Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Các trung tâm khám, chữa bệnh tâm thần uy tín trên toàn quốc (phần 2) https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/08/cac-trung-tam-kham-chua-benh-tam-than-uy-tin-tren-toan-quoc-phan-2/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/08/cac-trung-tam-kham-chua-benh-tam-than-uy-tin-tren-toan-quoc-phan-2/#respond Fri, 08 Mar 2013 01:30:17 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9474 Xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống ngày càng lớn, là nguyên nhân chính làm cho bệnh tâm thần ngày càng phổ biến. Bệnh này hoàn toàn chữa được nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu một số cơ sở điều trị tại phía Bắc, bài này chúng tôi xin giới thiệu tiếp một số cơ sở ở miền Nam thuận tiện cho việc khám, điều trị giúp tiết kiệm chi phí đi lại cho bệnh nhân.

1. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

Bệnh viện với tổng diện tích gần 17 hecta với nhiều khoa phòng mới được xây dựng. Sử dụng nhiêu laoij hình điều trị khác nhau: liệu pháp tâm lý xã hội, các thuốc mới được đưa vào sử dụng và đặc biệt sử dụng mô hình điều trị cửa mở “Open door” đã tạo nên cuộc cách mạng trong điều trị bệnh nhân tâm thần.

Bệnh viện không ngừng xây dựng và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Hiện nay, tổng số nhân lực của bệnh viện gồm 800 người, trong đó có 01 tiến sỹ, 07 thạc sĩ, 03 bác sĩ chuyên khoa 2, 42 bác sĩ chuyên khoa 1 và đội ngũ điều dưỡng, nhân viên của bệnh viện có trình độ cao, nhiệt tình. Đặc biệt là khoa tâm lý lâm sàng đã ứng dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến của thế giới và khu vực đem lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân tâm thần. Trong năm 2010 đã điều trị cho trên 1300 bệnh nhân nội trú, hàng chục ngàn bệnh nhân ngoại trú.

Đặc biệt, bệnh viện đã thành lập thêm khoa khám và điều trị bệnh nhân có thẻ bảo hiểm ban đầu và chuyên khoa tâm thần tuyến cao nhất, điều này đã góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật cho những gia đình khó khăn.

Ngoài điều trị các bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, bệnh viên có thêm các chuyên khoa sâu khác bao gồm:  tâm thần trẻ em, khoa phục hồi chức năng, tâm thần người già.

2. Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh

Đây là bệnh viện chuyên khoa tâm thần đầu ngành cao nhất  tại TP.HCM với gần 400 cán bộ y tế. Bệnh viện hiện có

– Khu khám ngoại trú người lớn: điều trị ngoại trú các rối loạn tâm thần ở người lớn.

– 2 khoa nột trú: dành cho bệnh nhân nam và nữ, mỗi khoa có 50 giường.

– Phòng khám ngoại trú trẻ em: điều trị ngoại trú các rối loạn tâm lý và tâm thần ở trẻ em.

– Khu cận lâm sàng: thực hiện các xét nghiệm như điện não đồ, điện tâm đồ, phân tích các chất ma túy trong nước tiểu, đo nồng độ các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần và động kinh trong máu …

– Khoa tâm lý: chức năng chính là khám và điều trị tâm lý. Áp dụng  nhiều loại trắc nghiệm tâm lý khác nhau phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị tâm lý như: trắc nghiệm nhân cách, sử dụng các chỉ số trí tuệ, các thang đánh giá diễn tiến và mức độ nặng các loại rối loạn tâm thần khác nhau… Ngoài ra, chúng tôi luôn luôn nghiên cứu phát triển và ứng dụng các phương pháp điều trị tâm lý tiên tiến trong việc điều trị bệnh tâm thần.

Ngoài ra bệnh viện có 3 cơ sở:

– Cơ sở 1: Số 192 Hàm Tử, phường 1, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.

– Cơ sở 2:  Bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân , Ấp 6 xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh. Bệnh viện mới được sữa chữa và hoàn thành với 300 giường, phòng ốc dành cho bệnh nhân tâm thần mãn tính.

–  Cơ sở 3: Phòng khám tâm thần trẻ em và bệnh viện ban ngày,  khám, điều trị và phục hồi chức năng các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/08/cac-trung-tam-kham-chua-benh-tam-than-uy-tin-tren-toan-quoc-phan-2/feed/ 0
Các trung tâm khám, chữa bệnh tâm thần uy tín trên toàn quốc (phần 1) https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/cac-trung-tam-kham-chua-benh-tam-than-uy-tin-tren-toan-quoc/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/cac-trung-tam-kham-chua-benh-tam-than-uy-tin-tren-toan-quoc/#respond Thu, 07 Feb 2013 03:30:56 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9469 Bệnh tâm thần là một loại bệnh rất phổ biến, trong đó hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm. Bệnh có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết xin được giới thiệu một số trung tâm khám, chữa bệnh tâm thần uy tín trên cả nước.

1. Bệnh viện tâm thần Trung ương 1

Bệnh viện tâm thần Trung ương là bệnh viện được xếp hạng I năm 2002, là bệnh viện chuyên khoa Tâm thần đầu ngành của cả nước tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân tâm thần nặng ở tuyến dưới chuyển đến.

Cơ sở vật chất:

– Quy mô giường bệnh: 530 giường.

– Bệnh viện có 24 khoa, phòng đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân theo nhiệm vụ được giao.

– Có hệ thống máy móc hiện đại: máy chup XQ, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu, máy điện não, máy điện tim, máy lưu huyết não, máy sắc khí khí và sắc khí lỏng … phục vụ công tác nghiên cứu.

– Bệnh viện cũng trang bị đủ các loại máy móc phục vụ các hoạt động của khoa chống nhiễm khuẩn

– Một số kỹ thuật mới phục vụ công tác chẩn đoán và phục vụ người bệnh như: máy Dopler siêu âm xuyên sọ, máy siêu âm mầu 3 chiều, máy sắc khí và máy sắc khí lỏng, máy điện não vi tính và các máy móc hiện đại khác.

Đối tượng chăm sóc là bệnh nhân tâm thần, người bệnh không có ý thức trong giao tiếp, có nhiều hành vi nguy hiểm. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân tâm thần đã được xếp vào nhóm nghề nghiệp đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hầu hết đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều bệnh nhân không thể tự phục vụ bản thân. Vì thế Nhà nước phải đầu tư, bao cấp.

2. Bệnh viện tâm thần Hà Nội

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, đầu ngành tâm thần của thành phố, có nhiệm vụ khám, điều trị và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân thủ đô, bệnh viện thuộc đơn vị sự nghiệp y tế do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.

– Tại bệnh viện đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp đáp ứng được 400 giường bệnh nội trú.

– Các trang thiết bị y tế chuyên dụng như máy X quang, điện não, điện tim, siêu âm màu, máy tạo oxy, máy lưu huyết não, máy sinh hóa, huyết học…đã được đầu tư  cùng các dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

– Nhiều kỹ thuật mũi nhọn đã và đang được triển khai tại bệnh viện như: điều trị các bệnh lý tâm thần do lạm dụng chất, đặc biệt là điều trị cai rượu và loạn thần do rượu, cai nghiện ma túy; giải quyết tốt các trường hợp cấp cứu tâm thần, sảng rượu, trạng thái động kinh, sốc ma túy; điều trị các rối loạn tâm lý, tâm thần ở người cao tuổi; phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần tại cộng đồng; phục hồi chức năng tâm lý xã hội và lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân tâm thần.

Trong thời gian qua, bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã làm tốt công tác chuyên khoa đầu ngành trên địa bàn thành phố. Mạng lưới các phòng khám tâm thần bước đầu ổn định, hoạt động có hiệu quả, quản lý và điều trị bệnh nhân ngày càng tốt hơn, phát hiện và đưa vào quản lý thêm nhiều bệnh nhân mới, giảm tỷ lệ tái phát và tỷ lệ hành vi gây hại.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/cac-trung-tam-kham-chua-benh-tam-than-uy-tin-tren-toan-quoc/feed/ 0
Cần xử trí như thế nào với trường hợp bị nhồi máu cơ tim? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/22/can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-truong-hop-bi-nhoi-mau-co-tim/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/22/can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-truong-hop-bi-nhoi-mau-co-tim/#respond Tue, 22 Jan 2013 03:30:09 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9440 Nếu đã từng chứng kiến người thân hoặc bạn bè đồng nghiệp trải qua cơn nhồi máu cơ tim, chắc chắn bạn sẽ thấy được sự nguy hiểm căn bệnh này vì sự xuất hiện đột ngột và có thể làm bệnh nhân tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nhồi máu cơ tim là do các mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng cơ tim chết đi và không hồi phục. Hiện nay, nhồi máu cơ tim không chỉ xảy ra ở người già mà còn gặp rất nhiều ở người trẻ với 2 triệu chứng điển hình là đau ngực và khó thở. Tuy nhiên, bạn có thể cứu được bệnh nhân qua cơn nguy kịch nếu xử lý ban đầu nhanh chóng và đúng cách, hạn chế được tỷ lệ tử vong. Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ những thao tác ban đầu cần xử trí đối với bệnh nhân khi lên cơn nhồi máu cơ tim.

1. Đối với bệnh nhân đã có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó

Nhồi máu cơ tim không phải là bệnh chữa khỏi hoàn toàn mà có thể tái phát nếu tồn tại các yếu tố nguy cơ. Đối với bệnh nhân từng bị nhồi máu cơ tim cần lưu ý:

– Hạn chế các nguy cơ, từ bỏ các thói quen xấu có thể làm bệnh tái phát như hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều chất béo…

– Tuân thủ nghiêm ngặt và uống thuốc đều đặn, đúng liệu trình như bác sĩ đã kê đơn. Việc làm này có thể hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng và các đợt tái phát cấp.

– Luôn mang thuốc bên mình phòng trường hợp lên cơn đau thắt ngực đột ngột.

2. Xử trí ban đầu tại nhà

Nếu người bệnh đang làm việc hoặc hoạt động bình thường mà lên cơn đau ngực, cần dừng ngay các hoạt động và nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, uống thuốc giảm đau ngực đã được bác sĩ chỉ định (có thể dùng risordan hay nitroglycerine ngậm hoặc xịt dưới lưỡi). Sau 30 phút nếu tình trạng trên không đỡ, cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất bằng phương tiện nhanh nhất để được cấp cứu kịp thời.

3. Cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Khi bệnh nhân cấp cứu được nhập viện, bệnh nhân sẽ được làm một số xét nghiệm như chụp động mạch vành, điện tâm đồ… để xác định chính xác nhồi máu cơ tim và lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Hiện nay có 2 phương pháp khẩn trương điều trị nhồi máu cơ tim là “tái tưới máu” bằng can thiệp phẫu thuật hay nong động mạch vành hoặc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết. Can thiệp này chỉ có tác dụng tối ưu trong vòng 12 giờ đầu sau khi bệnh nhân được nhập viện.

Vì vậy, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim cần được đưa ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tại đây, hãy nói rõ với bác sĩ về cơn đau thắt ngực mà bạn đang chịu đựng. Bạn cảm thấy đau như thế nào, xuất hiện ra sao, cường độ, mức độ đau như thế nào, có triệu chứng nào đi kèm hay không? Bạn từng bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim trước đây chưa, đã dùng thuốc gì?… Điều này giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

4. Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi sau nhồi máu cơ tim

Thông thường, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể trở về với cuộc sống và hoạt động bình thường sau 1 tháng điều trị. Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập đều đặn.

– Nên hoạt động thể lực 30 phút mỗi ngày với các động tác vừa sức, nên đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe, tránh chạy nhanh hoặc tập tạ, tập xà… vì có thể dẫn đến đau thắt ngực trở lại do tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu thấy đau ngực cần dừng ngay đến khi khỏe mạnh trở lại.

– Không hút thuốc, không uống rượu, hạn chế thức ăn có chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ, phomat… Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, chế độ ăn nên hạn chế muối.

Tuy nhiên, người bệnh nên thường xuyên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/22/can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-truong-hop-bi-nhoi-mau-co-tim/feed/ 0
Những phương pháp điều trị sỏi thận trong y học hiện đại https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/09/nhung-phuong-phap-dieu-tri-soi-than-trong-y-hoc-hien-dai/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/09/nhung-phuong-phap-dieu-tri-soi-than-trong-y-hoc-hien-dai/#respond Wed, 09 Jan 2013 02:30:33 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9351 Sỏi thận là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ người dân Việt Nam bị sỏi thận ngày càng gia tăng. Tùy vào đặc điểm của bệnh (vị trí, thành phần cấu tạo, kích thước của sỏi thận) và tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn các phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học nói chung hay sự nỗ lực của y học hiện đại nói riêng, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả, chất lượng, không đau và không mất nhiều thời gian. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các phương pháp điều trị sỏi thận như tán sỏi, nội soi và phẫu thuật.

1. Tán sỏi ngoài cơ thể

Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Tán sỏi ngoài cơ thể là sử dụng một máy phát ở bên ngoài cơ thể tạo sóng chấn động từ, tác động làm hòn sỏi vỡ thành những mảnh nhỏ, những mảnh vụn này sẽ theo dòng nước tiểu ra khỏi cơ thể trong vài ngày sau.

Phương pháp này áp dụng cho tán sỏi thận hoặc sỏi niệu quản đoạn gần thận, với sỏi có kích thước khoảng 4 – 20 mm. Bệnh nhân không cần phải phẫu thuật, không cần gây mê hay gây tê, ít đau và có thể xuất viện sau tán sỏi vài giờ.Tỷ lệ tán sỏi thành công cao, một số tai biến có thể gặp như tắc nghẽn niệu quản do mảnh vỡ của sỏi, tụ máu thận hoặc nhiễm trùng niệu với tỷ lệ ít.

2. Tán sỏi qua da

Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi viên sỏi lớn và không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (hoặc đã sử dụng mà không hiệu quả). Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận qua đường rạch da khoảng 1cm, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống, bệnh nhân được tiêm thuốc gây tê và giảm đau.

Tán sỏi qua da được chỉ định cho những sỏi thận kích thước trên 20 mm, sỏi phức tạp có nhiều cạnh nhọn,… Đây cũng là phương pháp điều trị ít xâm lấn, và đang thay thế dần phương pháp mổ mở truyền thống, tỷ lệ sạch sỏi khoảng 85%. Các tai biến có thể gặp là chảy máu, nhiễm trùng, thủng tạng trong bụng.

3. Nội soi ngược dòng lấy sỏi

Là phương pháp sử dụng máy soi ngược dòng theo đường tiết niệu, một ống nội soi được dẫn từ lỗ niệu đạo ngoài lên đến thận, tán vỡ sỏi và đưa sỏi ra ngoài theo ống. Với sự ra đời của ống nội soi mềm tạo điều kiện cho điều trị sỏi thận bằng tán sỏi qua nội soi niệu quản – bể thận trở nên hiệu quả hơn, bệnh nhân ít đau và ít xảy ra tai biến.

Tuy nhiên, phương pháp này thường được chỉ định cho sỏi niệu quản đoạn dưới bởi vì nó đem lại hiệu quả cao hơn.

4. Mổ lấy sỏi

Mổ mở là phương pháp chính trong điều trị sỏi thận trước khi có các phương pháp trên.

Tại Việt Nam, bệnh nhân thường được phát hiện và điều trị muộn, sỏi phức tạp hoặc đã có biến chứng, vì vậy mà số bệnh nhân được chỉ định mổ lấy sỏi với tỷ lệ khá cao.

Mổ mở lấy sỏi thường áp dụng cho những bệnh nhân có sỏi san hô phức tạp, sỏi đi kèm bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu hoặc sỏi kèm theo nhiễm trùng nặng như thận ứ mủ, thận mất chức năng.

Tỷ lệ sạch sỏi sau mổ khá cao, và có thể giải quyết các bất thường khác đi kèm. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân thường đau nhiều hơn, thời gian phục hồi và nằm viện thường kéo dài hơn các phương pháp khác.

Như đã nói ở đầu bài, thì sẽ tùy vào tình trạng bệnh nhân và tình hình của sỏi trong thận mà bác sĩ sẽ chỉ định một hay kết hợp nhiều phương pháp nhau để có hiệu quả điều trị là cao nhất và có lợi cho bệnh nhân.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/09/nhung-phuong-phap-dieu-tri-soi-than-trong-y-hoc-hien-dai/feed/ 0
Tìm hiểu về kỹ thuật ghép thận https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/08/tim-hieu-ve-ky-thuat-ghep-than/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/08/tim-hieu-ve-ky-thuat-ghep-than/#respond Tue, 08 Jan 2013 03:30:54 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9355 Khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị kinh điển không thể giúp cho bệnh nhân giữ được hằng định nội môi và tử vong sẽ không tránh khỏi do các biến chứng về tim mạch và rối loạn điện giải. Ghép thận là một phẫu thuật thay thế thận, điều trị cơ bản và hiện đại giúp cho bệnh nhân giải quyết được những vấn đề này.

1. Ghép thận cho những ai?

Ghép thận được chỉ định trong những trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối do nhiều nguyên nhân khác nhau, trên người lớn và trẻ em. Ghép thận được ưa chuộng hơn các điều trị thay thế thận khác (thận nhân tạo, lọc màng bụng).

Để chuẩn bị cho việc ghép thận, bệnh nhân cần uống thuốc do bác sỹ kê đơn, bên cạnh việc ăn uống và tập thể dục theo hướng dẫn. Đi khám định kỳ và vẫn tham gia sinh hoạt gia đình và xã hội bình thường, tinh thần lạc quan thoải mái. Nếu có điều kiện, người bệnh nên tham gia vào một tổ chức hỗ trợ người bệnh.

2. Thận được ghép sẽ làm việc như thế nào?

Cấy ghép thận là một quá trình thay thế một quả thận khỏe mạnh từ một người khác vào trong cơ thể của người bệnh. Quả thận mới này kế tục công việc của những quả thận đã bị hỏng. Dòng máu bệnh nhân sẽ chảy qua quả thận mới, nó sẽ sản sinh ra nước tiểu, nó giống như những quả thận làm việc trước đó khi chúng còn khỏe mạnh.

3. Quá trình cấy ghép

Ghép thận bằng cách đặt thận vào vùng hốc chậu phải (nếu hốc chậu phải bị viêm dính do cuộc mổ trước, có thể dùng hốc chậu trái). Nối động mạch thận vào động mạch chậu trong (tận – tận) nếu thận tử thi có thể nối tận – bên vào động mạch chậu chung (vì có 1 patch mạch máu kèm theo) tĩnh mạch thận nối tận bên vào tĩnh mạch chậu ngoài). Niệu quản được nối vào bàng quang theo phương pháp Licht-Grégoir hoặc Politano-Leadbetter. Thời gian thận còn bảo quản trong dung dịch 4C gọi là thời gian thiếu máu lạnh (có thể giữ đến 48 giờ); thời gian khâu ghép mạch máu (chưa mở kẹp mạch máu) gọi là thời gian thiếu máu ấm (thường phải dưới 1 giờ), vì vậy kíp mổ nên được thao dược trước trên mô hình động vật sống.

4. Chăm sóc sau cấy ghép

Hệ miễn dịch được thiết kế để giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách cảm thụ những “kẻ xâm lược lạ mặt”. Nhưng hệ miễn dịch cũng cảm thụ quả thận mới như một vật lạ. Để giữ cho cơ thể không loại trừ chúng, có thể sử dụng các thuốc để làm tắt đi, hay ức chế phản ứng miễn dịch. Có thể phải sử dụng hai hay nhiều hơn những thuốc ức chế miễn dịch này, cũng như những thuốc để điều trị các vấn đề về sức khỏe khác.

Ngoài ra bệnh nhân có thể uống nhiều chất lỏng hơn và ăn nhiều rau quả hơn mà trước đây các bác sĩ khuyên nên tránh.

5. Kết quả

Tỉ lệ thận sống còn của thận ghép sau 1 năm là: 90% với thận từ người cho sống, cao hơn so với 80% thận từ người cho tử thi . Cả hai tỷ lệ này được cải thiện rõ ràng từ 1980 do sự xuất hiện của thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporine.

Khoảng 95% những người ghép thận từ người hiến sống có thế sống hơn 1 năm, và hơn 80% sống trên 5 năm (theo tổ chức Mạng lưới Cấy ghép Nội tạng).

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/08/tim-hieu-ve-ky-thuat-ghep-than/feed/ 0
Một số điểm cần lưu tâm về bệnh phụ khoa ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/07/mot-so-diem-can-luu-tam-ve-benh-phu-khoa-o-phu-nu-mang-thai-phu-nu-sau-sinh/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/07/mot-so-diem-can-luu-tam-ve-benh-phu-khoa-o-phu-nu-mang-thai-phu-nu-sau-sinh/#respond Mon, 07 Jan 2013 01:30:38 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9309 Viêm nhiễm phụ khoa hiện nay đang là một tình trạng đáng báo động đối với sức khỏe người phụ nữ, nghiêm trọng hơn bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Theo một cuộc khảo sát ở bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy, có khoảng 70% phụ nữ mang thai mắc các bệnh này. Đây chính là điều khiến không ít bà bầu hoang mang vì lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu mắc bệnh phụ khoa trong thai kỳ – chớ nên coi thường bạn nhé!

1. Vì sao phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mắc bệnh phụ khoa?

Phụ nữ mang thai và sau sinh dễ bị viêm nhiễm phụ khoa hơn so với bình thường. Đó là nhận định của nhiều bác sĩ phụ khoa. Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi hóc-môn rất mạnh mẽ. Quá trình này làm vùng kín ẩm ướt hơn do sự tăng tiết dịch âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và các vi khuẩn phát triển và gây bệnh “vùng kín”.

Ngoài ra, phụ nữ có thể mắc bệnh phụ khoa do lây truyền qua đường tình dục. Nếu trong thời kỳ này phụ nữ không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của người chồng, họ sẽ đi tìm niềm vui bên ngoài và dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn. Chính vì vậy, người chồng là yếu tố nguy cơ gây bệnh cho phụ nữ.

2. Những bệnh phụ khoa nào phụ nữ mang thai và sau sinh có thể mắc?

Phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng như: huyết trắng nhiều gây ngứa ngáy khó chịu, mùi hôi tanh, âm đạo sưng đỏ và có mụn lở loét, tiểu đau, khi đó bạn có thể mắc một trong các bệnh viêm nhiễm sau:

– Viêm âm đạo do nấm, trùng roi hoặc vi khuẩn.

– Polip ở vùng kín.

Sùi mào gà

Ngoài ra còn có thể mắc các bệnh nghiêm trọng như lậu, giang mai, chlamydia…có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi và nguy cơ truyền bệnh cho con rất cao.

Đối với phụ nữ sau sinh, viêm âm đạo do vi khuẩn là bệnh thường gặp nhất với biểu hiện âm đạo sưng to, đau nhức và khó chịu. Mặc quần rộng, thay băng thường xuyên và bổ sung chế độ ăn nhiều chất xơ là các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mắc bệnh này.

3. Bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai như thế nào?

– Đối với mẹ: Do những suy nghĩ chủ quan và sai lầm nên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo mãn tính, sẩy thai và dọa sẩy thai, sinh non…

– Đối với thai nhi: Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục gây viêm màng ối, vỡ ối sớm và đe dọa đến tính mạng thai nhi do nguy cơ nhiễm trùng ối cao.

Đồng thời, vi khuẩn hoặc nấm có thể truyền sang thai nhi trong quá trình sinh đẻ gây viêm nhiễm ngoài da sơ sinh.

4. Phòng bệnh phụ khoa lúc mang thai bằng cách nào?

Để bảo vệ cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh tránh khỏi nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục, các bà bầu nên lưu ý một số điểm sau:

– Trước khi có ý định mang thai cần đi khám phụ khoa để phát hiện bệnh và chữa trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín.

– Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ, khô thoáng tránh viêm nhiễm.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp nhưng không quá lạm dụng; vệ sinh sau mỗi lần đại tiểu tiện và sau khi giao hợp.

– Nên mặc đồ lót bằng chất liệu 100% cotton, rộng rãi, thoáng mát, không thụt rửa sâu bên trong hay bằng các loại xà phòng mạnh.

– Quan hệ vợ chồng lành mạnh, chung thủy.

– Khi phát hiện ra các dấu hiệu viêm nhiễm, không nên nghe theo lời người quen hoặc bạn bè mách bảo và tự chữa trị mà hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện và điều trị triệt để, kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/07/mot-so-diem-can-luu-tam-ve-benh-phu-khoa-o-phu-nu-mang-thai-phu-nu-sau-sinh/feed/ 0
Điều trị các bệnh phụ khoa và những điều nữ giới cần biết https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/29/dieu-tri-cac-benh-phu-khoa-va-nhung-dieu-nu-gioi-can-biet/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/29/dieu-tri-cac-benh-phu-khoa-va-nhung-dieu-nu-gioi-can-biet/#respond Sat, 29 Dec 2012 02:30:18 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9311 Theo thống kê cho thấy, hơn 90% phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa mỗi năm. Điều đáng chú ý là bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến chị em phụ nữ băn khoăn, lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. Hiện nay phần lớn các bệnh phụ khoa đã được chữa khỏi với phương pháp nhanh, gọn, rẻ và điều trị triệt để. Vì vậy, khi bị mắc các bệnh phụ khoa đừng vội lo lắng mà hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.

1. Điều trị các bệnh phụ khoa bằng thuốc

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau và phù hợp. Trong số các nguyên nhân chính gây bệnh phụ khoa, bệnh do tạp khuẩn thường gặp nhất với tỷ lệ gần 50%.

– Bệnh do tạp khuẩn: chủ yếu do gardnerella vaginalis gây ra. Hiện nay trên thị trường có các loại kháng sinh điều trị tạp khuẩn như: Metronidazole, Azithromycine, Clindamycin… được ghi nhận có hiệu quả điều trị cao. Thuốc có thể sử dụng bằng cách bôi, uống hoặc đặt âm đạo với thời gian điều trị tương đối ngắn.

Tác dụng phụ của thuốc có thể là đau đầu, mất ngủ, ngứa và nốt ban đỏ có thể gặp trong một số trường hợp. Trong thời gian điều trị bằng thuốc nên hạn chế quan hệ tình dục, đồng thời vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ là việc quan trọng nhất và nên làm thường xuyên.

– Bệnh do nấm: chủ yếu do nấm Candida gây ra. Các loại thuốc điều trị nấm hiện có như fluconazol, ketoconazol (fungoral, nizoral, ketoderm) và itraconazol (sporal, sporanox)… dùng để uống hoặc econazol, miconazol, clotrimazol, fenticozol… dùng bằng đường đặt âm đạo. Thời gian và liều lượng sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ.

– Bệnh do trùng roi: hay còn gọi là bệnh do Trichomonas vaginalis. Thuốc đặc hiệu điều trị trùng roi âm đạo thường dùng là tinidazol, nimorazol, ornidazol… dùng bằng đường uống hoặc metronidazol, carbarsone… dùng để đặt âm đạo.

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt. Dùng liều cao kéo dài có thể gây nặng thêm bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên.

2. Điều trị bệnh phụ khoa bằng kinh nghiệm dân gian

– Sữa chua: Từ lâu sữa chua được biết đến với nhiều vi sinh vật có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với tiêu hóa. Tuy nhiên nó cũng được coi là một biện pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo vừa hiệu quả lại ít tốn kém do có chứa chất probiotic giống như vi khuẩn có lợi trong âm đạo.

– Giấm táo: Do có tính axit nhẹ nên có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong âm đạo, làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo. Bạn có thể sử dụng bằng cách pha một ít vào nước tắm và vệ sinh “vùng kín” nhẹ nhàng.

– Lá trầu không: có tính kháng khuẩn cao nên có thể sử dụng để chữa bệnh phụ nữ. Bạn hãy rửa sạch, vò sơ qua rồi cho một ít muối vào, ngâm cùng nước sôi khoảng 30 phút, sau đó lấy nước vệ sinh “vùng kín”. Không nên ngâm “vùng kín” vào nước trầu vì có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

– Dầu cây trà: Do có tính chất sát khuẩn nên nó có thể chống lại nhiễm khuẩn âm đạo, tuy nhiên không nên xát trực tiếp vào “vùng kín” mà chỉ nhỏ vài giọt vào nước tắm hàng ngày, kiên trì dùng trong khoảng một tuần sẽ thấy hiện tượng viêm nhiễm giảm đi.

– Tập gập bụng: Nằm xuống và gập người dậy từ từ hoặc đứng lên ngồi xuống là phương pháp luyện tập cơ khá phổ biến được nhiều phụ nữ áp dụng, giúp co các cơ ở bụng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đồng thời giúp chữa trị và làm giảm các chứng bệnh phụ khoa. Theo điều tra ở Mỹ, 86% số phụ nữ kiên trì tập động tác này có tỉ lệ mắc các bệnh phụ khoa thấp hơn 55% so với những người khác.

Tuy nhiên, để điều trị bệnh phụ khoa triệt để và có hiệu quả, chị em phụ nữ cần trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa trị tùy theo các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/29/dieu-tri-cac-benh-phu-khoa-va-nhung-dieu-nu-gioi-can-biet/feed/ 0
Xử trí vết thương và xét nghiệm phát hiện HIV https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/20/xu-tri-vet-thuong-va-xet-nghiem-phat-hien-hiv/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/20/xu-tri-vet-thuong-va-xet-nghiem-phat-hien-hiv/#respond Thu, 20 Dec 2012 02:30:36 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9276 Bạn sẽ làm gì khi vô tình bị tổn thương hay vừa bị tấn công bằng bơm kim tiêm, vật sắc nhọn,…và nghi ngờ mình có thể nhiễm HIV/AIDS? Làm thế nào để xác định được mình có mang trong người virus HIV hay không? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách xử lí các tình huống trên.

1. Xử trí vết thương

Khi bị tổn thương do vô tình giẫm phải hay bị tấn công bởi bơm kim tiêm, vật sắc nhọn, hay có vết thương tiếp xúc với máu của những đối tượng nghi ngờ là nghiện chích ma túy, người nhiễm HIV, dù vết thương có chảy máu hay không thì ta thường có tâm lý hoảng loạn, lo sợ và phản ứng lúc đầu là nặn, bóp máu từ vết đâm, vết thương đó nhằm loại bỏ lượng máu “độc” ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, đây là cách xử trí sai, việc nặn hay bóp vùng da bị tổn thương sẽ gây kích thích các mạch máu xung quanh vùng da đó hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình xâm nhập của virus HIV nếu có.

Lúc đó, cách xử trí đúng là nên bình tĩnh, sau đó rửa sạch vết thương bằng cách để máu tự động chảy dưới vòi nước khoảng 5 phút. Nếu có thể nên dùng xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương, rồi đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV.

Ở cơ sở y tế, bạn sẽ được làm các xét nghiệm để xác định có phơi nhiễm với HIV hay không, hay là đã nhiễm HIV từ trước đó. Nếu có phơi nhiễm với HIV, bạn sẽ được sử dụng thuốc kháng virus HIV. Thuốc kháng virus có công hiệu hoàn toàn trong 24 giờ đầu sau khi bị phơi nhiễm, tỉ lệ này sẽ giảm dần theo thời gian, và sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, thuốc hầu như không có hiệu quả. Vì vậy người có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm, tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virút HIV còn có công hiệu (trong vòng 72 giờ).

Nếu được xác định là không phơi nhiễm với HIV thì vẫn có thể được chỉ định uống thuốc kháng virus HIV, sau đó phải tái khám và làm xét nghiệm để xác định có virus HIV trong cơ thể hay không trong 3 – 6 tháng sau.

Đối với những người có kết quả xét nghiệm là đã nhiễm HIV từ trước, bệnh nhân lập tức được tư vấn và chuyển sang điều trị HIV/AIDS.

2. Những điều bạn nên biết về xét nghiệm HIV

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ đã cướp đi cuộc sống của hàng triệu con người. Nó không chỉ lây ở những người có hành vi nguy cơ cao mà còn ở cả cán bộ công chức, người lao động, học sinh, sinh viên,… tất cả mọi người đều có thể bị lây nhiễm. Trong những năm qua, để hạn chế sự lây nhiễm của bệnh, một trong những chương trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS mang lại hiệu quả cao là chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS. Trong đó người tham gia xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS có nhiều quyền lợi như:

  • Bảo mật tuyệt đối.
  • Được xét nghiệm và tư vấn miễn phí.

Xét nghiệm HIV/AIDS là một trong những liệu pháp cực kỳ quí giá đối với người dương tính HIV, giúp phát hiện bệnh để có thể điều trị và hạn chế sự lây lan cho cộng đồng.

• Ngoài ra thì người xét nghiệm HIV còn được tư vấn giúp vượt qua cơn sốc, định hình được tư tưởng, hoạch định cuộc sống mới, các biện pháp an toàn, biện pháp phòng chống, cung cấp các kiến thức liên quan, chăm sóc điều trị HIV/AIDS.

• Trao đổi về cách tiết lộ kết quả xét nghiệm với người thân, gia đình.

• Nếu may mắn nhận được kết quả âm tính, họ sẽ được tư vấn để không lặp lại các hành vi nguy cơ và cách bảo vệ bản thân trước HIV/AIDS.
Việc tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS là cần thiết cho tất cả mọi người, vì không ai có thể chắc chắn rằng bản thân hoặc gia đình mình không bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Hãy trang bị cho bản thân đủ kiến thức và lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi đại dịch HIV/AIDS.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/20/xu-tri-vet-thuong-va-xet-nghiem-phat-hien-hiv/feed/ 0
Có thể chữa khỏi bệnh trĩ bằng cách nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/14/co-the-chua-khoi-benh-tri-bang-cach-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/14/co-the-chua-khoi-benh-tri-bang-cach-nao/#respond Fri, 14 Dec 2012 01:30:30 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9200 Bệnh trĩ là bệnh lí thường gặp ở vùng hậu môn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng một đặc điểm chung thường làm cho bệnh nhân không được điều trị triệt để sớm vì khi bị trĩ nhẹ thường ít ảnh hưởng tới cuộc sống và bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Người ta chỉ đi khám và điều trị trĩ khi căn bệnh này ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt và năng suất lao động của họ.

Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp điều trị bệnh trĩ như sau:

1. Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn

– Tránh táo bón, tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: uống đủ nước,ăn nhiều chất xơ

– Tập thể dục, vận động thường xuyên.

– Có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lí

2. Điều trị nội khoa

Vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. Dùng các thuốc toàn thân hay tại chỗ: thuốc mỡ hay viên đạn trĩ có tác dụng chống viêm giảm đau, tăng sức bền thành mạch. Điều trị nội có tác dụng chữa bệnh trong giai đoạn đầu và cũng rất tốt cho các trường hợp trước và sau phẫu thuật, được coi như là một biện pháp điều trị bổ trợ hữu hiệu để chuẩn bị mổ và giảm đau sau mổ.

3. Điều trị bằng thủ thuật

–  Tiêm xơ: có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ.

–  Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: búi trĩ bị thắt sẽ hoại tử vào ngày thứ 3 – 4, vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu.

– Sử dụng  tia hồng ngoại: chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc

–  Đốt bằng dao điện một hoặc hai cực: ít làm

–  Đốt búi trĩ bằng laser CO2

4. Điều trị ngoại khoa

Chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác thất bại: trĩ chảy máu nhiều đã điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên. Phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẽ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn

Tất cả các phương pháp điều trị dù có can thiệp hay không can thiệp đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp dự phòng hợp lý. Tuy nhiên, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị đúng đắn tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/14/co-the-chua-khoi-benh-tri-bang-cach-nao/feed/ 0
Những nguy cơ của chứng loãng xương, cách điều trị loãng xương https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/12/nhu%cc%83ng-nguy-co-cu%cc%89a-chu%cc%81ng-loa%cc%83ng-xuong-ca%cc%81ch-die%cc%80u-tri-loa%cc%83ng-xuong-2/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/12/nhu%cc%83ng-nguy-co-cu%cc%89a-chu%cc%81ng-loa%cc%83ng-xuong-ca%cc%81ch-die%cc%80u-tri-loa%cc%83ng-xuong-2/#respond Wed, 12 Dec 2012 02:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9213 Loãng xương thường tiến triển trong thời gian dài mà không có triệu chứng gì biểu hiện ra bên ngoài và gây ra nhiều nguy cơ đối với người mắc bệnh. Việc hiểu rõ những nguy cơ này và điều trị loãng xương kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tối đa những hậu quả cho bệnh nhân.

1. Nguy cơ của loãng xương

Theo Tổ chức Y tế thế giới, loãng xương là nguyên nhân đứng hàng thứ nhì gây nên bệnh tật, chỉ sau tim mạch. Loãng xương là bệnh thường gặp nhưng diễn tiến thầm lặng cho đến khi gây ra hậu quả:

  • Đau kéo dài do chèn ép thần kinh
  • Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…
  • Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi
  • Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.

 

Nguy hiểm của loãng xương chính là gãy xương: có 1/3 nữ từ 50 tuổi trở lên bị gãy xương do loãng xương còn ở nam là 1/5. Gãy xương thường xảy ra gãy cổ xương đùi, cột sống và cổ tay. Gãy cổ xương đùi làm 10%-20% chết sau một năm còn gãy xương sống làm 15% chết sau 5 năm. Gãy xương do loãng xương nguy hiểm như nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành hoặc đột quỵ do tăng huyết áp.

Tuổi thọ trung bình hiện nay gia tăng kéo theo tỷ lệ người cao tuổi với các nguy cơ bị gãy xương do loãng xương cũng tăng theo. Đặc biệt, gãy cổ xương đùi sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh khác, quan trọng hơn là làm tăng đột biến tỷ lệ tử vong sau khi gãy xương. Gãy xương không những gây ra gánh nặng cho bản thân và gia đình bệnh nhân, mà còn là gánh nặng cho y tế công cộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, tài chính của quốc gia.

2. Điều trị loãng xương

Điều trị có thể làm ngừng tiến triển của loãng xương nhưng không hồi phục được những tổn hại trước đó. Do đó việc điều trị sớm là rất cần thiết. Phải mất một thời gian dài điều trị mới ngừa được gãy xương trong tương lai. Người bệnh có thể không cảm thấy hay nhìn thấy hiệu quả trước mắt nhưng hãy cố gắng tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Quá trình điều trị loãng xương bao gồm các phần sau:

  • Khống chế đau do loãng xương gây ra.
  • Ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu sự mất xương.
  • Dùng các thuốc có tác dụng làm cho xương chắc khỏe hơn, giúp phòng ngừa gãy xương.
  • Phòng tránh té ngã, kể cả các chấn thương rất nhẹ có thể dẫn tới gãy xương.
  • Khi bệnh nhân bị đau do loãng xương, các thuốc giảm đau thông thường hoặc các thuốc kháng viêm đều có tác dụng giảm đau tức thời nhưng vấn đề cơ bản vẫn phải là ngăn chặn quá trình Hủy xương và tăng cường quá trình Tạo xương.
]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/12/nhu%cc%83ng-nguy-co-cu%cc%89a-chu%cc%81ng-loa%cc%83ng-xuong-ca%cc%81ch-die%cc%80u-tri-loa%cc%83ng-xuong-2/feed/ 0