Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/28/tre-bi-cam-lanh-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/28/tre-bi-cam-lanh-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet/#respond Fri, 28 Sep 2012 01:30:59 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8686 Bệnh cảm là một trong những bệnh điển hình ở trẻ nhỏ. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hơn một nữa số bệnh nhi mắc bệnh cảm tại các phòng khám nhi khoa mỗi ngày. Bệnh cảm ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của trẻ em, là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng viêm tiểu cầu thân, hen suyễn ở trẻ em. Vì vây, các bậc cha mẹ không nên coi thường bệnh cảm ở trẻ em.

Bệnh cảm lạnh ở trẻ phát sinh khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng, gây ra các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa họng hoặc đau họng, ho, ho có đàm, đau đầu, sốt, khó chịu trong người…Trên lâm sàng, nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh thường chủ yếu là do vi rút, cảm mạo do virut chiếm đến 90% trong các ca bệnh, còn nhiễm trùng do vi khuẩn thì thường là bệnh thứ phát sau khi nhiễm vi rút.

Do hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiên nên trẻ dễ mắc bệnh cảm hơn người lớn.

Do hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiên nên chúng dễ mắc bệnh cảm hơn người lớn. Nhưng một số bậc cha mẹ vẫn cho rằng bệnh cảm là một bệnh tương đối nhẹ, không đáng để lo ngại. vì vậy bậc cha mẹ thường hay bỏ qua và không kịp thời xử lý. Nhưng họ không biết rằng bệnh cảm là một mối nguy hại rất lớn đối với trẻ.

Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên sau khi bị cảm trẻ rất dễ mắc các bệnh khác như: viêm khí quản, viêm phế quản, đặc biệt là viêm phổi. Nếu trẻ bị mắc bệnh cảm trong thời gian dài không khỏi, thì sẽ dẫn đến bệnh hen suyển phế quản, viêm thận cấp tính, viêm cơ tim…nguy hiểm cho trẻ.

Khi trẻ bị cảm, các bậc cha mẹ nên xử lý như thế nào là tốt nhất?

Đương nhiên khi trẻ bị cảm, bạn cũng không nhất thiết phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Vì thường bệnh cảm sẽ khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cần áp dụng các biên pháp sau để làm giảm triệu chứng:

– Cho bé uống nhiều nước vì nước có thể làm loãng vi khuẩn, vi rút, hoặc các độc tố của chúng trong máu. Cho trẻ uống từ 8-10 cốc nước/ ngày. Tốt nhất là nước đun sôi để nguội.

–  Uống nước muối nhạt, ngậm kẹo: nước bọt có thể làm giảm cơn đau họng. Ngậm một viên kẹo hay uống nước muối nhạt đều có thể có tác dụng trên.

–  Xì mũi cho trẻ thật nhẹ nhàng, tiến hành từng bên một: vì khi xì mũi, chất nhầy mang theo vi khuẩn có thể bắn vào lỗ tai, khoang xung quanh mũi làm cho cảm lạnh càng nặng hơn.

–  Thay bàn chải mới cho trẻ: vi rút và vi khuẩn có thể sống vài giờ khi ở ngoài cơ thể. Chúng có thể bám vào bàn chải. Lây nhiễm tái phát vi rut, vi khuẩn làm bệnh cảm càng kéo dài.

–  Giữ cho phòng bé luôn ấm áp và tăng độ ẩm. Cặp nhiệt thườn xuyên, và có thể cho trẻ uống paracetamol nước để giảm đau cổ và những nơi khác.

–  Nếu con bạn trên 1 tuổi, bạn hay xoa dầu gió có bạc hà lên ngực bé trước khi ngủ. Nên nâng đầu giường lên cao một chút để bé dễ thở hơn. Đặt bé lên giường sao cho đầu và ngực hơi lên cao một chút.

Có nên đưa bé đến bác sĩ khám không?

Bé phải được đưa đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu bé không ăn, sốt cao trên 39oC và cảm thấy khó chịu. Hoặc nếu ho không giảm sau 5 ngày, nếu các triệu chứng khác kéo dài hơn 10 ngày và có triệu chứng mới phát hiện như đau tai.

Phòng bệnh cho trẻ

– Không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh cảm lạnh ngoại trừ tránh tiếp xúc với người bệnh.

– Không nên bế bé đến các siêu thị và chỗ đông người tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

– Giữ ấm tuyệt đối cho trẻ vào những mùa mưa, lạnh.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/28/tre-bi-cam-lanh-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet/feed/ 0
Hãy cẩn thận với thuốc được chiết xuất từ hoa cúc dại Echinacea! https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/khong-nen-dung-thuoc-co-hoa-cuc-de-chua-cam-cho-tre-duoi-12-tuoi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/khong-nen-dung-thuoc-co-hoa-cuc-de-chua-cam-cho-tre-duoi-12-tuoi/#respond Sat, 25 Aug 2012 03:30:32 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8282 Hoa cúc dại (Echinacea ) có tác dụng chữa trị cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc trị cảm cúm có chiết xuất từ loài hoa này cho trẻ em dưới 12 tuổi vì có nguy cơ rất cao gây dị ứng cho trẻ.

Hoa cúc dại tên khoa học là Echinacea, các nhà khoa học đã tìm ra trong nó chất có  tác dụng trong chữa trị cảm cúm, cảm lạnh nhưng theo tổ chức Chăm sóc sức khỏe và điều tiết sản phẩm Anh quốc (MHRA) cho biết có một vấn đề nhỏ xảy ra khi sử dụng thuốc có chứa thành phần hoa cúc cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Đối với trẻ em lớn hơn 12 tuổi và người lớn vẫn có thể tiếp tục sử dụng thuốc chiết xuất từ hoa cúc dại để phòng ngừa và điều trị  cảm cúm, cảm lạnh bình thường. Nhưng đối với trẻ nhỏ hơn 12 tuổi,  theo tổ chức Chăm sóc sức khỏe và điều tiết sản phẩm Anh quốc cho biết, nếu cho các bé dùng thuốc thì có nguy cơ rất lớn bị  dị ứng như nổi mề đay, phát ban, khó thở và sốc nếu nặng có thể dẫn đến có tử vong.

Người đứng đầu về chính sách thảo dược ở MHRA- Richard Woodfield, đã nói “Đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần phải nhận thức được trẻ em dưới 12 tuổi có thể có nguy cơ bị dị ứng. Và các phụ huynh cũng không nên lo lăng quá nếu họ đã từng sử dụng Echinacea cho trẻ dưới 12 tuổi”.

Đối với những sản phẩm được cấp phép sản xuất dùng cho trẻ em trong đó có thành phần Echinacea phải được dán nhãn cảnh báo cho người tiêu dùng. Những bà mẹ có con dưới 12 tuổi cũng nên chú ý, đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng và các tác dụng phụ có thể khi mua thuốc cho trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/khong-nen-dung-thuoc-co-hoa-cuc-de-chua-cam-cho-tre-duoi-12-tuoi/feed/ 0