Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bệnh bạch hầu ở trẻ em https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/27/benh-bach-hau-o-tre-em/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/27/benh-bach-hau-o-tre-em/#respond Thu, 27 Sep 2012 01:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8665 Bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Corynebacterium diphtheriae xâm nhập qua đường mũi, miệng, phát triển ở niêm mạc đường hô hấp trên, tiết ra ngoại độc tố, vào máu và phát tán đến các cơ quan, chính là tác nhân gây bệnh. Ngoại độc tố bạch hầu gây hủy hoại mô tại chỗ, hoặc tác động xa lên cơ tim, thần kinh ngoại biên và thận.

Bệnh bạch hầu có tỷ lệ mắc khá cao ở trẻ em.

Đặc điểm của bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bệnh lây truyền trực tiếp thông qua các chất tiết đường hô hấp với người bệnh hoặc người lành mang trùng hoặc gián tiếp qua những đồ vật, thực phẩm có dính chất bài tiết của người bệnh. Bệnh bạch hầu là bệnh của trẻ em, 80% xuất hiện ở những trẻ < 15 tuổi không được chủng ngừa, và tỷ lệ này cao nhất ở phần đông dân nghèo. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp do màng giả lan rộng hoặc viêm cơ tim hoặc nặng hơn có thể gặp biến chứng viêm dây thần kinh. Tỷ lệ tử vong do bạch hầu là 30-50%. Chết hầu hết dưới 4 tuổi là do tắc đường thở. Hiện nay tỷ lệ tử vong dưới 5%.

Lâm sàng có nhiều thể khác nhau bao gồm: Bệnh hầu họng amydan thường gặp hơn cả, chiếm khoảng 40-70% trường hợp. Bạch hầu thanh quản 20-30% .Bạch hầu mũi: gặp 4-10%. Bạch hầu ác tính: hiếm gặp.

Trẻ sơ sinh thường có miễn dịch thụ động do mẹ truyền sang nên không mắc bệnh. Nhưng miễn dịch này thường mất đi trước tháng thứ 6. Trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ dưới một tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu.

Các bệnh khác như sởi, quai bị, thủy đậu là những bệnh có miễn dịch suốt đời sau khi bị bệnh. Nhưng miễn dịch sau khi khỏi bệnh bạch hầu không phải lúc nào cũng bền vững (tỷ lệ tái phát bệnh khoảng 2-5%). Miễn dịch này thường kéo dài và giảm dần. Vì vậy cần chủng ngừa bạch hầu cho trẻ sau thời kỳ hồi phục.

Bạch hầu là một trong những bệnh nguy hiểm nhất cho trẻ <5 tuổi và là một trong số những bệnh của chương trình tiêm chủng Quốc gia. Vì vậy cách phòng tránh bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng cho trẻ. Nhưng miễn dịch này không bền vững. Theo nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ em chỉ tiêm đủ 3 mũi DTP trong năm đầu đời thì tỷ lệ số trẻ không còn miễn dịch: sau 1 năm là 10%, 3-13 tuổi là 67%, 14-23 tuổi là 83%. Để tạo miễn dịch bền vững cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng của cơ sở y tế, và tiêm nhắc lại đầy đủ sau đó.

Loại vaccine đang được sử dụng hiện nay là vaccine bạch hầu-ho gà-uốn ván (viết tắt là DTP). Vaccine này phòng bệnh bạch hầu đồng thời phòng bệnh uốn ván, và ho gà. Ngoài ra, hiện nay có thêm vaccine DT phòng bệnh bạch hầu đồng thời bệnh uốn ván trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thành phần ho gà trong vaccine DTP. Cả 2 loại vaccine này được sử dụng cho trẻ <5 tuổi. Vaccine dành cho người lớn và trẻ lớn viết tắt là Td, dùng để tăng cường miễn dịch bạch hầu và uốn ván cho trẻ >7 tuổi hoặc nhắc lại cho trẻ đã tiêm vaccine. Năm đầu tiêm DTP 3 mũi miễn dịch cơ bản vào tháng 2,3,4. Đến 18 tháng-4 tuổi tiêm nhắc lại DTP 1-2 mũi. Trẻ 7 tuổi tiêm nhắc lại bằng vaccine TD, sau đó cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi Td.

Bệnh bạch hầu được điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu phát hiện và điều trị muộn thì nguy cơ tử vong sẽ cao do độc tố của vi khuẩn và màng giả lan rộng. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống tái phát, chống bội nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Bạn cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ?

Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ sau: sốt nhẹ, đau họng, sỗ mũi, ho và giọng nói khan, nhức đầu, amidan mở rộng, có một mảng xám phủ lên, cổ có thể sưng, hơi thở có thể hôi. Bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế một cách nhanh nhất có thể.

– Nên thận trọng với những nghi ngờ mắc bệnh, tránh lây lan thành dịch.

– Vệ sinh cổ họng, giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh

– Thực hiện đúng tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia.

– Nếu trẻ có hiện tượng khó thở, tím tái, bạn có thể dùng ngón tay quấn vải sạch đầu ngón, gạt bỏ màng trắng bám trong họng trẻ. Và khẩn cấp báo ngay cho cán bộ y tế.

– Chăm sóc trẻ trân trọng trong thời gian bị bệnh về cả dinh dưỡng lẫn vệ sinh tránh bội nhiễm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/27/benh-bach-hau-o-tre-em/feed/ 0
Cách phòng bệnh bạch hầu https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/26/cach-phong-benh-bach-hau/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/26/cach-phong-benh-bach-hau/#respond Wed, 26 Sep 2012 03:30:14 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8651 Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, khả năng lây lan và tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt bệnh chủ yếu xảy ra ở các trẻ em trước tuổi đi học và học sinh nhỏ tuổi. Lí do chủ yếu là vì lớp người nhỏ tuổi không có miễn dịch.

Trong tổng số những người mắc bệnh bạch hầu, thì trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 77%. Hơn thế nữa, hiện nay, bệnh đang có xu hướng chuyển sang lứa tuổi lớn hơn. Vì đa số họ không được tiêm chủng phòng bạch hầu lại. Bên cạnh đó, bệnh bạch hầu có tính theo mùa. Bệnh bắt đầu tăng lên từ những tháng hè và đạt tới điểm cao trong tháng 10. Vào thời gian này, là thời điểm nguy cơ cao mắc bệnh, biết cách phòng bệnh hiệu quả là điều quan trọng nhất.

Cần đưa trẻ đi tiêm phòng bạch hầu – ho gà -uốn ván theo đúng lịch chương trình tiêm chủng mở rộng.

1. Biện pháp chung:

Chủ động, nhanh chóng khai báo cho các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện thấy các trường hợp mắc bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ.

Cần thiết phải đưa người bệnh đến khám, điều trị và cách ly tại ở các bệnh viện lây, nhất là khi đã có chẩn đoán bằng các xét nghiệm.

Điều quan trọng nhất là phải kịp thời phát hiện, điều trị sớm và đúng cách, tránh các biến chứng và tử vong.

Phải dùng huyết thanh chống bạch hầu ngay từ ngày đầu tiên của bệnh (trước ngày thứ 6)

Bắt buộc phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh và thời kì khỏi bệnh, năng rửa cổ họng cho người bệnh.

Những người tiếp xúc với người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm 2 lần cách nhau 1,2 ngày. Nếu có kết quả dương tính, phải chú ý theo dõi và đưa đến khám nếu có triệu chứng nghi ngờ trong vòng 7 ngày kể từ khi đưa bệnh nhân vào viện.

Tích cực vệ sinh môi trường, xung quanh nhà ở, lớp học, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.

Vào mùa đông nên giữ ấm, vệ sinh cổ họng cho trẻ. Có thể họp nhóm các bà mẹ cùng nhau trao đổi thảo luận các vấn đề về sức khỏe của trẻ, tìm hiểu các triệu chứng sớm và cách phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm hay gặp và nguy hiểm của trẻ như bạch hầu, bại liệt, ho gà, cúm, sởi…

2.Phòng bệnh đặc hiệu:

Biện pháp hiệu quả nhất là tạo miễn dịch chủ động. Đưa trẻ < 1 tuổi đến các trạm y tế, trung tâm y tế, y tế dự phòng để được tiêm phòng vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván ( viết tắt là DPT) theo đúng lịch chương trình tiêm chủng mở rộng.

Những người tiếp xúc với người bệnh và chưa bao giờ tiêm vaccine cần được tiêm huyết thanh kháng độc. Miễn dịch thụ động xuất hiện ngay, nhưng chỉ tồn tại nhất thời, không quá 20 ngày. Chỉ tiêm huyết thanh không thì không đủ, vì sau 3 tuần lễ trẻ em có thể bị lây bởi người bệnh đã khỏi nhưng còn mang vi khuẩn.Cho nên phải phối hợp huyết thanh và giải độc tố.

Lưu ý cần chủng ngừa lại bạch hầu sau khi mắc bệnh, vì miễn dịch của bạch hầu là một miễn dịch không phải lúc nào cũng bền vững. Miễn dịch này thường kéo dài và giảm dần. Chủng ngừa lại là một điều quan trọng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/26/cach-phong-benh-bach-hau/feed/ 0
Điều trị bệnh bạch hầu như thế nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/dieu-tri-benh-bach-hau-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/dieu-tri-benh-bach-hau-nhu-the-nao/#respond Mon, 24 Sep 2012 07:30:58 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8611 Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do trực khuẩn Corybebacterium gây nên. Với các triệu chứng đặc hiệu của bệnh là những tổn thương ở vùng mũi, họng, thanh quản… kèm theo những màng giả, có những trường hợp nặng biểu hiện nhiễm độc nặng do ngoại độc tố bạch hầu. Điều trị sớm, tích cực, triệt để, đúng phương pháp là những nguyên tắc chung trong điều trị bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên tắc điều trị

Khi có các triệu chứng nghi  ngờ, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị, càng sớm càng tốt.

Người bệnh cần được chăm sóc tốt nhất, nghỉ ngơi tại giường bệnh.

Phát hiện sớm và điều trị triệt để, đúng phương pháp, tránh tái phát và bội nhiễm xảy ra.

Trong quá trình điều trị cần theo dõi sát người bệnh, phát hiện các triệu chứng bất thường, báo lên cán bộ y tế để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

Người bệnh cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa các chất đạm, đường, chất béo.

Cần trung hòa độc tố bạch hầu càng sớm càng tốt, kết hợp thêm các kháng sinh diệt khuẩn.

Điều trị cụ thể:

Trung hòa độc tố bạch hầu:

Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) là một biện pháp hữu hiệu nhất, nên dùng càng sớm càng tốt. Nhưng loại kháng độc tố này được điều chế từ huyết thanh ngựa nên rất dễ bị dị ứng vì vậy trước khi sử dụng phải thử test ở kết mạc mắt hoặc tiêm trong da.

Kháng độc tố này cần được pha trong dung dịch muối đẳng trương, truyền tĩnh mạch chậm trong thời gian hơn 60 phút để trung hòa nhanh độc tố bạch hầu.

Kháng sinh phối hợp:

Trung hòa các độc tố là điều thiết yếu song kháng sinh phối hợp lại rất cần thiết để ngăn chặn sự sản xuất độc tố của vi khuẩn.

Các loại kháng sinh hay được sử dụng như: Penicillin, Ampicilin, Erythromycin, Rifampicin, Clindamycin…Trong đó Penicilin thường được dùng nhất.

Thời gian điều trị kháng sinh là 10-14 ngày.

Điều trị hỗ trợ, đề phòng và xử lý các biến chứng:

Nghĩ ngơi tại giường: người bệnh cần được chăm sóc, tĩnh dưỡng tuyệt đối , tối thiểu là 2-3 tuần liên tiếp.

Trợ tim mạch, hô hấp, an thần…

Dinh dưỡng đầy đủ, thiết yếu với người bệnh, ăn đủ cách chất, cân bằng giữa đạm, đường, béo, vitamin. Chế độ ăn nhẹ nhàng, tốt cho hệ tiêu hóa

Xử lý kịp thời khi có biến chứng viêm cơ tim: Prednisolon 1-1,5 mg/kg/24 giờ trong 2 tuần kèm lợi tiểu, trợ tim mạch.

Theo dõi biến chứng khó thở thanh quản để kịp thời mở khí quản. Sau đó cần theo dõi sát, đề phòng bội nhiễm, ứ động đờm dãi và thở oxy hỗ trợ.

Cần chủng ngừa bạch hầu sau thời kỳ hồi phục vì gần một nửa bệnh nhân sau khi hồi phục không có miễn dịch với bệnh bạch hầu và có khả năng bị nhiễm lại.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/dieu-tri-benh-bach-hau-nhu-the-nao/feed/ 0
Những hiểu biết cơ bản về bệnh bạch hầu https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-benh-bach-hau/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-benh-bach-hau/#respond Fri, 21 Sep 2012 08:30:23 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8592 Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, có thể gây tử vong nhanh chóng do nhiễm trùng, nhiễm độc và suy hô hấp. Trong năm 2000 có khoảng 30.000 trường hợp mắc và 3000 trường hợp chết do bạch hầu đã được báo cáo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mọi người có thể tránh được căn bệnh chết người này nếu trang bị những kiến thức cơ bản nhất về nó.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây bệnh bạch hầu dưới kính hiển vi.

 Thế nào là bệnh bạch hầu:

Bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính. Vi khuẩn gây tổn thương chủ yếu ở mũi, họng, amidan hay thanh quản. Với các biểu hiện bằng các triệu chứng như nhức đầu, đau họng, mệt, kém ăn, bỏ bú và có đặc điểm lâm sang điển hình là màng giả màu trắng xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng.

Ai là người dễ mắc bệnh bạch hầu ?

Trẻ sơ sinh thường có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền nên không mắc bệnh. Nhưng miễn dịch này mất đi trước tháng thứ 6. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là những trẻ < 15 tuổi thường gặp 15-20% ở trẻ chưa được chủng ngừa.

Bệnh lây truyền như thế nào?

Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp thông qua dịch tiết từ mũi, họng cỉa bệnh nhân. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật, thực phẩm có dính chất bài tiết của người bệnh. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Các  triệu chứng thường gặp trong bệnh bạch hầu:

Triệu chứng lâm sàng của bạch hầu biểu hiện ở  nhiều thể khác nhau.

– Bệnh hầu họng amydan:

Thường gặp hơn cả, chiếm khoảng 40-70% trường hợp. Giai đoạn nung bệnh không có triệu chứng rõ ràng, thường 2-5 ngày, có thể 10 ngày. Sau đó, người bệnh chán ăn, bất an, sốt nhẹ. Nhiệt độ thường trong khoảng 37,5 – 38°C, nhức đầu và khó chịu. Đối với trẻ nhỏ thì quấy khóc, mệt nhiều, da xanh, mạch nhanh, kém ăn, bỏ bú. Họng viêm đỏ, hơi đau khi nuốt, cổ bành ra, hạch cổ hơi đau. Có thể dễ dàng nhìn thấy màng giả màu trắng xám ở họng. Nếu bóc tách màng giả dễ gây chảy máu.

– Bạch hầu thanh quản:

Bạch hầu thanh quản: 20-30% trường hợp. Đa số thứ phát sau bạch hầu họng. tiến triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn khan tiếng: khan tiếng, sốt nhẹ, nhiễm độc toàn thân. Giai đoạn khó thở: thở khò khè, có tiếng rít, co kéo xương ức, thượng đòn, các khoảng gian sườn. Giai đoạn ngạt thở và chết vì chít hẹp thanh quản.

 – Bạch hầu mũi:

Gặp 4-10%. Hay gặp ở trẻ nhỏ. Tại mũi có chảy dịch thường 1 bên. Ngoài miệng lỗ mũi có vết loét và vết nứt, bên trong có thế sẽ quan sát được một màng giả màu trắng.

– Bạch hầu ác tính:

Thường do bạch hầu họng gây ra, biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng,diễn biến nhanh, trẻ thưởng tử vong sau 24-48h hoặc lâu nhất trong 1 tuần do các biến chứng.

Ngoài những thể bệnh trên còn gây bệnh ở các cơ quan khác như bạch hầu da, kết mạc, sinh dục – tiết niệu, hậu môn, ống tai…nhưng rất hiếm

Những biến chứng thường gặp trong bệnh bạch hầu

Biến chứng bạch hầu do màng giả lan rộng và  độc tố bạch hầu gây nên.

– Biến chứng hô hấp: là biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất. Do màng giả phát triển và lan nhanh xuống phía dưới thanh – khí phế quản, gây tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu cấp cứu không kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng.

–  Biến chứng tim mạch: Đó là viêm cơ tim do nhiễm độc, thường xảy ra vào những ngày đầu của bệnh, nhưng có thể muộn ở tuần 3-5 của bệnh.

– Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh sọ (số 3,4,6,7,9), xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5, gây liệt màn khẩu cái, liệt cơ mặt, liệt khả năng điều tiết với ánh sáng…

– Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: Viêm đa dây thần kinh gây liệt mềm các chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn dẫn đến suy hô hấp…

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/nhung-hieu-biet-co-ban-ve-benh-bach-hau/feed/ 0