Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Thực hư về bệnh di ứng thời tiết và cách phòng ngừa https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/18/thuc-hu-ve-benh-di-ung-thoi-tiet-va-cach-phong-ngua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/18/thuc-hu-ve-benh-di-ung-thoi-tiet-va-cach-phong-ngua/#respond Sun, 18 Nov 2012 01:30:56 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9016 Thời tiết thay đổi đột ngột và nhất là trong những lúc giao mùa, chính là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng như: viêm mũi dị ứng, phát ban, da bị phồng rộp, nổi mề đay,… ở một số người có cơ địa dị ứng. Vậy vì sao lại có hiện tượng đó, và cách phòng tránh nó như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc nói trên.

1. Nguyên nhân

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng vào những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi  đột ngột từ nóng sang lạnh…  làm cơ thể chưa kịp thích ghi.

Những bệnh thường gặp ở người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết như: đau nhức đầu, viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, á sừng… thường chỉ điều trị được về triệu chứng, hầu như không thể điều trị dứt điểm, và những người bị dị ứng thời tiết thường là chung sống với nó cả đời.

2. Các bệnh dị ứng thời tiết thường gặp

Viêm mũi dị ứng

Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Còn nếu bệnh trở thành mạn tính thì chỉ cần thay đổi thời tiết là xuất hiện, bất kể mùa đông hay mùa hè.Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là hắt hơi hàng tràng, sổ mũi, mắt đỏ và ngứa, khô họng, ngạt mũi. Nếu bị nặng có thể lên cơn khó thở, khò khè. Các biểu hiện này tồn tại trong vòng 15-20 phút, sau đó giảm dần. Số cơn xuất hiện trong ngày tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Ngoài ra, nên dự trữ sẵn các thuốc chống dị ứng phòng khi thời tiết thay đổi và uống thuốc ngay từ khi có biểu hiện nhẹ.

Đau đầu do thời tiết

Thời tiết thay đổi làm cho mạch máu não giãn ra là một nguyên nhân gây đau nhức đầu. Lúc này nếu bạn uống thuốc giảm đau sẽ có tác dụng ngay tức thời, nhưng không thể điều trị dứt điểm được. Bạn chỉ nên uống thuốc này khi  cơn đau kéo dài, dữ dội và bạn không thể chịu đựng được nữa.

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên ăn nhiều rau quả có nhiều vitaminC, rau xanh, các thuốc bổ máu như vitamin B1, B12, B6. Về mùa đông nên chú ý giữ ấm cơ thể.

Bệnh về da

– Nổi mề đay:  Ở mức độ nhẹ, trên da xuất hiện một vài chấm nốt, chỉ trong một thời gian ngắn từ 1 đến vài tiếng rồi lại mất. Nặng hơn là các đám nhỏ, lớn với hình thù tròn, bầu dục, hình bản đồ…  Người bị mê đay cần tránh lạnh, tránh gió, mặc áo quần ấm. Nên hạn chế các chất kích thích như rượu bia, chè, cà phê…

Bệnh á sừng: gặp ở nữ nhiều hơn nam và thường ở những người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết. Biểu hiện của á sừng là các vết nứt làm da hằn sâu, thậm chí nứt xuống, bong vẩy để lại một nền da đỏ, bóng. Người bị á sừng thường rất ngứa, đau. Để phòng  tránh bệnh, người bệnh  cần phải hạn chế tiếp xúc với nước, kiêng dùng các các chất có tính tẩy rửa như xà phòng, dâu gội…

3. Một số cách phòng bệnh dị ứng thời tiết

Hiện nay, dị ứng thời tiết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc làm giảm nhẹ các triệu chứng. Vì vây, đối với những người bị dị ứng thời tiết thì phòng bệnh là cách chủ yếu nhất.

– Bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bạn các thực phẩm giàu axit folic như  bánh mỳ và các loại đậu

– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa: mỗi tuần một lần, lau nhà với nước lau nhà có tinh chất Hypoallergenic (không tạo ra dị ứng), dọn dẹp giường chiếu với nước nóng (130oC) để diệt lông sâu bọ và phấn hoa.

– Bổ sung khoảng 1000 mg Vitamin C mỗi ngày.

– Luôn giữ ấm cơ thể, nên tránh sử dụng áo quần may bằng những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố… Không nên mặc các loại quần áo quá chật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ.

– Tránh một số loại gia vị như: mù tạt , ớt cay có thể kích thích niêm mạc mũi. Đối với người bị viêm xoang tránh củ nghệ tươi.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/18/thuc-hu-ve-benh-di-ung-thoi-tiet-va-cach-phong-ngua/feed/ 0
Dị ứng thuốc: nguyên nhân và hậu quả https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/01/di-ung-thuoc-nguyen-nhan-va-hau-qua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/01/di-ung-thuoc-nguyen-nhan-va-hau-qua/#respond Thu, 01 Nov 2012 02:30:15 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8939 Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây dị ứng tùy thuộc vào cơ địa từng người, và tỷ lệ này chiếm khoảng 5 – 10% trường hợp điều trị bằng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng dị ứng thuốc.

Những loại thuốc gây dị ứng được xếp hàng đầu đó là penicillin và các loại kháng sinh. Ngay cả các loại vitamin như vitamin C, vitamin B1 cũng gây ra dị ứng và có thể dẫn đến sốc phản vệ. Ngoài ra các loại thuốc tiêm, thuốc bôi là những loại dễ gây dị ứng hơn so với các loại thuốc uống.

1. Nguyên nhân

Dị ứng thuốc là trường hợp cơ thể không dung nạp được với thuốc uống, chích, thuốc bôi, nên khi đi vào cơ thể dẫn đến các biểu hiện gây hại cho sức khỏe  người dùng thuốc.Dị ứng thuốc do nhiều nguyên nhân khác nhau:

– Dùng thuốc hết hạn sử dụng: Mỗi thuốc có một hạn sử dụng riêng, nếu thuốc hết hạn sử dụng làm cho thuốc bị biến tính gây tác hại cho người sử dụng.

– Lạm dụng thuốc hay sử dụng thuốc không đúng theo đơn thuốc của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng thuốc. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc đông y bạn cũng nên cẩn thận. Bởi vì, thuốc đông y cũng có thể gây  dị ứng.

– Do cơ địa của từng người mẫn cảm với một thành phần nào đó của thuốc. Đặc biệt đối với những người có tiền sử bị chàm (eczema), viêm xoang dị ứng, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn, mề đay, viêm mũi dị ứng,  rất dễ mẩn cảm với chất lạ đối với cơ thể (dị nguyên), .

– Cơ chế gây ra hiện tượng này chính là do chất lạ phá vỡ liên kết histamine-héparine , làm cho histamine được giải phóng vào trong máu tác động lên hệ tuần hoàn làm giãn mạch gây tụt huyết áp, làm tim đập nhanh, lên não gây nhức đầu do bị tăng áp lực nội sọ, lên hô hấp làm co thắt khí phế quản gây nghẹt thở, lên hệ tiêu hóa làm co thắt cơ trơn… Vì thế các thuốc dùng trong dị ứng thường là các thuốc kháng histamin.

2. Hậu quả

Tùy từng người mà biểu hiện của dị ứng thuốc khác nhau, tình trạng có thể rất nhẹ, nặng, đến rất nặng. Dị ứng thuốc có thể xảy ra ngay lập tức, sau vài giờ, vài ngày hay vài tuần.

Triệu chứng xuất hiện sớm nhất và rõ nhất là ở da và niêm mạc. Lúc này da có thể bị phồng rộp, nổi mề đay, phát ban, ngứa, xuất hiện mảng đỏ, đau, rát mỗi khi sờ vào. Ngoài ra, có thể bị một số triệu chứng khác như phòng rộp ở vùng quanh môi, sốt, người mệt mỏi…

Trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ thì những triệu chứng xảy ra nhanh hơn, rõ nét hơn và nguy hiểm hơn như huyết áp tụt, mạch nhanh, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, hốt hoảng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tính mạng của người bệnh sẽ bị đe doạ.

Hiện nay, không có cách gì ngăn ngừa dị ứng thuốc. Nếu bạn là người có cơ địa dị ứng thì trước khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh tình trạng tự mua thuốc để điều trị sẽ gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm và tình trạng xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/01/di-ung-thuoc-nguyen-nhan-va-hau-qua/feed/ 0
Một số bệnh da liễu thường gặp trong mùa đông https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/30/mot-so-benh-da-lieu-thuong-gap-trong-mua-dong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/30/mot-so-benh-da-lieu-thuong-gap-trong-mua-dong/#respond Tue, 30 Oct 2012 02:30:41 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8922 Khi mùa đông đến, thời tiết giá lạnh, độ ẩm xuống thấp làm da mất nước, các chất bảo vệ da, bã mồ hôi giảm đi, làm cho làn da khô, nứt nẻ, có khi có cảm giác bong tróc, hơi rát và nếu da quá khô, sẽ bị sần sù, dễ bong vẩy. Những bệnh như viêm da cơ địa, á sừng,  vẩy cá và một số bệnh da có vẩy khác có xu hướng tăng. Những bệnh này không gây chết người nhưng làm cho bệnh nhân khó chịu và mọi sinh hoạt trở nên khó khăn.

Viêm da cơ địa dị ứng vào mùa lạnh.

Viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa xảy ra ở những người có yếu tố di truyền làm dễ với sự phát triển của các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng. Bệnh thường lan khắp người, giới hạn không rõ với các vị trí ở mặt ( trán, mí mắt), mặt trước cổ, khủyu tay, lưng bàn tay, bàn chân. Tổn thương mảng sẩn và liken hóa, ngứa dữ dội, tróc vảy, trợt da, thường gặp ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp.

Bệnh á sừng

Á sừng là một bệnh khá phổ biến ở những người tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ như đầu bếp, hoá chất, xà phòng… Tổn thương đỏ, khô da và nứt da, vảy bong không hoàn toàn, nếu bóc vảy sẽ gây rách da, chảy máu ở các ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh nặng lên vào mùa đông, khi thời tiết khô hanh, làm da khô nứt nẻ, rất đau.

Hình ảnh tổn thương trong bệnh vảy cá

Bệnh vảy cá

Tổn thương lâm sàng hay gặp là khô da, có vảy và nứt nẻ. Xuất hiện những vảy nhỏ trông như bột dính chặt vào da ở khu vực da chân. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn , sẽ có những vảy đa giác có đường kính từ 0.5 – 1 cm, màu nâu, vàng nhẹ hoặc trắng đục, dính chặt, bờ hơi tróc khỏi mặt da ở mặt dưới da tứ chi và thân (hay gặp nhất ở lưng).

Nứt da do trời lạnh

Khi thời tiết trở lạnh, làn da dễ bị mất nước làm cho da khô, ẩm mốc, dễ bị kích thích gây ngứa. Trên da sẽ có những vệt trắng sau khi gãi. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời hoặc bệnh nhân  sử dụng thuốc bôi và xà phòng không đúng cách, da sẽ có thể bị chàm hóa, chảy nước, có mụn nước.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/30/mot-so-benh-da-lieu-thuong-gap-trong-mua-dong/feed/ 0
Cách phòng tránh và chữa trị dị ứng thực phẩm https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/30/cach-phong-tranh-va-chua-tri-di-ung-thu-pham/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/30/cach-phong-tranh-va-chua-tri-di-ung-thu-pham/#respond Tue, 30 Oct 2012 01:30:34 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8909 Dị ứng thức ăn là triệu chứng của việc hệ miễn dịch phản ứng do ăn phải những thực phẩm không hợp với cơ thể.  Dị ứng thực phẩm không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc làm giảm các triệu chứng khi mắc phải. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh và xử lý kịp thời trong trường hợp bị dị ứng thực phẩm

Cách phòng tránh dị ứng thức ăn

Để đề phòng dị ứng thực phẩm, chúng ta lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

– Tránh ăn những thức ăn đã từng làm cho bạn bị dị ứng, dù biểu hiện của dị ứng là rất nhẹ.  Trước khi quyết định mua một loại thực phẩm nào đó, bạn phải đọc nhãn mác và lưu ý một số từ ngữ không thông dụng sử dụng trên nhãn mác, bao bì sản phẩm như albumin (một thành phần của chất đạm trứng) hoặc casein (đạm sữa).

– Đối với trẻ em: có tiền sử gia đình bị dị ứng cũng nên cẩn thận và theo dõi trẻ ít nhất là đến lúc trẻ được 3 tuổi. Khi trẻ có tiền sử dị ứng thức ăn, khi ta cho ăn một thức ăn mới thì nên cho trẻ ăn từng ít một và sau mỗi lần ăn nên theo dõi biểu hiện của trẻ. Ngoài ra, bạn nên cho bé sữa mẹ  hoàn toàn trong 4- 6 tháng đầu, bởi bì sữa mẹ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn  một sô dị ứng ở trẻ nhỏ.

–  Khi đi ăn tại nhà hàng hãy nói với người phục vụ về loại thực phẩm bạn bị dị ứng, còn khi nấu ăn tại nhà tránh dùng chung dụng cụ nhà bếp với những loại thực phẩm bạn bị dị ứng vì có thể gây ra phản ứng dị ứng chéo.

– Hiểu về dị ứng là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng vượt qua dị ứng thực phẩm. Bởi, đây là cách giúp bạn phòng tránh hiệu quả nhất.

Cách chữa trị dị ứng thức ăn

Tránh ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như trứng, sữa, lạc…

– Việc cần làm đầu tiên khi bị dị ứng thức ăn là cần xác định được loại thức ăn nào gậy dị ứng và không ăn thức ăn đó trong vòng 7-14 ngày tiếp theo. Những thức ăn nghi ngờ là những thức ăn sau khi ăn có những biểu hiện sau: ngứa, nổi mề đay, ban đỏ,  khó thở, tiêu chảy…

  • Khi bị dị ứng nổi ban đỏ(thường ăn thực phẩm như cua, tôm, socola…) bạn không nên tắm, không lau người bằng nước nóng vì nước nóng làm ban nặng thêm, bạn hãy đắp nước lạnh lên chỗ ban mọc.  Người bệnh cần mặc quần áo rộng, thoáng, nghỉ ngơi, có thể dùng các thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau khi ăn thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao như thịt gà…, hay thức ăn để lâu ngày thường có biểu hiện mẩn ngứa tốt nhất là không nên ăn những thức ăn đó nữa. Bình thường các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau một ngày nhưng nếu không hết hãy đưa người bệnh đến khám tại trung tâm y tế gần nhất.

– Thuốc dùng trong dị ứng thức ăn thường là những  thuốc nhằm làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, và một điều quan trọng nhất là chống các phản ứng sốc phản vệ. Bởi vì sốc phản vệ chính là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người bị dị ứng thực phẩm. Những loại thuốc thường dùng trong dị ứng đó là: epiephrin, kháng histamin, chống co thắt phế quản, corticoid hít hay toàn thân.

  • Đối với một phản ứng dị ứng nhẹ, thuốc kháng histamin toa hoặc quy định có thể giúp giảm triệu chứng. Các thuốc này có thể được thực hiện sau khi tiếp xúc với một thực phẩm gây dị ứng để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine không thể điều trị một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Đối với một phản ứng dị ứng nặng  với triệu chứng suy hô hấp, hạ huyết áp, bất tỉnh, cần dùng ngay epinephrine và chuyến đi đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt trong vòng 8 giờ.
]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/30/cach-phong-tranh-va-chua-tri-di-ung-thu-pham/feed/ 0
Một số dạng dị ứng hiếm gặp https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/mot-so-dang-di-ung-hiem-gap/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/mot-so-dang-di-ung-hiem-gap/#respond Mon, 29 Oct 2012 07:30:00 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8911 Dị ứng là tình trạng bất thường của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Bình thường, hệ miễn dịch sẽ hoạt động và đào thải những tác nhân lạ này ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, tác nhân lạ sẽ tấn công và kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra phản ứng dị ứng.Hàng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với nhiều chất gây ra các dạng dị ứng phổ biến như dị ứng hô hấp, dị ứng vật nuôi, viêm mũi dị ứng… thỉnh thoảng còn gặp một số dạng dị ứng khác. Hãy cùng tìm hiểu một số dạng dị ứng hiếm gặp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dị ứng mắt

Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn, là nơi thu nhận thông tin đa chiều từ cuộc sống muôn màu xung quanh. Tuy nhiên, nếu không được bảo vệ đúng cách và thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố kích thích có thể gây ra dị ứng.

Các yếu tố gây bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu là: ô nhiễm môi trường sống, mất cân bằng dinh dưỡng, tình trạng dùng thuốc, hóa chất, mỹ phẩm bừa bãi…

Một số bệnh dị ứng ở mắt có thể là:

Viêm giác mạc

Thường do các yếu tố nội sinh, vi khuẩn và virus tác động lên giác mạc mắt gây ra các dạng như: viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, zona, thủy đậu, viêm giác mạc kẽ do dị ứng vi khuẩn lao, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu…

Viêm kết mạc dị ứng

Kết mạc là lớp màng mỏng ngoài cùng, trong suốt bao quanh nhãn cầu và được bảo vệ bởi mi mắt. Các hình thái của viêm kết mạc dị ứng bao gồm: viêm kết mạc theo mùa, viêm kết mạc cơ địa, viêm kết mạc có nhú khổng lồ.

Biểu hiện của nó rất đa dạng và phổ biến như: mắt nhìn mờ, khô rát, chảy nước mắt, ra gỉ nhiều, mắt hay bị ngứa và kích thích buộc phải day dụi hoặc gãi, cảm giác có sạn trong mắt và sợ ánh sáng. Đây là bệnh hay gặp nhất.

 Viêm trong nhãn cầu

Do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, kí sinh trùng… Biểu hiện thường gặp là đau nhức mắt, thường đau tăng lên khi vận động nhãn cầu, giảm thị lực, chảy nước mắt, đau đầu, đỏ mắt, sợ ánh sáng…

2. Dị ứng côn trùng đốt

Đây là dạng dị ứng mặc dù hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, vì vậy chớ coi thường. Thường gặp các loại côn trùng đốt người là: ong, kiến, muỗi, ve, nhện, bọ cạp, đỉa, rắn, rết… Phản ứng dị ứng xảy ra tại chỗ tức thì với biểu hiện ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban sưng vù, sẩn ngứa, mụn nước, tróc vảy. Nặng hơn có thể xuất hiện các nốt hạch và độc tố xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt, vết cắn.

Phản ứng toàn thân dẫn đến sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng. Bình thường xảy ra vào mùa hè vì khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho côn trùng sản sinh và phát triển.

Ngoài các dạng dị ứng kể trên, thỉnh thoảng còn bắt gặp một số dạng dị ứng hiếm như dị ứng với áp lực, dị ứng với ánh sáng mặt trời, không khí lạnh, dị ứng nấm mốc, nhựa cao su…

3. Di ứng khi mang bầu

Đây là một bệnh rất gặp, người bệnh được chuẩn đoán mắc chứng Polymorphic Eruption of Pregnancy(PEP), triệu chứng chỉ xuất hiện một chút trong giai đoạn sau của thai kì. Biểu hiện của bệnh là: những nốt phát ban lan khắp cơ thể, làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa, khó chịu, việc thường xuyên gãi khiến cho chân của bệnh nhân chi chít những nốt đỏ và sẹo.

4. Dị ứng paracetamol cực hiếm gặp

Eva Uhlin, 19 tuổi, nhiều lần uống paracetamol để giảm sốt. Nhưng lần cuối cùng, cô đã gặp phải một hiện tượng dị ứng cực kỳ hiếm gặp (1/1.000.000). Biểu hiện của nó nặng nề tới mức không thể nhận ra gương mặt của cô gái trong nhiều năm. Nguyên nhân do sự kết hợp giữa virus và thuốc  gây ra hiên tượng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), làm cho da cô bị phồng rộp và cô được đưa đi cấp cứu như một trường hợp bị bỏng nặng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/mot-so-dang-di-ung-hiem-gap/feed/ 0
Một số thức ăn, đồ uống có thể gây dị ứng https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/mot-so-thuc-an-do-uong-co-the-gay-di-ung/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/mot-so-thuc-an-do-uong-co-the-gay-di-ung/#respond Mon, 29 Oct 2012 03:30:47 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8902 Có một số người do cơ địa nên họ thường bị dị ứng với một số loại thức ăn thông thường như cá, tôm, sữa, lúa mạch… Khi bị dị ứng bạn chỉ có thể sống chung với nó suốt đời,vì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, nếu thuộc tuýp người có cơ địa dị ứng, bạn hãy cẩn thận với một số loại thức ăn sau nhé.

Ngũ cốc có chứa gluten

Ngũ cốc có chứa gluten,…như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mì spenta hay là các giống lai của chúng và những sản phẩm làm từ ngũ cốc. Thường biểu hiện trên các loại thực phẩm như: bia, mì, xì dầu… Nguyên nhân gây ra dị ứng  là do không tiêu hóa được chất gluten có trong lúa mì hoặc ngũ cốc, lúa mạch, lúa mạch đen.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Nguyên nhân chính của dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất  lactase-enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa.  Vì vậy, những người bị dị ứng với sữa nên tránh sữa và các sản phẩm được làm từ sữa như: sữa chua, pho mát,  bơ  và kem.
Đây là loại dị ứng  thường xảy ra ở trẻ em, nhưng đa số trẻ em trong trường hợp này sẽ thường tự hết khi trẻ được 3 tuổi.

Dứa

Dứa là cây ăn quả hàng đầu nước ta cùng với chuối và các loại quả có múi. Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao. Tuy nhiên, có một số người lại bị dị ứng khi ăn dứa. Biều hiện chủ yếu là ngứa, khó chịu hay sưng cổ họng sau khi ăn.

Trứng và các sản phẩm từ trứng

Nguyên nhân chính gây ra dị ứng do trong lòng đỏ và lòng trắng trứng có một số protein có thể gây ra phản ứng dị ứng. Biểu hiện của dị ứng thường là: buồn nôn, tiêu chảy, viêm mũi, phát ban…
Đối tượng thường gây dị ứng là trẻ em. Đa số là bị dị ứng với lòng trắng trứng. Vì vậy, những người bị  dị ứng cần tránh trứng và các sản phẩm từ trứng.

Chanh

Chanh cung cấp một lượng vitamin C khá cao cho cơ thể. Tuy vậy,  với một hàm lượng axit cao như vậy cũng có thể là nguyên nhân gây ra một phản ứng dị ứng cho thể. Biểu hiện chủ yếu là gây phát ban.

Đồ hải sản

Đồ hải sản thường gây dị ứng là tôm, cua, sò, cá, ghẹ, mực … Đây là loại dị ứng thường gặp ở người lớn.  Nguyên nhân gây dị ứng cũng do trong đồ hải sản cúng do một sô protein lạ gây nên. Một số biểu hiện của dị ứng là nổi mề đay, người nôn nao khó chịu, ngứa toàn thân.

Sô-cô-la

Dị ứng với sô-cô-la không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân, do trong Sô-cô-la chứa bột ca cao, đối với một số người không thể hấp thu cacao nên gây ra hiện tượng dị ứng. Ngoài sô-cô-la, những người bị dị ứng dạng này cũng nên tránh các sản phẩm khác có chứa ca cao.

Đậu nành

Các nhà nghiên cứu xác định ít nhất 15 chất gây dị ứng có trong protein đậu nành. Có khoảng 0,3% trẻ em dị ứng với loại hạt này. Tuy nhiên, dị ứng thường nhẹ và ít ảnh hưởng đến trẻ. Tro Đa số các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất lúc trẻ được 3 tuổi, nhưng  dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Đậu phộng

Hiện tượng dị ứng đậu phộng  xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định protein có trong đậu phộng là một protein có hại. Các biểu hiện thường thấy là: mẩn đỏ,  ngứa ở da, buồn nôn, đau bụng, dễ tiêu chảy… nặng có thể xảy ra phản ứng sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong. Người bị dị ứng đậu phộng không nên ăn đậu phộng và các sản phẩm trong đó có chứa thành phần là đậu phộng.

Các loại hạt khác

Dị ứng  với các loại hạt thường kéo dài suốt đời. Chỉ có 9% trẻ em thoát khỏi dị ứng các loại  hạt khi lớn lên. Triệu chứng dị ứng thường xảy ra khi trẻ ăn các loại hạt như: như quả óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân, vừng …

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/mot-so-thuc-an-do-uong-co-the-gay-di-ung/feed/ 0
Có thể bị dị ứng sữa? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/co-the-bi-di-ung-sua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/co-the-bi-di-ung-sua/#respond Mon, 29 Oct 2012 02:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8897 Dị ứng là một phản ứng bất thường của cơ thể khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với những chất lạ. Đối với trẻ nhỏ, ngoài các bệnh lý dị ứng đường tiêu hóa và ở da thông thường như chàm, mề đay, rôm sảy… thì còn có một loại dị ứng khiến trẻ kém hấp thu và khó tiêu hóa, đó là dị ứng sữa.

 

1. Tại sao lại dị ứng sữa?

Sữa có thành phần acid amin đầy đủ và cân đối, là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là sữa mẹ. Các loại sữa có thể khiến con bạn bị dị ứng thường là sữa bò hoặc sữa hộp, thỉnh thoảng do sữa đậu nành. Theo các nhà y học, có 30 – 40% trẻ bị dị ứng với các loại sữa này. Có khoảng 2 – 7% trẻ dưới 1 tuổi bị dị ứng với sữa bò và sẽ bị dị ứng cho đến khi 3 tuổi. Ngoài nguy cơ dị ứng sữa bò, có một tỷ lệ trẻ bất dung nạp đường lactose kể cả trong sữa mẹ do trẻ bị thiếu hụt men tiêu hóa loại đường này.

Mặc dù hiện nay, nền y học nói chung và ngành miễn dịch nói riêng đã phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song nguyên nhân dị ứng sữa vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Có ý kiến cho rằng dị ứng sữa có thể do các yếu tố di truyền cùng với đáp ứng miễn dịch của trẻ. Tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi trẻ, nếu đáp ứng miễn dịch tốt, trẻ sẽ loại trừ được các tác nhân gây dị ứng có trong sữa. Ngược lại, các trẻ khác sẽ có phản ứng dị ứng như nôn trớ, khó tiêu, quấy khóc… Đáng lưu ý là, những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ bị dị ứng vì hệ thống miễn dịch tốt hơn so với những trẻ uống sữa bò hoặc sữa đậu nành.

2. Biểu hiện dị ứng sữa

Thường gặp 1 trong 2 dạng sau:

Biểu hiện dị ứng chậm

Xảy ra một vài ngày sau khi uống sữa, thường là 5 – 7 ngày. Các biểu hiện dạng này thường bị nhầm tưởng với biểu hiện của các bệnh lý khác nên bà mẹ thường khó nhận ra, có thể là:

  • Quấy khóc: Trẻ cảm thấy bứt rứt khó chịu, thường la hét và quấy khóc vô cớ liên tục trong nhiều ngày.
  • Nôn trớ: Trẻ thường bị ói sau khi uống sữa bò hoặc sữa bột do cơ thể trẻ không có men tiêu hóa đường lactose, một loại đường đôi có trong sữa. Đối với những trẻ không tiêu hóa được, sữa uống vào không được hấp thu khiến trẻ trào ngược và nôn trớ.
  • Tiêu chảy: Do không hấp thu được nên uống vào bao nhiêu, trẻ đi ngoài bấy nhiêu, thường là đi ngoài phân lỏng hơn 2 lần/ngày và liên tục trong nhiều ngày sau đó. Chính điều này làm trẻ mệt lả, sút cân vì mất nước.
  • Ban đỏ: Phát ban ra ngoài da và thường bị nhầm lẫn với các dạng dị ứng khác. Vì vậy cần theo dõi trẻ kết hợp xem có các biểu hiện trên không, nếu có cần đưa trẻ đi khám ngay để xác định nguyên nhân.

Ngoài ra, do không dung nạp được sữa nên cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng, canxi khiến trẻ chậm lớn, không tăng cân vì luôn cảm thấy đầy hơi, tiêu chảy kèm theo các triệu chứng bất thường về hô hấp.

Biểu hiện dị ứng nhanh:

Xảy ra tức thời ngay sau khi cho trẻ uống sữa. Thường trẻ có biểu hiện ói mửa, nôn trớ, đi chảy, mặt mũi sưng phù, khó thở… Đặc biệt nghiêm trọng đối với những trẻ miễn dịch yếu là dẫn đến sốc phản vệ.

3. Điều trị

– Đối với trẻ có phản ứng dị ứng nhanh: Nếu đang uống sữa bò hoặc sữa bột thì cần dừng ngay việc cho trẻ uống các loại sữa đó, tốt nhất là chuyển sang bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu mẹ không có sữa thì có thể chuyển sang các loại sữa có nguồn gốc khác như sữa đậu nành, sữa dê hoặc sữa bò đã được thủy phân. Nếu sau khi đổi sữa, trẻ không có phản ứng gì thì tiếp tục cho trẻ uống loại sữa đó đến lúc 1 tuổi, sau đó hỏi ý kiến bác sĩ về việc quay lại uống sữa bò xem sự dung nạp sữa đã thay đổi như thế nào.

– Đối với trẻ có phản ứng dị ứng chậm: Tránh các loại sản phẩm làm từ sữa bò như sữa chua, pho-mát… Những trẻ đang bú mẹ thì các bà mẹ cần lưu ý rằng, trong chế độ ăn của mẹ phải loại trừ các thực phẩm có chứa sữa để tránh gây dị ứng cho con. Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm thì cần lưu ý đến chế độ tiết thực của trẻ và phải được tư vấn bởi các chuyên gia dinh dưỡng.

4. Phòng ngừa dị ứng sữa

– Cẩn thận khi chọn sữa cho con, xem kỹ thành phần ghi trên nhãn mác để loại bỏ sữa có chứa thành phần gây dị ứng cho trẻ.

– Quan sát, theo dõi khi cho trẻ uống sữa để đảm bảo trẻ không bị dị ứng và tình trạng dung nạp tốt.

– Nếu trẻ có tiền sử dị ứng, cần chuẩn bị một số loại thuốc chống dị ứng thường xuyên tại nhà dưới sự kê đơn của bác sĩ.

– Nếu phải gửi con đi nhà trẻ, cần gửi loại sữa mình đã chọn cho cô trông trẻ và dặn cho trẻ uống đúng loại sữa đó, tránh tình trạng uống chung sữa với các trẻ khác dẫn đến dị ứng và có thể sốc.

– Khi có bất kỳ biểu hiện nào kể trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm loại sữa phù hợp cho trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/29/co-the-bi-di-ung-sua/feed/ 0
Một số bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/mot-so-benh-ngoai-da-thuong-gap-o-nguoi-lon/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/mot-so-benh-ngoai-da-thuong-gap-o-nguoi-lon/#respond Sun, 28 Oct 2012 07:30:05 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8883 Có rất nhiều bệnh đã được xác định là bệnh lý của da. Nhiều bệnh có biểu hiện ngoài da, chỉ là triệu chứng của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như các bệnh do vi sinh vật hay ký sinh trùng gây ra, nhưng một số ít vẫn tồn tại như là bệnh độc lập. Nhưng trong số các bệnh ngoài da có một số bệnh thường gặp ở người trưởng thành do yếu tố nghề nghiệp hoặc sự tiếp xúc thường xuyên với hóa chất.

Làn da bạn có thể có một số vấn đề như dày, bẩn, dầu mỡ, mủ và bã nhờn, công việc của bạn thường xuyên ngâm mình và tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất, trời nóng nực đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh ngoài da xuất hiện và phát triển, phổ biến nhất là bệnh nước ăn chân, viêm da mạn tính, viêm da tiếp xúc, dày sừng nang lông …

Lớp da bị mủn trắng, có kẻ nứt, trên nền da đỏ ướt

Nước ăn chân

Nước ăn chân là tên gọi thường dùng để chỉ bệnh nấm ở chân. Nước ăn chân là bệnh có nguy cơ cao ở những người có công việc tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, mang giầy vớ bít kín mà không thay giặt thường xuyên.

Ở các kẻ ngón, thường là ở các kẻ hẹp như kẻ ngón 2,3, ngón chân áp út, lớp da bị mủn trắng, có kẻ nứt, trên nền da đỏ ướt. Có thể có các mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, phủ vẩy nhỏ mịn ở lòng bàn chân, gót chân, các cạnh ngoài của bàn chân có. Bệnh nước ăn chân thường gây ngứa rất khó chịu. Trong nhiều trường hợp tổn thương có thể bị bội nhiễm gây sốt, nổi hạch bẹn và đau, bàn chân bị sưng, tấy đỏ và có mủ .

Viêm da mạn tính

Bệnh thường hay gặp nhất ở những người có độ tuổi từ 40-50 . Tổn thương đặc trưng là những mảng đỏ da, vảy khô, giới hạn không rõ. Nhiều khi có hình ảnh tăng sừng hóa và nứt lòng bàn tay và chân. Bệnh gây ngứa dai dẳng khiến bệnh nhân gãi nhiều làm dày da, thâm tím. Tổn thương giới hạn khá rõ, màu hơi nâu, có hình ô kẻ, liken hóa.

Hình ảnh viêm da do quai dép.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc cấp tính xảy ra trong khoảng 24 giờ ngay sau khi tiếp xúc với hóa  chất, đồ dùng hằng ngày, mỹ phẩm. Da tại vùng tiếp xúc bị đỏ, các mụn nước hình thành, các sẩn xuất hiện trên nền da đỏ. Nền da bị sưng, đỏ, có thể tiết dịch, sau đó dịch tiết tạo thành vảy tiết màu vàng như sáp ong, bệnh nhân thấy ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da bị tổn thương.

Viêm da tiếp xúc bán cấp và mạn tính: Vùng da tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm bị mất độ tươi sáng, tối màu rồi sạm lại. Sạm da hình thành những đám nhỏ ở gò má hoặc xuất hiện thành từng mảng lớn. Da mặt có thể bị đỏ lên và hình thành những sẩn, mụn mủ mọc trên nên da đỏ. Trong một số ít bệnh nhân bị teo da làm da trông rất mỏng, nhăn nheo và khó coi.

Mề đay

Trên da xuất hiện từng mảng không đều, màu trắng hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Sau một vài ngày bệnh sẽ khỏi và không dể lại sẹo.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/mot-so-benh-ngoai-da-thuong-gap-o-nguoi-lon/feed/ 0
Nguy cơ bị dị ứng với hóa mỹ phẩm https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/nguy-co-bi-di-ung-voi-hoa-chat-my-pham/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/nguy-co-bi-di-ung-voi-hoa-chat-my-pham/#respond Sun, 28 Oct 2012 02:30:47 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8894 Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển thì nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng trở nên thiết yếu, nhất là đối với phụ nữ. Phụ nữ cho rằng sử dụng mỹ phẩm vừa có thể làm đẹp, vừa tiết kiệm được thời gian. Nhưng ít ai ngờ rằng đó cũng chính là nguyên nhân gây dị ứng ở các mức độ khác nhau.

Vậy phát hiện mình bị dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm bằng cách nào và làm sao để giảm nguy cơ dị ứng? Đây là một câu hỏi đang được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm.

1. Các loại hóa mỹ phẩm thường gây dị ứng

Theo khuyến cáo của các nhà y học, có nhiều loại mỹ phẩm dễ gây dị ứng như kem dưỡng da, kem chống nắng, kem trị mụn, kem lót trang điểm; thuốc mọc tóc hoặc chống rụng tóc, thuốc khử mùi mồ hôi; các loại son môi và nước hoa, sữa tắm, dầu gội,nước hoa …

Dị ứng mỹ phẩm là hiện tượng viêm da tiếp xúc khiến da bị ngứa, đỏ, đau rát… thường gặp ngay sau khi tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm.

2. Cách nhận biết

Bình thường, khi sử dụng hóa chất, mỹ phẩm không phù hợp thì da sẽ bị kích thích và có phản ứng ngay. Tuy nhiên, một số trường hợp lại biểu hiện sau đó 1 tuần hoặc có thể lâu hơn. Nếu bị dị ứng với những sản phẩm vừa dùng, bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây:

– Nổi mụn trứng cá trên nền da đỏ.

– Mẩn ngứa: ban đầu mẩn ngứa ít nhưng sau đó tăng dần, cảm giác da sưng lên và xuất hiện nhiều mụn nước, ban đỏ.

– Nổi mề đay: biểu hiện sần, phù, cảm giác trên da có những vết gồ lên có thể sờ thấy được, kèm theo ngứa.

– Đau rát: khi dùng các loại mỹ phẩm cho da mặt có thể dẫn đến đau, rát và ngứa theo đợt khoảng 10 phút/lần.

– Sạm da: sắc tố da bị thay đổi, không còn vẻ tươi sáng như ban đầu.

– Teo da, khô da: da khô và tróc vảy.

– Chàm tiếp xúc: bao gồm các mảng hồng ban.

– Da bị hư tổn nặng, khô, nhăn nheo và chuyển sang giai đoạn sừng hóa.

Ngoài các biểu hiện trên thì các chất độc có trong hóa chất, mỹ phẩm có thể tích tụ lại trong cơ thể, gây ra biến chứng về lâu dài như lão hóa da, ung thư…

Lưu ý: Sau khi dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào, nếu thấy có một trong những triệu chứng bất thường kể trên thì phải ngưng sử dụng ngay lập tức, rửa sạch lớp mỹ phẩm bôi trên da nhiều lần bằng nước sạch và đến ngay bác sĩ da liễu để được khám và điều trị.

3. Điều trị dị ứng

– Đối với trường hợp nhẹ như viêm da tiếp xúc: chỉ định bôi các thuốc có chứa corticoid như deronovat, eumotave… bôi ngày 2 lần.

– Đối với các trường hợp nặng: chỉ định uống thêm các thuốc dị ứng như peritol, pipolphen, clarytine, cezil, celestamine… kết hợp uống vitamin C liều cao.

Bình thường nếu xử lý đúng thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần chỉ trong vòng 3 ngày sau đó.

4. Phòng ngừa dị ứng

Nếu sử dụng sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mỗi người thì hiếm khi bị dị ứng. Tuy nhiên thống kê cho thấy, khoảng 10% số phụ nữ dùng mỹ phẩm đã bị dị ứng. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị dị ứng bạn nên làm như sau:

– Nên thử dùng sản phẩm đối với những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên: thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay và để tối thiểu 24 giờ. Nếu không có phản ứng thì có thể yên tâm dùng tiếp.

– Đọc kỹ nhãn mác, thành phần có trong sản phẩm, nếu chứa thành phần dị ứng với cơ thể thì nhất quyết không dùng.

– Không mua các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hoặc ham rẻ mà mua theo lời đồn đại của người thân, bạn bè. Tốt nhất nên chọn mua các loại mỹ phẩm quen thuộc, có thành phần đơn giản và đảm bảo không bị kích ứng da.

– Không xịt trực tiếp lên da, đầu mà nên xịt lên quần áo, khăn tay để hạn chế nguy cơ dị ứng.

– Vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng mỹ phẩm, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

– Không lạm dụng mỹ phẩm hoặc dùng chung với người khác, không tự ý dùng mỹ phẩm tự pha chế, trộn lẫn.

– Khi thấy dị ứng cần đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng lâu dài. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin C, trái cây, giữ gìn vệ sinh… để tăng cường miễn dịch cơ thể chống lại phản ứng dị ứng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/nguy-co-bi-di-ung-voi-hoa-chat-my-pham/feed/ 0
Bệnh dị ứng: khái niệm, những dạng dị ứng thường gặp https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/27/benh-di-ung-khai-niem-nhung-dang-di-ung-thuong-gap/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/27/benh-di-ung-khai-niem-nhung-dang-di-ung-thuong-gap/#respond Sat, 27 Oct 2012 02:30:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8880 Dị ứng, hoặc chứng mẫn cảm, là phản ứng của cơ thể khi bị ảnh hưởng của thời tiết, hoặc những chất lạ xâm nhập từ bên ngoài. Những phản ứng thường thấy của dị ứng là: ngứa, chảy nước mũi, nổi mề đay, bong hoặc lột da…

1. Định nghĩa

Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.

2. Cơ chế của phản ứng dị ứng

Dị ứng là một trong bốn hình thức của chứng quá mẫn cảm và được gọi là quá mẫn loại I (xảy ra tức thì). Khi có chất lạ xâm nhập vào cơ thể, nó kích hoạt quá mức một loại kháng thể được gọi là IgE và các tế bào bạch cầu mast, dẫn đến một phản ứng viêm nặng thông thường bao gồm phát ban, sốt , chàm, ngộ độc thức ăn, lên cơn hen suyễn, và phản ứng với nọc độc của côn trùng chích như ong, muỗi, kiến…

3. Các dạng dị ứng thường gặp

Tùy các chất gây dị ứng mà ta có thể phân chia các dạng dị ứng thành các loại như sau:

Viêm mũi dị ứng: các tác nhân gây dị ứng có thể là phấn hoa, lông súc vật, bụi, nấm mốc…

– Viêm da dị ứng: một phản ứng dị ứng da hay còn gọi là Eczema.

– Dị ứng thực phẩm: các tác nhân như là đậu phộng, hạt cây, lúa mì, đậu nành, cá, đồ biển, trứng và sữa.

– Di ứng côn trùng chích như ong, kiến…

– Dị ứng thuốc: đặc biệt là đối với các loại thuốc kháng sinh penicillin, Latex hoặc các chất khác mà tiếp xúc, có thể gây ra các phản ứng dị ứng da.

4. Triệu chứng

Triệu chứng dị ứng phụ thuộc vào từng cơ thể, và có thể liên quan đến đường hô hấp, mũi xoang và khí phế quản, da và hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng phổ biến là: sưng, ngứa, mẩn đỏ, viêm mũi, da bong lột, ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè, nổi mề đay…

Đa số các trường hợp bị dị ứng ở thể nhẹ, tuy nhiên có một số loại dị ứng, bao gồm cả dị ứng với thức ăn và côn trùng chích, có tiềm năng để kích hoạt một phản ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Các biểu hiện của sốc phản vệ: mất ý thức, choáng, thở dốc nghiêm trọng, mạch nhanh, yếu, phát ban da, sưng phù đường hô hấp có thể chặn thở. Những trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẻ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Để chẩn đoán chứng dị ứng, người ta phải thực hiện các thử nghiệm trên da để xem mức độ phản ứng với các chất gây dị ứng hoặc phân tích máu kiểm sự hiện diện và nồng độ của kháng thể IgE. Điều trị dị ứng bao gồm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, sử dụng các thuốc chống dị ứng, steroid (thuốc kháng viêm) hoặc các loại thuốc khác.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/27/benh-di-ung-khai-niem-nhung-dang-di-ung-thuong-gap/feed/ 0