệu quả cao https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/06/nhung-phuong-phap-dieu-tri-viem-dai-trang-cho-hieu-qua-cao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/06/nhung-phuong-phap-dieu-tri-viem-dai-trang-cho-hieu-qua-cao/#respond Wed, 06 Mar 2013 01:30:11 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9465 Viêm đại tràng là bệnh mãn tính, khó chữa khỏi dứt điểm và hay tái phát. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng cần phải lựa phương pháp phù hợp. Phương pháp điều trị viêm đại tràng có thể là dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Những trường hợp không đáp ứng tốt với thuốc hoặc có nguy cơ ung thư đại tràng nên điều trị bằng phẫu thuật.

1. Điều trị không dùng thuốc

Bệnh viêm đại tràng có thể điều trị có hiệu quả mà không cần dùng thuốc:

– Bệnh nhân cần phải sinh hoạt điều độ, chế độ ăn nhiều chất xơ đồng thời phải kiêng chất béo, chất kích thích, rượu bia và một số loại thuốc; kiêng các thức ăn sinh hơi nhiều như khoai lang, khoai mì; thức ăn và đồ uống gây kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá, chocolate và các thức ăn gia vị: ớt cay, hạt tiêu…

– Hạn chế mỡ, tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao như món xào, rán, sốt; các thực phẩm có nhiều lactose như  sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol.

– Làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Nghỉ hẳn khi có đợt tái phát.

Ăn uống đúng giờ giấc. Đại tiện đúng giờ giấc.

– Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tăng cường hoạt động thể lực, tránh các căng thẳng về thần kinh…

2. Điều trị dùng thuốc

Hiện nay, có nhiều thuốc kiểm soát tình trạng viêm đại tràng theo các cơ chế khác nhau. Những thuốc này có thể đáp ứng tốt với người này nhưng không đáp ứng tốt với người khác. Do đó, đôi khi bệnh nhân cần mất thời gian để tìm thuốc phù hợp. Ngoài ra, một số thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, do đó trước khi điều trị bệnh nhân cần thảo luận về bác sỹ về nguy cơ và lợi ích của phương pháp điều trị.

Điều trị viêm đại tràng tùy theo từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn (berberin, biseptol, ercefuryl…), chống nấm (nystatin), chống ký sinh trùng (flagyl, klion, fugacar…), chống miễn dịch (liệu pháp corticoid), giảm đau và chống co thắt (papaverin, no-spa, spasmaverine…), chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn (smecta, antibio, bioflor, biolactyl…), tâm lý liệu pháp, thuốc an thần nếu cần.

Kết hợp với đó là dùng các men tiêu hóa sống để có kết quả tốt nhất. Các men tiêu hóa sống chỉnh là các chủng vi sinh vật có lợi, khi cộng sinh tại ruột non của con người, nó sản sinh ra một lượng emzim giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời nó cũng cạnh tranh môi trường sống của vi sinh vật có hại, giúp cơ thể chống lại và tiêu diệt vi sinh vật có hại. Chính vì vậy, men tiêu hóa sống thực sự cần thiết cho những người mắc bệnh viêm đại tràng.

3. Phẫu thuật

Nếu như chế độ ăn uống và lối sống đã thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng việc điều trị bằng thuốc hoặc việc sử dụng các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả với các triệu chứng viêm loét đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại tràng cho bệnh nhân.

Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ đoạn ruột có khối u và những vùng xung quanh bị nó xâm lấn. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hay miễn dịch kèm theo.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/06/nhung-phuong-phap-dieu-tri-viem-dai-trang-cho-hieu-qua-cao/feed/ 0
Bí quyết hạn chế sẹo sau bị thương https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/02/seo-va-bi-quyet-han-che-seo-sau-bi-thuong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/02/seo-va-bi-quyet-han-che-seo-sau-bi-thuong/#respond Sat, 02 Mar 2013 01:30:50 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9541 Khi bạn bị thương do tai nạn, bệnh tật, phẫu thuật… vết thương có thể để lại sẹo, một vết sẹo xuất hiện trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng mặt có khả năng làm bạn giảm tự tin. Nhiều người muốn khắc phục điều này nhưng lại sử dụng các phương pháp không phù hợp làm cho vết sẹo càng đậm màu hoặc lớn hơn.

Sẹo là những mô sợi (sợi collagen) thay thế cho những mô da bị tổn thương (giúp phục hồi vùng da bị tổn thương). Sự hình thành sẹo là quá trình sinh học diễn ra một cách tự nhiên để làm lành các vết thương . Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ sâu và kích thước của vết thương, vị trí vết thương, chủng tộc, di truyền, tuổi tác, giới tính.

Củ nghệ có chứa curcumin là hoạt chất có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo

Sẹo được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào hình dạng và mức độ tạo sợi collagen: như sẹo lõm( sẹo có hình dạng lỗ trũng tròn thấp hơn bề mặt xung quanh) ; sẹo lồi ( sẹo có màu đỏ, dày và lan rộng ra bề mặt xung quanh) và sẹo phì đại (sẹo có hình dạng khối u màu đỏ, tập trung nơi vết thương không lan rộng ra bề mặt xung quanh).

Để hạn chế vết sẹo, bạn lưu ý một số điểm sau:

Nên xử lý vết thương tốt bắt đầu ngay sau khi bị thương, điều trị, chăm sóc và vệ sinh đúng phương pháp để mau liền sẹo.

– Để hạn chế vết sẹo bị co kéo, dính, rất xấu bạn nên tập vận động sớm và đúng phương pháp.

Để vết sẹo xẹp xuống, không còn có cơ hội phát triển thêm bạn có thể dùng băng ép( lấy băng thun quấn lại để cả ngày). Ngày nay, người ta còn có thể sử dụng quấn gạc silicon nhưng khá tốn kém. Những cách vận động và dùng băng ép cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

– Có thể sử dụng nghệ, curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ, có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo. Nhưng cần sử dụng nghệ đúng cách và đúng lúc bởi nếu vội vàng bôi nghệ vào lúc vết thương chưa kịp lên da non có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại.

– Bạn có thể chà vỏ chanh lên chỗ sẹo 5-7 phút mỗi ngày, làm 2 lần/ ngày trong vòng 7 ngày để xóa sẹo ở tay và chân.

– Bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước ép rau má. Nước ép rau mà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, góp phần điều hòa quá trình lành sẹo, mau liền sẹo.

– Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng một số thuốc bôi có thành phần Corticoit .

– Về dinh dưỡng, bạn cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ món nào, kể cả rau muống, trứng…

Bạn cũng cần chú ý, khi vết sẹo mới hình thành, sáu tháng đầu, để vết sẹo không đậm màu, bị tổn thương, thậm chí là ung thư da bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cực tím (thường lúc 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều).

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/02/seo-va-bi-quyet-han-che-seo-sau-bi-thuong/feed/ 0
Chăm sóc cho trẻ trong thời gian mọc răng https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/#respond Thu, 28 Feb 2013 13:00:38 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9538 Mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Khi mọc răng, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý và sức khoẻ như hơi đau chỗ mọc răng, ngủ không yên, chảy nước miếng, hay cho tay vào miệng, sốt có khi cũng là hậu quả của quá trình nhú răng này, sau đó là những xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ dễ chịu hơn trong thời kỳ mọc răng:

Khi mọc răng, trẻ thường bị đau và khó chịu, trẻ thường quấy khóc và lười ăn, trẻ có thể sút cân nhanh. Nếu trẻ biếng ăn hay bú ít hơn, bạn cần chia nhỏ cữ bú và bữa ăn của trẻ, cho trẻ bú hay ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa với lương ít hơn và cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Bạn cần theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên, nếu nhiệt độ của bé dưới 38.5 độ bạn cần lau toàn thân cho bé bằng nước ấm, đừng ấp ủ bé, theo thói quen, các bà mẹ thường đắp chăn hay mặc quần áo dày cho bé, điều này chỉ làm thân nhiệt tăng lên, bạn nên mặc đồ thoáng mát cho bé và không cần dùng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ của bé trên 38, 5 độ, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) theo chỉ dẫn (liều lượng 10-15 mg /1 kg cân nặng, mỗi liều uống cách nhau 4-6 giờ, uống tối đa 4 liều trong 1 ngày.

Trong giai đoạn này trẻ cũng có thể đi ngoài phân lỏng, sệt 3-4 lần/ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần bù nước, bạn có thể cho trẻ ăn uống bình thường. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám.

Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé, nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày, bạn nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng sau khi cho trẻ ăn, dùng khăn mềm lau răng cho bé; hoặc đánh răng cho bé.

Trẻ có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn, bạn có thể cho trẻ ngậm nướu (tốt nhất là nướu đã được làm mát). Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt.

Bạn cũng có thể cho trẻ ăn chuối thái lát để lạnh, việc này sẽ giúp bé xoa dịu cơn đau và giảm kích thích ở lợi. Mát xa lợi bé bằng ngón tay của bạn cũng có tác dụng giảm đau cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/feed/ 0
Các phương pháp đơn giản để chấm dứt cơn nấc cụt https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/21/cac-phuong-phap-don-gian-de-cham-dut-con-nac-cut/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/21/cac-phuong-phap-don-gian-de-cham-dut-con-nac-cut/#respond Thu, 21 Feb 2013 01:30:09 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9534 Bạn thường bị nấc cụt? Nấc cụt  xảy ra do sự co thắt cơ hoành, sau đó là sự đóng nhanh của hai dây thanh âm. Hiện tượng nấc cụt gây không ít phiền toái cho người bệnh mặc dù nấc không gây nguy hiểm đến tính mạng, và tự khỏi sau vài phút. Nhưng cũng có một số trường hợp nấc cụt mạn tính kéo dài, có khi đến một vài tháng nhưng rất hiếm xảy ra.

Uống thật nhanh một ly nước

Căng thẳng thần kinh , cười nhiều, cảm xúc mạnh, ăn nhiều món ăn cay và nóng; uống nhiều nước giải khát có hơi; hút thuốc lá là những yếu tố thuận lợi dẫn đến nấc cụt cơn. Nấc cụt dai dẳng có thể do tai biến mạch não, u não gây tổn thương trung tâm điều hòa hô hấp, uống quá nhiều rượu, viêm phổi, hen , phẫu thuật vùng bụng, ăn không tiêu hay sử dụng một số thuốc kéo dài…

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản có thể giúp bạn chấm dứt cơn nấc cụt.

– Làm nghiệm pháp Valsalva : ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho hơi ra), làm vài lần sẽ hết nấc.

– Uống và giữ một ít nước chanh phía sau họng trong thời gian ngắn.

– Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu, giữ tó ở vị trí đó trong vài phút.

– Uống một thìa cà phê pha với giấm.

– Dùng một que bông gòn xoa nhẹ phần vòm miệng phía sau khoảng 1 phút.

– Súc miệng bằng giấm táo.

– Nín thở thật lâu cho đến khi bạn cảm thấy không chịu được nữa.

– Bạn có thể dùng lời nói làm cho người bị nấc hoảng sợ đột ngột

– Bạn cũng có thể áp vào miệng một bao nilon hoặc bao giấy và thở bằng lượng CO2 bên trong bao đó.

– Bạn có thể uống nhanh một ly nước ở tư thế nghiêng người ra phía trước .

– Bóp mũi, che 2 tai và uống nước qua một ống hút trong 20 giây.

– Nín thở trong 30 giây, ngồi gập người ra trước và uống nước.

– Dùng tay ép dạ dày như để làm ợ hơi ra ở ngay đỉnh cơn nấc cụt.

– Uống thật nhanh một ly nước, tốt nhất là nước lạnh hoặc uống nhiều ngụm nước, dân gian hay có câu nói nam 7 hớp, nữ 9 hớp.

– Nút một miếng chanh tươi.

– Cho một thìa cà phê đường vào miệng và nuốt nhanh, sau đó uống nước.

Riêng với các chứng nấc cụt kéo dài vài chục phút thì bạn phải tìm ra nguyên nhân, nếu không tìm ra nguyên nhân bạn phải đến gặp các thầy thuốc khi cơn nấc cụt kéo dài trên 48 giờ để được điều trị. Có khi bạn phải sử dụng đến các loại thuốc như Primperan (uống từ 1-3 viên/ngày, hay tiêm mạch chậm 1-2 ống), thuốc an thần Chlorpromazine (phenothiazin), viên 25mg, ống 5ml, tiêm 1-2 ống hoặc uống 1-2 viên/ngày. cũng được sử dụng khi gặp nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhưng phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi liên tục vì thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/21/cac-phuong-phap-don-gian-de-cham-dut-con-nac-cut/feed/ 0
Nên mua quà gì tốt cho sức khỏe cha mẹ già? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/nen-mua-qua-gi-tot-cho-suc-khoe-cha-me-gia/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/nen-mua-qua-gi-tot-cho-suc-khoe-cha-me-gia/#respond Thu, 07 Feb 2013 02:30:20 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9528 Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại con người phải đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khi chúng ta ngày càng khôn lớn, trưởng thành, thì ông bà, cha mẹ lại ngày càng già đi và phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, bệnh tật… Vì vậy việc con cháu mua tặng cha mẹ già những món quà tốt cho sức khỏe là việc nên làm và mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Bài viết xin được giới thiệu một số món quà nên mua dành tặng cho cha mẹ già.

 

1. Sữa dành cho người già

Sữa vốn được xem như món quà vàng dành cho người cao tuổi vì có thể cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cân đối, dễ hấp thu, tốt cho hệ tim mạch, tăng cường sức đề kháng…

Để chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi, nên chọn các loại sữa bổ sung có chất béo không no như omega – 3, omega – 6 tốt cho hệ tim mạch, giàu choline và oleic acid tốt cho trí não; có nhiều chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa; đông thời đầy đủ, cân đối đạm, bột, béo, vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Mỗi ngày nên uống 1-2 ly sữa kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý”.

2. Thực phẩm chức năng

Khi về già, con người cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn trước, không chỉ để tránh thiếu hụt dinh dưỡng mà còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng lão hóa và các loại bệnh tật.

Thực phẩm chức năng có nhiều có tác dụng cho người già như điều tiết hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe. Tăng cường khả năng hoạt động sinh lý, phòng chống các chứng bệnh về hô hấp, làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch, làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể. Do đó việc lựa chọn và tìm mua những thực phẩm chức năng phù hợp, tốt cho sức khỏe cha mẹ cũng là điều rất có ý nghĩa mà con cái nên làm. Một số loại thực phẩm chức năng nên mua dành cho cha mẹ già đó là: sâm, nhung hươu, linh chi, một số loại trà thảo dược…

3. Đồ dùng đặc biệt

Nếu ba mẹ bạn tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, đi lại hơi khó khăn thì những dụng cụ hỗ trợ di chuyển là một lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Những dụng cụ này có thể là: những chiếc gậy dùng khi di chuyển, giường nằm có thiết kế độ cao,  những chiếc ghế ngồi, tay vịn khi đứng lên ngồi xuống dành riêng cho các cụ là hết sức cần thiết. Chúng là người bạn đồng hành giúp tạo ra sự thoải mái, tự tin khi di chuyển cho ba mẹ, tạo thế cho người dùng khi đi lại, đứng lên ngồi xuống nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đối với ba mẹ đã già yếu cần chế độ chăm sóc đặc biệt, thì có các loại giường nằm có thể điều chỉnh độ cao, độ nghiêng, có đồ chặn để không ngã, khung tập đi có ghế ngồi (dành cho những người bị liệt một bên chân), ghế bô có bánh xe để chăm sóc những người không tự làm vệ sinh được.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/nen-mua-qua-gi-tot-cho-suc-khoe-cha-me-gia/feed/ 0