Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/05/mot-so-thuc-pham-co-tac-dung-chua-ho/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/05/mot-so-thuc-pham-co-tac-dung-chua-ho/#respond Tue, 05 Mar 2013 01:30:28 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9550 Bạn thường bị những cơn ho kéo dài gây cho bạn không ít những mệt mỏi và khó chịu. Bên cạnh sử dụng thuốc bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng có tác dụng giảm ho, tiêu đàm giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Cây dâu tằm

Cây dâu tằm

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba albeae cho ta nhiều vị thuốc quý như tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), sâu dâu, nấm dâu, tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dâu).

Chữa ho lâu năm: 10g tang bạch bì, 10g vỏ rễ cây chanh khô, sắc uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi.

Chữa ho ra máu: lấy tang bạch bì 600g cho vào nước vo gạo ngâm trong 3 đêm. Tước nhỏ, cho vào 250g gạo nếp sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Sử dụng 16g mỗi ngày chia đều làm 2 phần.

– Chữa ho có đàm ở trẻ nhỏ : Lấy tang bạch bì 4g sắc với nước cho trẻ uống.

Rau húng chanh

Rau húng chanh thường được gọi là rau thơm lông hay rau thơm lùn. Rau húng chanh có lượng tinh dầu tự nhiên quý và mùi thơm dễ chịu như mùi của quả chanh. Loại tinh dầu này là một loại kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn, tác dụng chữa bệnh của lá húng chanh chính la nhờ lượng tinh dầu này. Vì vậy, lá húng chanh có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị cảm cúm, ho, viêm họng và khản tiếng.

Bạn có thể lấy từ 7-9 lá húng chanh tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để khử trùng. Vớt lá húng chanh ra, vẩy sạch nước hoặc để ráo, nhai kỹ, ngậm trong miệng rồi nuốt nước dần.

Cải cúc

Rau tần ô – Cải cúc, Cải tần ô, Rau cúc, Rau tần ô. Có tên khoa hoc là Chrysanthemum coronarium là loại rau chứa năng lượng protein, các axit amin, lysin, chất béo, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng. Theo y học cổ truyền, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp ăn ngon, tiêu hoá tốt, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Để chữa ho, bạn có thể lấy khoảng 6g lá cải cúc cắt nhỏ, cho vào bát, hấp cùng một ít đường trong nồi cơm để nước tiết ra. Nước cải cúc hấp được chia thành nhiều lần và cho trẻ uống trong ngày. Người ho lâu ngày nên ăn nhiều canh cải cúc để có thể bớt ho.

Cháo giải cảm : Lấy 200g rau cải cúc tươi, rửa sạch, làm ráo nước, cắt nhỏ; Vo sạch 100g gạo tẻ cho vào nồi, cho thêm vào 1 lít nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng.

Ho do lạnh ở trẻ em: bạn dùng khoảng 6g cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày, uống liên tục trong 3 – 5 ngày.

Cải củ

Cải củ hay còn gọi là rau lú bú có tên khoa học là Raphanus sativus là loại cây thảo sống hằng năm, được trồng khắp nơi ở nước ta có rễ củ trắng, có vị nồng cay, dài khoảng 40 cm dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ, củ khô cũng làm long đờm. Hạt củ cải có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng tiêu đờm, trừ hen suyễn,thông khí, lợi tiểu, nhuận tràng.

Để điều trị ho nhiều đờm, suyễn, tức ngực, khó thở: bạn lấy khoảng 10g củ cải, 10g hạt tía tô, 3g hạt cải, sao vàng cho đến khi có mùi thơm và tán nhỏ các vị trên, cho vào túi vải, cho thêm chừng 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/05/mot-so-thuc-pham-co-tac-dung-chua-ho/feed/ 0
Chữa bệnh hiệu quả, an toàn bằng cây hẹ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/#respond Mon, 04 Mar 2013 01:30:40 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9547 Cây hẹ là một loại rau gia vị đồng thời là một cây thuốc thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và các bài thuốc dân gian của nhân dân ta. Hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, thức ăn và làm thuốc chữa ho, ăn không ngon, tăng cường tiêu hóa,chữa đầy hơi, ợ hơi… ở khắp mỗi vùng quê.


Cây hẹ hay còn gọi là cửu thái có tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Theo y học cổ truyền, hẹ có vị cay,mùi hăng, hơi chua, tính ấm, có công dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu đờm và cầm máu. Theo Tây y, hẹ có công dụng giảm mỡ máu, tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Odorin có trong rau hẹ là một loại kháng sinh mạnh với khá nhiều vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Subtilis… Nhưng bạn cần lưu ý kháng sinh odorin tương đối bền vững, nhưng sẽ mất tác dụng nếu bạn đun sôi. Do vậy, để có công dụng điều trị bệnh bạn không được sắc hoặc đun sôi, mà chỉ dùng hẹ dưới dạng nước ép hoặc hấp chín.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ hẹ bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần:

Chữa ho, trị cơn suyễn, đờm nhiều, khó thở

Đối với người lớn: Bạn lấy một nắm lá hẹ, giã nát, vắt lấy nước, thêm vào vài hạt muối uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
Đối với trẻ em: Bạn lấy một nắm lá hẹ cắt nhỏ, cho thêm đường phèn vào cùng một bát, tiếp đó bạn cho bát vào nồi cơm hấp chín hoặc hoặc đun cách thuỷ. Cho trẻ uống trong từ 2 – 3 lần/ ngày.

Chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, chín mé

Bạn lấy củ hẹ sao tồn tính, nghiền mịn sau khi sao và trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chỗ lở ngứa hay đắp lên mụn nhọt.

Rôm sảy: bạn lấy khoảng 60 g rễ hẹ sắc lấy nước uống.

Chín mé : Lấy củ và rễ hẹ giã nát, xào với rượu để chườm, bó rồi băng lại, thay băng nhiều lần trong ngày.

Cảm mạo, ho do lạnh

Bạn dùng 250 g hẹ , 25 g gừng tươi, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước.

Chữa ra mồ hôi trộm

Lấy 200g lá hẹ tươi, 100g thịt rắn . Hấp chín cả lá hẹ và thịt rắn, thêm muối vừa đủ và ăn, bạn nên sử dụng hàng ngày.

Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương

Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

–  Dùng 500 g hẹ tươi giã nát lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày.

–  Rau hẹ xào gan dê: 150 g lá hẹ, 150 g gan dê . Ngoài tác dụng chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, món ăn này còn có tác dụng làm sáng mắt.

– Lấy 500 g lươn lọc bỏ xương, cắt khúc nhỏ, xào qua, thêm gừng, tỏi, gia vị, và nước. Khi nước cạn, cho thêm khoảng 300 g rau hẹ cắt khúc, xào chừng 5 phút và ăn nóng.

–  Dùng 20 g hẹ , 90 g gạo, nấu cháo ăn nóng 2 lần mỗi ngày. Bài thuốc này còn có được sử dụng để chữa ăn uống kém, phân sống nát, đau lưng, gối mỏi, chân tay lạnh.

–  Lấy 200 g lá hẹ , 200 g tôm nõn, xào ăn với cơm.

–  240 g lá hẹ , 60 g hồ đào nhục (quả óc chó) , xào với dầu vừng và ít muối. Ăn 1 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Bài thuốc này còn có công dụng chữa nữ giới bị khí hư, lãnh cảm, táo bón, đau lưng đau đầu gối, tiểu tiện luôn, .
– Cháo hạt hẹ :15 g hạt hẹ xào chín, cho thêm khoảng 50 g gạo tẻ , nấu cháo ăn hằng ngày.

–  Sấy khô, tán bột, làm thành viên với 30 g lá hẹ , 1,5 g phúc bồn tử , 20 g dây tơ hồng xanh. Sử dụng 3 g mỗi lần, ngày 3 lần.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/feed/ 0
Các phương pháp điều trị bệnh quáng gà https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/23/cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-quang-ga/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/23/cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-quang-ga/#respond Sun, 23 Dec 2012 02:30:42 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9288 Bệnh quáng gà là sự mất đi khả năng nhận biết sự vật vào ban đêm, rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này như: thiếu vitamine A, nguyên nhân di truyền, nhiễm độc thuốc hoặc do biến chứng của các bệnh lí khác về thần kinh thị giác…Tuy nhiên, thiếu vitamin A được xem là nguyên nhân chủ yếu của bệnh, do đó trong điều trị cần quan tâm đặc biệt đến việc bổ sung vitamine A.

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Có nhiều phương pháp giúp bổ sung vitamine A, đầu tiên nên dùng thuốc vitamine A liều cao nhằm điệu trị nhanh triệu chứng, với liều lượng 4-6 viên đối với người lớn và 1-2 viên đối với tre em (viên 5000 UI), có thể tốt hơn nếu dùng kèm với vitamine E 400UI/ ngày.

Một số loại thuốc nhỏ mắt có chứa vitamine A nên dùng trong trường hợp này như V. Rohto, Osla…nhưng không nên lạm dụng thuốc nhỏ mắt vì tác dụng phụ lâu dài có thể gây nên một số bệnh lý khác về thị giác. Tốt hơn, người bệnh nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kiến thức cho việc bổ sung vitamine A bằng thuốc.

Các bài thuốc trị bệnh quáng

Ngoài điều trị bằng thuốc thì việc kết hợp với một chế độ ăn cung cấp đầy đủ vitamine A sẽ là phương pháp tốt trong điều trị bệnh quáng gà . Một vài món ăn dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

–      Kim châm nấu với đậu tương khoảng 30g, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn khoảng 15 ngày

–      Cá tươi nấu canh, ăn hằng ngày vào bữa cơm: trong cá có nhiều vitamine A rất thích hợp cho người bị bệnh quáng gà

–      Táo đỏ ăn 6 – 8 quả/ 1 ngày, ăn trong vòng 5 ngày, có thể hầm táo đỏ thành canh rồi ăn.

–      Gan lợn thái nhỏ nấu với rau hẹ, ăn cả gan lẫn uống nước: có tác dụng bổ gan, thanh nhiệt sáng mắt, giúp trị bệnh quáng gà rất tốt

–      Gan dê nấu cà rốt: gan dê 50g, cà rốt 100g, thái nhỏ rồi cho vào nồi đất hầm trong vòng 30 phút, chia 2 – 3 lần trong ngày.

–      Canh gan lợn nấu hoa bí đỏ: gan lợn 100g, hoa bí 50g, gan lợn thái nhỏ, nấu chín thì cho hoa bí vào, vừa sôi nêm gia vị là được. Chia ăn 2 lần/ ngày, ăn liên tục trong 7 ngày, rất tốt cho việc điều trị quáng gà ở trẻ em.

Ngoài chữa bệnh thì việc phòng bệnh cũng rất quan trọng, bạn nên chú ý vào bữa ăn hằng ngày trong gia đình: phải đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các thức ăn có nhiều vitamine A như: gan, trứng, cà rốt, cá tươi…

Vì bệnh có mang tính di truyền nên các bà mẹ mang thai cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn của mình, thường xuyên khám thai theo định kì để cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Nếu bạn có thể kết hợp tốt giữa phòng bệnh và trị bệnh thì bệnh quáng gà không còn là điều đáng lo ngại, chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

 

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/23/cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-quang-ga/feed/ 0
Chữa huyết áp thấp bằng cách nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/08/chua-huyet-ap-thap-bang-cach-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/08/chua-huyet-ap-thap-bang-cach-nao/#respond Sat, 08 Dec 2012 01:30:50 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9181 Huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng võ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế.

Tập thể dục thường xuyên và điều đặn

Huyết áp thấp là  khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt. Đa phần mọi người đều khá chủ quan với các triệu chứng trên. Song nó lại tiền triệu cho bệnh huyết áp thấp. là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bên cạnh nguyên nhân do huyết áp cao gây ra.

Huyết áp thấp có thể do một số nguyên nhân bệnh lý thực thể hạn chế sự vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến não và các cơ quan khác trong cơ thế, cũng có thể do thiếu máu, hay suy dinh dưỡng. Muốn điều trị huyết áp thấp có hiệu quả cần phải tác động vào căn nguyên gây bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Có thể bằng tiết thực trong ăn uống hay nghỉ ngơi, chế độ hoạt động, hay bằng phương pháp tây y, hay một số bài thuốc cổ truyền.

Chế độ hoạt động, ăn uống

Ăn mặn hơn bình thường, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, ăn đủ chất, tránh dùng nhiều thức ăn giàu cacbon hydrat.

Nhớ ăn sáng, rất quan trọng đấy. Nên dùng những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch và một ít nước ép trái cây vào buổi sáng

Tập thể dục thường xuyên và điều đặn.

Sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin, các loại rau như rau cần tây, cải cúc, rau diếp, hành tây, cà chua, cà tím. Hạn chế sử dụng bia rượu, hay thức uống có cồn.

Nên dùng thêm các loại thực phẩm làm tăng huyết áp như cà phê, trà gừng, trà sâm,…

Điều trị bằng đông y

Trà quế cam: có thể sử dụng quế chi, cam thảo, quế tâm. Ngày uống 1 gói hãm nước sôi.

Quế chi cam phụ thang: quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà.

Một củ gừng cắt lát mỏng, cho vào 1 chén nước lã, đun sôi cho đến khi cạn còn 1/3 lượng nước ban đầu thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun thêm 2 phút. Bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, liên tiếp trong 5 ngày.

Điều trị bằng châm cứu:

Cứu các huyệt sau: bách hội, túc tam lý, quan nguyên, khí hải, dũng tuyền.

Điều trị bằng thuốc tây:

Có thể sử dụng các loại thuốc như Heptamyl viêm 0,2 mỗi lần uống 1-2 viên 3 lần/ ngày.

Heptamyl giọt, mỗi lần uống 30-50 giọt 3 lần/ ngày.

Praxinor uống 2 viên vào sang và 1 viên vào đầu giờ trưa.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/08/chua-huyet-ap-thap-bang-cach-nao/feed/ 0
Chữa bệnh lao phổi https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/07/chua-benh-lao-phoi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/07/chua-benh-lao-phoi/#respond Fri, 07 Dec 2012 03:30:43 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9179 Lao là bệnh xã hội quan trọng, có khá nhiều người mắc bệnh  và có nhiều yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới bệnh. Hiện nay, điều trị lao chủ yếu là điều trị nội khoa bằng cách sử dụng các thuốc kháng lao phối hợp, các chỉ định ngoại khoa chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt.

Mục tiêu của điều trị lao

Đối với bệnh nhân: điều trị giúp bệnh nhân khỏi bệnh, tránh tử vong, trả lại sức khỏe và lao động cho gia đình và xã hội.

Đối với cộng đồng: điều trị lao sẽ dập tắt nguồn lây cho cộng đồng, làm giảm số nguồn lây lao lưu hành sẽ giảm nhanh, số người chết vì lao, số người bị nhiễm vi khuẩn lao mới sẽ giảm nhanh, số người mắc lao mới hàng năm sẽ giảm , dần dần tiến tới việc khống chế và thanh toán bệnh lao cho toàn xã hội.

Điều trị lao là biện pháp chống lao chính của chương trình chống lao quốc gia.

Phân loại thuốc kháng lao

Các thuốc kháng lao thiết yếu: Streptomycin; Isoniazid; Pyrazinamid; Ethambutol; Rifampicin.

Các thuốc kháng lao thứ yếu: Kanamycin; Viomycin; Cycloserin; Capreomycin, PAS,… Được dung trong phác đồ lao kháng thuốc.

Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị lao 

– Phối hợp từ 3 loại thuốc kháng lao có hiệu quả trở lên, tuyệt đối không đơn trị để tránh vi khuẩn  kháng thuốc chọn lọc.

– Hóa trị liệu lao cần tuân theo nguyên tắc điều trị lao “đúng đủ và đều”

– Điều trị qua hai giai đoạn tấn công và duy trì.

– Thời gian điều trị phải kéo dài, đều đặn, thường xuyên và liên tục. Tuyệt đối không bỏ trị giữa chừng.

– Dùng thuốc lao phải đúng cách: thuốc lao phải được chích và uống thuốc cùng một lúc trong ngày để đạt nồng độ thuốc cao nhất và phải uống lúc đói bụng để được hấp thụ tối đa.

– Điều trị lao với phác đồ hóa ngắn ngày phải được kiểm soát trực tiếp theo chiến lược DOTS.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng lao cho những bệnh nhân đặc biệt

Bệnh nhân lớn tuổi: có nhiều thay đổi về chuyển hóa và bài tiết thuốc.

Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng: gan nhiễm mỡ làm giảm Glutathione tế bào gan, dẫn đến giảm trung hòa các chất chuyển hóa gây độc có nguồn gốc acetyl hóa thuốc, giảm albumin máu làm gia tăng thành phần thuốc tự do.

Phụ nữ có thai: thuốc kháng lao có thể làm gan nhiễm mỡ, giảm albumin máu, tai biến trên thai…

Những bệnh nhân có rối loạn chức  năng gan thận: thuốc kháng lao dễ gây độc cho gan và thận.

Bệnh nhân có điều trị lao trước đó: có thể gây phản ứng quá mẫn, tai biến có thể trở lại.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/07/chua-benh-lao-phoi/feed/ 0
Thuốc tây trong điều trị da liễu https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/02/thuoc-dieu-tri-da-lieu/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/02/thuoc-dieu-tri-da-lieu/#respond Fri, 02 Nov 2012 02:30:08 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8947 Mùa đông đến là thời điểm mà bạn cần chăm sóc cơ thể cẩn thận hơn, đặc biệt là làn da. Vì đây là thời gian chúng ta dễ mắc các bệnh ngoài da nhất. Khi mắc các bệnh ngoài da bạn cần sử dụng những loại thuốc gì, và cách dùng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị các bệnh ngoài da .

Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh ngoài da, nó có thể do các nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào da và cơ thể (nhiễm trùng, nhiễm độc…), hoặc nguyên nhân là những rối loạn bẩm sinh hay mắc phải ở bên trong cơ thể, ngoài ra có nhiều bệnh ngoài da còn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Có một số bệnh như bệnh vảy nến, các bệnh da bọng nước tự miễn vẫn chưa có phương pháp điều trị tích cực và đặc hiệu…

Thuốc bôi ngoài da

Điều trị bệnh ngoài da gồm có các phương pháp : điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân kết hợp với điều trị và loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Vì vậy có thể chia các thuốc điều trị bệnh ngoài da thành các nhóm:

  • Nhóm thuốc bôi tại chỗ
  • Nhóm thuốc chống ngứa
  • Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn
  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc điều hòa ức chế miễn dịch
  • Thuốc điều trị nguyên nhân
  • Nhóm các thuốc nâng cao thể trạng…

Nhóm thuốc bôi tại chỗ

Nhóm thuốc bôi tại chỗ là nhóm thuốc cần thiết nhất trong ngành da liễu do đa số các bệnh ngoài da đều phải sử dụng. Thuốc bôi ngoài da rất nhiều chủng loại, có nguồn gốc khác nhau. Hiệu quả điều trị của nhóm thuốc này phụ thuộc nhiều vào dạng thuốc. Thuốc không chỉ có tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân và khi sử dụng thuốc luôn phải tuân thủ theo các nguyên tắc là: sử dụng thuốc khi đã được các bác sỹ chẩn đoán xác định là bệnh da; được kê đơn, phải sử dụng đúng dạng dạng thuốc và cách sử dụng phải phù hợp với tình trạng của bệnh. Bệnh nhân  không nên tự mua  và sử dụng thuốc bôi ngoài da vì có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Các dạng thuốc bôi ngoài da  thường dùng:

Thuốc mỡ (salysilic 5%, Daivonex, Panoxyl 5-10…): là dạng thuốc bôi ngoài da phổ biến nhất. Thường dùng dạng mỡ trong giai đoạn mạn tính, không được sử dụng thuốc mở trong giai đoạn cấp.

Dung dịch (Jarish, Lugol, Milian, Caslellani…): dạng thuốc này có hiệu quả trong thời gian ngắn nên sử dụng trong giai đoạn cấp tính.

Dạng gel (Metrogylgel, Erythrogel) tạo cảm giác dễ chịu.

Corticoids bôi ngoài da: Có rất nhiều dược phẩm chứa corticoid để điều trị các bệnh ngoài da.

Thuốc kem (kẽm oxýt 10%…) thường sử dụng trong giai đoạn bán cấp và trong thẩm mỹ.

Thuốc hồ (hồ Brocq, hồ nước, hồ tetraped…): giảm sung huyết, chống ngưng tụ huyết, làm khô da, làm thoáng da, làm giảm viêm, dùng cho thương tổn ở giai đoạn bán cấp.

Thuốc bột (bột talc…):  làm dịu da, giảm viêm và khô da.

Thuốc chống nấm

Thuốc dung toàn thân để điều trị trong các trường hợp nhiễm nấm sâu hoặc nhiễm nấm da lan rộng, gồm các loại: imidazol, triazol, griseofulvin, nystatin, amphotericin B.

Thuốc bôi tại chỗ sử dụng khi nhiễm nấm nông  khu trú ở da và niêm mạc như: hắc lào, lang ben, trứng tóc, tưa miệng…

Tóm lại, cho dù sử dụng nhóm thuốc nào thì bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị, phối hợp chặt chẽ và thông báo cho bác sĩ điều trị biết những diễn biến của bệnh và tác dụng phụ của thuốc để có những điều chỉnh kịp thời.

Kháng histamine

Sử dụng chống ngứa, chống dị ứng cho nhiều bệnh da. Thuốc có thể được dùng dưới dạng bôi ngoài da, uống hoặc tiêm. Thuốc có tác dụng an thần và buồn ngủ. Tác dụng phụ của thuốc gây hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, mệt mỏi, ngủ gật, lú lẫn hoặc kích động ở người cao tuổi, khô mắt. thuốc kháng histamin thường tương tác với rượu làm tăng tác dụng an thần. Vì vậy khi dung thuốc kháng histamin người bệnh không được sử dụng rượu.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/02/thuoc-dieu-tri-da-lieu/feed/ 0
Một số bài thuốc dân gian trong điều trị da liễu https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/02/mot-so-bai-thuoc-dan-gian-trong-dieu-tri-da-lieu/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/02/mot-so-bai-thuoc-dan-gian-trong-dieu-tri-da-lieu/#respond Fri, 02 Nov 2012 01:30:43 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8950 Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, quá trình xây dựng và phát triển đất nước, ông cha ta đã tìm ra và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu bằng những cây thuốc nam để điều trị, và phòng bệnh ngoài da có hiệu quả khá tốt, đến ngày nay chúng ta cần phải học tập, thừa kế và phát huy những kinh nghiệm, những bài thuốc quý nhằm nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh ngoài da

+ Tính an toàn: thuốc sử dụng phải an toàn, không hoặc ít độc với cơ thể, không làm tổn thương da, không gây dị ứng, không có tác dụng phụ.

+ Tính khoa học: phải sử dụng đúng cây thuốc, đúng bộ phận, thu hái chế biến, sản xuất phải đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh.

+ Ứng dụng phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ.

+ Tính đại chúng : phương pháp điều trị phải phổ biến cây  con thuốc dễ tìm kiếm trong địa phương .

Lá trầu không trị bệnh ghẻ.

Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh ngoài da.

Điều trị bệnh chốc loét

Bạn hái từ 1-3 các lá trong các lá: lá khổ sâm, lá cứt lợn, lá bồ cu vẽ, lá đào, lá ổi, lá sim, lá vối, lá chè tươi. Sau đó sắc đặc rửa kỹ tại tổn thương chốc loét trước khi đắp, bôi hoặc rắc thuốc.

Thuốc đắp: đắp lên chỗ chốc sau khi giã nát hổn hợp lá rau sam 10 gam, đậu ván tía 10 gam, lá nhọ lồi 10 gam với một ít muối  khoảng 1 giờ sau bỏ bã đi lau khô rồi bôi thuốc.

Hoặc lá cây vòi voi 20 gam, lá mỏ quạ 20 gam giã nhỏ mịn rồi đắp vào chỗ chốc hoặc loét ngày 1- 2 lần.

Thuốc bôi : đốt thành than chanh nguyên quả, sau đó tán nhỏ hoà với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào chỗ tổn thương.

Thuốc dán: lá bấn rửa sạch rồi luộc hoặc hấp chín  dán lên tổn thương chốc loét  ngày 2 lần trong 1-2 tuần.

Điều trị tổ đỉa

Thuốc bôi ngoài da: đem đốt chày thành dầu lòng đỏ trứng gà, lấy dầu đó bôi 2-3 lần/ ngày.

Một nắm nhỏ lá bạch hoa xà giã nát, luộc chín, đắp và băng lại trước khi đi ngủ, sáng dậy bỏ thuốc ra,1 lần/ ngày.

Vôi bột trộn lá ngải cứu rồi đốt xông khói hoặc xông khói hương truật và bột lá lốt.

Điều trị ghẻ

+ Nước tắm : lá thầu dầu tía, lá khổ sâm, lá ba chạc, lá xuyên tâm liên đun sắc đặc sau đó tắm rửa mỗi ngày.

+ Thuốc bôi :

– Một thìa cà phê đường trộn đều với 7 lá trầu không giã nát trộn đều, bọc gạc xát vào chỗ bị ghẻ.

– Nấu kỹ dầu lạc hoặc dầu vừng 50 gam, hạt máu chó 100 gam giã mịn, để nguội bôi vào chỗ ghẻ.

– Lá trầu không  50 gam, diêm sinh 100 gam, mỡ lợn 140 gam, nấu chảy ra trộn đều với nước cốt lá trầu không( lá trầu không được giã nát vắt lấy nước) và bột diêm sinh, trộn cho nhuyễn, bôi ghẻ buổi tối.

Điều trị nấm da

+ Cồn rễ cây bạch hạc ( uy linh tiên, kiến cò).

Rễ cây bạch hạc thái nhỏ, giã nát 20- 50 gam ngâm với 100 ml cồn etylic 700 trong 1-2 tuần , sau lọc qua bông, lấy dịch bôi ngày 2 lần vào tổn thương nấm hắc lào, lang ben.

+ Cồn lá cây cây lưỡi bò.

– Lá chút chít thái nhỏ 30 gam ngâm với cồn  100 ml etylic 700 trong 2 tuần, lọc lấy dịch bôi ngày hai lần vào tổn thương nấm da.

+ Lá cây chút chít 100 gam, củ riềng 100 gam, chanh 1 quả.

Lá cây chút chít và củ riềng giã  nát, vắt nước chanh vào, đun nóng rồi bôi vào vết tổn thương nấm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/02/mot-so-bai-thuoc-dan-gian-trong-dieu-tri-da-lieu/feed/ 0
Những cách chữa bệnh viêm khớp bằng y học dân tộc https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/nhung-cach-chua-benh-viem-khop-bang-y-hoc-dan-toc/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/nhung-cach-chua-benh-viem-khop-bang-y-hoc-dan-toc/#respond Sun, 07 Oct 2012 02:30:05 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8765 Viêm khớp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trên thế giới. Do quá trình sống, sự bào mòn của tuổi tác, do chấn thương trong quá trình làm việc, hay do lao động nặng nhọc, tích lũy các hóa chất độc hai trong môi trường. Làm cho tổ chức khớp theo thời gian bị thoái hóa, khô chất hoạt dịch, xơ hóa, biến dạng. Theo chiều hướng của sự biến đổi này, khớp sẽ mất tính linh hoạt, và sự đàn hồi cần thiết. Hệ quả của quá trình này là sự đau nhức, cảm giác khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn.

Hiện tượng bào mòn và xé rách không chỉ tác động đến một đối tượng nhất định mà nó phổ biến từ mọi tầng lớp, đến mọi tuổi tác. Nếu bạn mắc bệnh viêm khớp, bạn không phải là người duy nhất mắc bệnh. Mặc dù chưa được chữa khỏi  nhưng những biện pháp điều trị đặc hiệu và các chiến lược trị liệu khác sẽ sẵn sàng giúp bạn.

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh khớp khác nhau, bạn có thể chọn một hay phối hợp nhiều phương pháp để khống chế tốt hơn bệnh tật của mình. Biết cách bảo vệ khớp, các bài tập thể dục đơn giản giúp giảm đau, chế độ thiết thực ăn uống hữu ích, điều trị theo phương pháp y học hiện đại bằng thuốc hay ngoại khoa, hay theo y học dân gian với các bài thuốc cổ truyền. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho mình những quan trọng nhất vẫn là duy trì một thái độ tích cực. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian mà bạn có thể áp dụng sau:

Gừng tươi kết hợp với rượu mùi có tác dụng chữa bệnh viêm khớp.

Gừng tươi, rượu mùi:

Chúng ta cần 200g gừng tươi, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Chế biến như sau:gừng thái nhỏ, đập giập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ, rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ, uống một chút cho ra mồ hôi.

Rượu trắng, lá đào:

Bạn cần có một lượng lá đào tươi vừa đủ, thêm 150 ml rượu trắng. Có thể chế biến như sau: hâm nóng rượu, lá đào dùng tay bóp náp, tẩm rượu rửa chỗ đau. Trước khi đi ngủ rửa một lần. Bài thuốc này thích hợp cho người bị đau mỏi các khớp.

Rượu vỏ gừng:

Nguyên liệu cần có gừng tươi vừa đủ, rượu trắng 100ml. Gừng rửa sạch, cạo lấy khoảng một thìa con vỏ, sấy khô. Cho vỏ gừng vào rượu trắng khuấy đều uống.

Đu đủ ngâm rượu:

Nguyên liệu cho bài thuốc này: đu đủ 1 quả, rượu 0,5 lít. Cách chế biến: đu đủ ngâm rượu 2 tuần lễ. Uống 1 ly nhỏ hâm nóng trước khi đi ngủ hằng ngày. Công hiệu trong viêm khớp dạng thấp.

Dâu tươi ngâm rượu trắng:

Nguyên liệu cần có: quả dâu tươi 100g, Rượu trắng 0,5 lít. Cách chế biến như sau: Dâu rửa sạch, giã nát, đựng trong túi vải ngâm rượu, đậy nút kín trong 3 ngày. Uống một lần 1 ly nhỏ. Có tác dụng trong viêm khớp dạng thấp.

Nước giấm, hành:

Cần chuẩn bị: 2 bát giấm, 1 bát hành thái nhỏ. Chế biến như sau: Giấm cho vào nấu đến khi còn 1 bát, cho dọc hành vào đun sôi khoảng 102 phút, lọc hành rồi dùng vải xô bọc lại. Lúc còn nóng bôi vào chỗ đau, ngày 1-2 lần. Dùng điều trị viêm phong thấp, tê mỏi.

Câu kỷ tử, đỗ trọng:

Nguyên liệu: câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì 30g, rượu gạo 1,5l. cách chế biến: câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì cho vào bình ngâm cùng với rượu sau một tuần, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 25ml. Có tác dụng chữa đau mỏi các khớp, đi lại không ổn định.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/nhung-cach-chua-benh-viem-khop-bang-y-hoc-dan-toc/feed/ 0
Những bài thuốc quý từ cây chuối hột https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/04/nhung-bai-thuoc-quy-tu-cay-chuoi-hot/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/04/nhung-bai-thuoc-quy-tu-cay-chuoi-hot/#respond Thu, 04 Oct 2012 08:30:56 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8740 Chuối hột (một số địa phương gọi là chuối chát), là cây được trồng trong vườn hoặc mọc hoang ở rừng có ở hầu hết các tỉnh. Theo Đông y quả chuối, thân cây, hoa và lá cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh.

Trái chuối hột chín để tẩy giun

Hạt chuối hột 200g giã nhỏ ngâm với rượu 45 0 (1.000ml) trong 10 – 12 ngày càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần ½ ly rượu nhỏ vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, bạn có thể thêm một ít đường cho dễ uống. Rượu thuốc làm giảm đau, giảm sưng, điều trị đau lưng, nhức mỏi chân tay, thấp khớp.

Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Sử dụng hạt chuối hột rang giòn, giã nhỏ, xay bột mịn. Mỗi ngày dùng khoảng 30g cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian sử dụng thuốc có thể thấy các chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Dùng liên tục trong khoảng 30 ngày, sỏi sẽ được tán nhỏ và ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ chuối hột 40g, lấy phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; cam thảo 2g ; quế chi 4g tán bột. Trộn đều, luyện với mật ong làm viên, uống 2-3 lần mỗi ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hay vỏ trái chuối hột, rễ gai tầm xọong, rễ tầm xuân, vỏ quả lựu, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, lấy phơi khô, sắc uống điều trị bệnh kiết lỵ.

Thân cây chuối hột chữa đau răng

Thân cây non, cắt đoạn ngắn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngâm với muối điều trị đau nhức răng. Phần lõi thân cây già thái và giã nhỏ, ép nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hay cầm máu.

Củ cây chuối hột điều trị ho ra máu

Củ cây chuối hột được cạo loại bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt nhỏ, giã nhỏ, ép lấy nước uống để chữa bệnh cảm nóng, sốt cao, mất nước, mê sảng. Củ cây chuối hột kết hợp với cây tầm gửi trên cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi loại 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 100ml, chia làm hai, uống 2 lần trong ngày, điều trị ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi loại 4g, sao vàng, sắc uống điều trị kiết lỵ ra máu.

Một số đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc còn sử dụng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi loại 10-12g để làm bài thuốc an thai.

Lá cây chuối hột chữa băng huyết

Lá chuối hột đã phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g được đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa chung với nước uống điều trị băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột tăng tiết sữa

Hoa của cây chuối hột được cắt nhỏ, luộc hay làm nộm ăn để tăng cường tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chữa táo bón ở người cao tuổi.

Quả chuối hột xanh điều trị sỏi bàng quang

Quả chuối hột non được thái mỏng, trộn chung với các loại rau sống khác, ăn với nộm sứa, gỏi cá làm giảm vị tanh và phòng ngừa tiêu chảy. Quả chuối xanh còn cắt đôi lấy mũ bôi lên vùng da bị hắc lào, điều trị hắc lào có hiệu quả hoặc phơi khô tán nhỏ, xay bột mịn, uống mỗi ngày điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có kết quả tốt.

Điều trị sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng phơi hoặc sấy khô, sao vàng, hạ thổ từ 3- 4 ngày, sử dụng 50-100g /lần sắc với 400ml nước, chia 2 lần uống trong ngày vào lúc no. Cũng có thể sử dụng dưới dạng nước hãm như pha  trà để uống.

Theo một số tài liệu, nước sắc thân và lá chuối hột làm lợi tiểu làm hết phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, giải độc, kích thích tiêu hóa, tiêu khát. Lá màu đỏ bao bọc buồng chuối và hoa chuối hột sắc uống sử dụng làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột còn được dùng để chữa tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/04/nhung-bai-thuoc-quy-tu-cay-chuoi-hot/feed/ 0
Không nên nhỏ thuốc mũi cả 2 bên cùng một lúc https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/02/khong-nen-nho-thuoc-mui-ca-2-ben-cung-mot-luc/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/02/khong-nen-nho-thuoc-mui-ca-2-ben-cung-mot-luc/#respond Tue, 02 Oct 2012 01:30:19 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8712 Bạn thường có thói quen nhỏ thuốc mũi cả 2 bên cùng lúc? Tuy nhiên điều này là không nên. Để tốt nhất cho sức khỏe bạn hãy để sau khi một bên bị loại trừ bệnh rồi mới nhỏ bên kia.

GS. TS. Nguyễn Hoàng Sơn, Viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, vì tai mũi họng là 3 đường thông với nhau nên đôi khi bị ngạt mũi lại là biểu hiện bệnh ở tai hoặc  ở họng. Và nhiều khi sử dụng thuốc nhỏ mũi chỉ có tác dụng điều trị được triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị được gốc bệnh.

Không nên nhỏ mũi cả 2 bên cùng lúc.

Theo GS. TS. Nguyễn Hoàng Sơn, khi bị ngạt mũi trước hết tốt nhất là nên nhỏ nước muối sinh lý, sau đó thì nên hút mũi cho sạch, như thế là đủ. Phần lớn khi bị ngạt mũi nguyên chính là do dịch mũi gây ra. Vấn đề ở đây là trẻ nhỏ thì không biết xì mũi, còn các bà mẹ lại sợ bẩn nên không hút mũi cho con điều này càng khiến trẻ bị ngạt mũi hơn.

Hiện nay, các bà mẹ có thể dùng quả bóng để hút nước mũi cho trẻ, hoặc là đến các cơ sở y tế đơn giản để y bác sĩ có dụng cụ hút mũi. Với trẻ sơ sinh nếu có phải nhỏ thuốc mũi thì, sẽ được khuyên nên nhỏ dung dịch Adrenalin 1/3000, nhưng không được dùng quá 5 ngày. Nếu trường hợp bị ngạt hơn thì có thể dùng Sunfarin 1% hoặc Efedrin 1%, và không được dùng quá 1 tuần.

Sau khi đã thực sự hút hết dịch thì cũng không nên dùng thuốc nhỏ mũi cho cả hai bên cùng lúc. Để nếu hàm lượng thuốc có ngập vào cơ thể thì cũng ở mức vừa phải. Sau khi một bên bị loại trừ bệnh rồi mới nhỏ bên kia.

GS. TS. Nguyễn Hoàng Sơn, Viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết thêm, việc dùng thuốc nhỏ mũi sẽ gây co mạch dễ xảy các nguy cơ ngộ độc cho trẻ. Hiện nay trên thi trường  xuất hiện rất nhiều thuốc nhỏ mũi có tác dụng gây co mạch. Đặc biệt, nhóm thuốc có Naphtazolin rất dễ gây ra các tác hại độc cho trẻ nhỏ.

Các loại thuốc chứa Naphtazolin thường có tác dụng chống nghẹt mũi rất nhanh, nhưng nó lại có thể khiến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi bị mạch nhanh lên và có thể gây ngộ độc chết người. Vì vậy, các bà mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất gây co mạch, chống sung huyết cho trẻ nhỏ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/02/khong-nen-nho-thuoc-mui-ca-2-ben-cung-mot-luc/feed/ 0