Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Một số cách phòng bệnh dại ở người https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/27/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-dai-o-nguoi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/27/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-dai-o-nguoi/#respond Sat, 27 Oct 2012 07:30:42 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8875 Đê phòng ngừa và điều trị bệnh dại đối với người và súc vật đã bị nhiễm virus dại, trước hết ta cần phải diệt nguồn lây và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.

1. Diệt nguồn lây

Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất chính là diệt chó dại, bắt giam hoặc giết chó chạy rong, tiêm vắc xin phòng dại cho chó.
Nếu phát hiện súc vật bị dại thì phải giết tất cả chó và mèo đã bị súc vật đó cắn hoặc tiêm vắc xin chống dại và cách ly theo dõi trong 15 ngày.

Các súc vật dại chết cần được chôn xác cẩn thận để bảo vệ các súc vật khác, chuồng nhốt súc vật đó phải được tẩy uế.

2. Tiêm vắc xin phòng dại

Sơ cứu đối với người bị súc vật cắn (chó cắn hoặc mèo cào):

• Cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa kỹ ngay với nước xà phòng hoặc nước muối hoặc nước đơn thuần (cần phải làm cho tất cả các vết cắn và các vết thương khác mà có khả năng bị nhiễm virus dại).

• Sau khi rửa thì bôi cồn sát trùng hay dung dịch iod để sát khuẩn vết thương.

• Không nên băng kín vết thương (vì virus dại dễ phát triển trong môi trường thiếu khí).

• Có thể cắt lọc vết thương trong trường hợp cần thiết nhưng không khâu kín miệng vết thương ngay, chỉ khâu trong những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại.

Cần tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị cắn.

Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương (cẳng chân) và tại thời điểm cắn con vật vẫn bình thường thì chưa cần tiêm vắc xin ngay mà cần theo dõi con vật trong 10 – 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật bỏ ăn, chết hoặc mất tích thì cần đến cơ sở y tế để được tiêm phòng dại ngay.

Sau 15 ngày theo dõi, con vật vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vắc xin nữa.

Trong những trường hợp sau cần tiêm ngay vắc xin phòng dại sau khi bị cắn:

• Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được súc vật đã cắn.

• Vết cắn không nặng lắm nhưng tại thời điểm cắn súc vật đang bị ốm.

Đối với các trường hợp đặc biệt sau cần chỉ định tiêm đồng thời cả vắc xin và huyết thanh kháng dại:

• Súc vật cắn nghi ngờ bị dại hoặc đang lên cơn dại.

• Có nhiều vết cắn sâu, nguy hiểm.

• Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục (dù các vết cắn nhẹ).

Khi đến tiêm vắc xin phòng dại sẽ được nhân viên ở các cơ sở y tế hướng dẫn và tư vấn để được tiêm đúng và đủ liều vắc xin theo quy định.

3. Một số điều chú ý để phòng tránh bệnh dại

Hạn chế nuôi chó, mèo. Không ném đá, chọc phá chó, mèo chạy ngoài đường.

Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm, không thả rong.

Tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi.

Tại nơi có chó, mèo dại phải diệt hết đàn chó, mèo đã tiếp xúc với con vật bị dại. Nghiêm cấm bán chó, mèo nơi đang có dịch dại sang nơi khác để hạn chế lây lan dịch.

Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/27/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-dai-o-nguoi/feed/ 0
Tìm hiểu một số thông tin về bệnh dại https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/26/tim-hieu-mot-so-thong-tin-ve-benh-dai/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/26/tim-hieu-mot-so-thong-tin-ve-benh-dai/#respond Fri, 26 Oct 2012 02:30:27 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8864 Bệnh dại thuộc nhóm bệnh lây qua đường da, niêm mạc được thấy ở khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước, tỷ lệ mắc bệnh ở người tùy thuộc vào tỷ lệ mắc bệnh dại ở súc vật. Dại là bệnh đến nay y học vẫn phải bó tay khi một bệnh nhân đã có triệu chứng lên cơn dại.

Sau đây là một số thông tin về bệnh dại bạn nên biết.

1. Khái niệm

Bệnh dại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính truyền từ súc vật sang người, là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra (Rabie virus, họ Rhabdo – viridae).

Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Virus dại vào cơ thể người qua da hoặc niêm mạc. Người mắc bệnh là do bị súc vật dại cắn hoặc dây nước bọt vào phần da bị trầy xước. Có nghĩa là, không phải khi bị cắn mới nguy hiểm mà bị liếm cũng nguy hiểm, nhưng tỷ lệ lây dại qua đường niêm mạc thấp hơn.

Virus dại sẽ theo các dây thần kinh hướng tâm đến hệ thần kinh trung ương, sinh sản ở đó, làm tổn thương các tế bào tủy sống và não, từ đó virus theo các dây thần kinh ly tâm tới tuyến nước bọt để được giải phóng ra ngoài.

3. Nguồn truyền nhiễm của bệnh dại

Bệnh dại là một bệnh truyền từ súc vật sang người. Tất cả các loài súc vật có vú đều có thể là nguồn chứa virus dại (chó, mèo, bò, lợn), đặc biệt loài chó có thể duy trì rất lâu sự tiếp diễn liên tục của virus dại.

Súc vật duy trì virus dại trong thiên nhiên là chó sói và nó có thể làm lây cho các súc vật khác như chó nhà, mèo nhà. Ở Việt Nam, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu (97%) và sau đó là mèo (2,7%), mèo cũng có thể lây bệnh dại cho người khi bị cào.

4. Biểu hiện ở người bị bệnh dại

Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 12 ngày đến 1 năm, thường từ 2 – 3 tháng kể từ ngày bị cắn. Thời kỳ này ngắn hay dài tùy thuộc vài ví trí vết cắn (ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, nơi có nhiều dây thần kinh thì thời gian ủ bệnh dài hơn vết cắn ở tay, chân), tình trạng nặng nhẹ của vết thương và lượng virus từ súc vật dại truyền sang người.

Thời kỳ phát bệnh kéo dài từ 1 – 10 ngày từ khi bắt đầu đến khi chết. Người bị dại có thể hung dữ (gào thét, tăng cảm giác các giác quan, co thắt thanh quản, hoang tưởng, đập phá) hoặc thể liệt (nằm im, liệt hô hấp).
Tất cả bệnh nhân lên cơn dại đều tử vong.

5. Biểu hiện ở chó bị bệnh dại

Ở thể điên cuồng, chó dại thường bỏ ăn sau khi ủ bệnh 3 – 5 ngày, thói quen của con vật thay đổi hằng ngày. Ở giai đoạn lên cơn, con vật tăng vận động, tiếng kêu khản, sủa kéo dài rồi rướn cổ hú thành tiếng ghê rợn. Mọi kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn, chó thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ chơi xung quanh và cắn rất mạnh, chó có thể bỏ nhà, chạy rong và gặp ai cũng cắn. Sau vài ngày, chó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi liệt mà chết trong 7 ngày.

Ở thể liệt, chó chỉ nằm im, chảy nhiều nước dãi, không cắn người, không sủa và chết trong vòng 3 – 5 ngày.

Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng và xử lí được nếu có hiểu biết, sơ cứu đúng và kịp thời, ở chuyên đề sau chúng tôi sẽ nói rõ hơn về cách phòng ngừa và điều trị bệnh dại ở người

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/26/tim-hieu-mot-so-thong-tin-ve-benh-dai/feed/ 0