Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Một số lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc kháng sinh https://meyeucon.org/suckhoe/2012/06/16/mot-so-luu-y-dac-biet-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/06/16/mot-so-luu-y-dac-biet-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh/#comments Fri, 15 Jun 2012 23:00:37 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=7980 Thuốc kháng sinh luôn có hai mặt lợi và hại, nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, vi khuẩn luôn có xu hướng kháng kháng sinh làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc.

Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh có khả năng đặc hiệu là kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc luôn có hai mặt lợi và hại, nếu sử dụng không đúng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, vi khuẩn luôn có xu hướng kháng kháng sinh làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc.

Kháng sinh đặc hiệu…

Kháng sinh chống lao:

Rifamycin, rifampicin, streptomycin, kanamycin, capreomycin, viomycin, cycloserin. Các kháng sinh này phải dùng kết hợp với thuốc kháng lao tổng hợp như isoniazid, ethambutol, pyrazinamid, ethionamid và thực hiện chiến lượng DOTS (điều trị hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát). Kháng sinh chống lao thường gây độc cho gan, thận và thần kinh thính giác.

Kháng sinh chống nấm:

Nhóm 1 có nifstatin trị nấm Candida ngoài da, tiêu hóa. Thuốc gây rối loạn tiêu hóa. Amphoteracin B trị nấm sâu đường toàn thân bằng cách tiêm truyền. Thuốc có thể gây sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, sốc, viêm tĩnh mạch huyết khối. Nhóm 2 có griseofulvin tác dụng kìm nấm microsporium, epidermophyton, triclophyton. Dùng thuốc có thể bị nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, phát ban.

Kháng sinh trị khối u (ung thư):

Phổ biến là dùng bleomycin dùng trong ung thư biểu mô, bệnh hodfkin, u bạch huyết bào, u ác tính tinh hoàn. Tác dụng phụ: gây suy thận, thiểu năng hô hấp.

Daunomycin, doxorubicin dùng trong bệnh bạch cầu, lymphô bào cấp, u bạch huyết bào cấp, u nguyên bào thần kinh, u ác tính bàng quang, phổi buồng trứng, tuyến giáp trạng.

Tác dụng phụ: ban đỏ da, suy tim, suy tủy, rối loạn tiêu hóa, rụng lông tóc.

Mytomycin C: điều trị ung thư vú, dạ dày, tụy, bàng quang, phổi, bạch cầu.

Tác dụng phụ: suy tủy, suy giảm xương, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu tiểu cầu, tổn thương thận, phổi.

Còn một số kháng sinh chống ung thư khác ít được dùng như dactinomycin, peplomycin, streptozocin.

Ngoài ra có một số kháng sinh riêng biệt không có cấu trúc giống nhóm nào trên đây: vancomycin, teicoplanin có tác dụng với vi khuẩn gram dương nhưng độc tính cao, novobiocin tác dụng với tụ cầu khuẩn, cầu khuẩn gram âm nhưng thuốc bị kháng nhanh, gây rối loạn tiêu hóa; fosfomycin tác dụng với tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, Escherichia coli, enterobacter… thuốc phải dùng đường tiêm, ít sử dụng.

Sử dụng kháng sinh thế nào cho đúng?

Kháng sinh đóng góp lớn lao vào việc hạ thấp tỷ lệ tử vong trong các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng hiện nay, việc sử dụng kháng sinh tràn lan, bừa bãi đã đưa đến và sẽ còn đưa đến những hậu họa nặng nề.

Việc đưa ra một chiến lược về phát triển, quản lý sử dụng kháng sinh ở cấp độ nhà nước đã đến lúc cấp thiết. Trước mắt, để ngăn chặn phần nào hậu họa, việc sử dụng kháng sinh là một khâu khá then chốt cần được tính đến.

Phải xác định được là một bệnh nhiễm khuẩn và vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất là cần xét nghiệm và làm kháng sinh đồ. Nếu không có điều kiện làm cần có thầy thuốc thăm khám chỉ định (lâm sàng, kinh nghiệm, điều tra). Bệnh do virut không dùng kháng sinh.

Xem xét kỹ người bệnh: giới, tuổi, tiền sử bệnh (dị ứng, bệnh gan, thận, thần kinh, bệnh khác…) có thai, nuôi con bú… để chỉ định và liều lượng thích hợp.

Chọn kháng sinh phù hợp theo tính năng, tác dụng, hấp thụ, chuyển hóa, khuếch tán, đào thải. Hiện trên lâm sàng, sinh học, vi khuẩn là đã khỏi bệnh mới thôi dùng thuốc.

Luôn theo dõi kết quả sử dụng, nếu không có kết quả phải xem lại chẩn đoán. Chọn lựa thuốc liều lượng dùng, phối hợp với các thuốc khác, điều kiện thâm nhập khuếch tán kháng sinh tới ổ nhiễm khuẩn kể cả cơ địa người bệnh.

Không phối hợp nhiều thuốc kháng sinh, chỉ nên dùng loại phổ hẹp, tránh tạo ra nhiều vi khuẩn kháng thuốc, tăng độc tính và tai biến. Nếu phối hợp phải chú ý tương tác giữa các kháng sinh (tương kỵ, kháng chéo, hiệp đồng).

Không dùng kháng sinh dự phòng. Trừ một số trường hợp phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật tim, ruột già, đường mật, tử cung…). Thuốc thường dùng là penicillin hoặc cephalosporin thế hệ thứ 2. Cho ngay trước khi lên phòng mổ hoặc lúc bắt đầu phẫu thuật. Có thể dùng dự phòng trong trường hợp có khả năng hoại thư, dịch tả, tái nhiễm thấp khớp.

Phải luôn luôn chú ý tai biến và tác dụng phụ của kháng sinh: do nhiễm độc (suy gan, thận, thần kinh, tủy, răng, tai…) do vi khuẩn (tạp khuẩn cộng tồn, loạn khuẩn, nội độc tố), tai biến chọn lọc (viêm gan, đứt gân achille, mất bạch cầu, suy tủy, điếc). Đáng chú ý nhất là tai biến do dị ứng, đặc biệt phản ứng phản vệ với người cơ địa dị ứng. Làm test phản ứng và có đầy đủ các phương tiện cấp cứu tại chỗ khi tiêm thuốc kháng sinh.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/06/16/mot-so-luu-y-dac-biet-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh/feed/ 2
Tác dụng chữa bệnh từ rau cải cúc https://meyeucon.org/suckhoe/2012/06/12/tac-dung-chua-benh-tu-rau-cai-cuc/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/06/12/tac-dung-chua-benh-tu-rau-cai-cuc/#respond Tue, 12 Jun 2012 03:00:59 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=7942 Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi the, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc có tác dụng tán phong nhiệt, trừ đờm, giúp tiêu hóa tốt, chữa ho và chữa chứng đau mắt.

Cải cúc giàu dinh dưỡng, ngoài lipit, protit, gluxit còn có vitamin B, C và vitamin A. Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi the, đắng, mùi thơm, tính mát, không độc có tác dụng tán phong nhiệt, trừ đờm, giúp tiêu hóa tốt, chữa ho và chữa chứng đau mắt. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể:

Cảm cúm, ho, sốt, đau họng:

Lấy một lượng rau cải cúc tươi, rửa sạch, cho vào bát tô, đổ cháo nóng lên độ 5 – 10 phút, trộn đều, ăn khi cháo còn nóng sẽ cho kết quả tốt.

Tỳ vị hàn:

Khi mắc chứng lạnh bụng thì nên ăn rau cải cúc sẽ cân bằng lại.

Thổ huyết:

Lấy một lượng rau cải cúc tươi đủ dùng, rửa sạch, cắt ngắn, giã nát, thêm nước sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước cốt uống.

Ho ở trẻ em:

Lấy 6 gr rau cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho ít mật ong, hấp cách thủy lấy nước thuốc chia ra làm nhiều lần để trẻ uống.

Ho lâu ngày không khỏi:

Lấy 100 – 150 gr rau cải cúc tươi rửa sạch, 200 gr phổi lợn. Nấu thành canh, ăn liền 3 – 4 ngày.

Kiết lỵ, ăn uống khó tiêu:

Dùng cải cúc ăn sống hoặc nấu canh rất tốt.

Đau mắt:

Lấy một nắm rau cải cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ nấu với một con cá diếc (khoảng ba ngón tay) để ăn. Đồng thời dùng rau cải cúc rửa sạch, cho vào một miếng vải mỏng chườm lên mắt rất tốt.

Đau đầu kinh niên:

Nếu bị đau nhức đầu kinh niên thì lấy lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc lúc thấy nhức đầu. Đồng thời lấy 10 – 15 gr nước lá cải cúc đã sắc uống nóng sẽ đỡ

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/06/12/tac-dung-chua-benh-tu-rau-cai-cuc/feed/ 0
Viêm ruột thừa ở trẻ: nhận biết và xử trí ra sao https://meyeucon.org/suckhoe/2011/09/29/viem-ruot-thua-o-tre-nhan-biet-va-xu-tri-ra-sao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/09/29/viem-ruot-thua-o-tre-nhan-biet-va-xu-tri-ra-sao/#respond Thu, 29 Sep 2011 02:01:08 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=3982 Trẻ em hoàn toàn có thể bị mắc chứng viêm ruột thừa cấp, nếu không nhận biết và xử trí kịp thời sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi trẻ bị đau bụng, phụ huynh cần xem xét đến khả năng viêm ruột thừa the những dấu hiệu sẽ được cung cấp dưới đây.

Ruột thừa là một cơ quan nhỏ như ngón tay, dính với ruột già nằm ở phía dưới bên phải của ổ bụng. Bên trong ruột thừa hình thành một túi cùng thường mở ra vào ruột già. Khi hoạt động mở của chiếc túi cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn.

Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm trùng khắp vùng bụng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Viêm ruột thừa thường ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi 11-20. Phần lớn các ca bệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Những trẻ mà tiền sử gia đình có người bị viêm ruột thừa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt ở bé trai.

Các triệu chứng đặc trưng của viêm ruột thừa thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, đau xung quanh rốn.

Viêm ruột thừa không phải là nguyên nhân thường gây ra đau bụng, nhưng các bậc cha mẹ có khuynh hướng lo lắng nhiều về chứng bệnh này khi nó xảy ra với trẻ. Điều quan trọng là phải biết cách nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh này và phân biệt nó với bệnh đau dạ dày để trẻ được chăm sóc y tế thích hợp.

Không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Nhưng với các phương pháp kiểm tra và xét nghiệm tinh vi hiện nay, cùng với kháng sinh, hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột thừa có thể được xác định và điều trị mà không gây biến chứng.

Các triệu chứng đặc trưng của viêm ruột thừa thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, đau xung quanh rốn, và có thể đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy hay táo bón…

– Đau bụng dữ dội, đặc biệt vùng quanh rốn hay vùng bụng dưới bên phải (cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện rồi hết, sau đó trở thành cơn đau kéo dài và đau nhói).

– Sốt nhẹ.

– Không muốn ăn.

– Buồn nôn và nôn mửa.

– Tiêu chảy (đặc biệt tiêu ít và có nước nhầy).

– Thường xuyên đi tiểu và/hoặc cảm thấy nặng bụng buộc phải đi tiểu.

– Bụng sưng hoặc trướng lên, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Nếu viêm ruột thừa không được điều trị thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ trong vòng 24 – 27 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nếu ruột thừa bị vỡ, cơn đau ở trẻ có thể lan ra khắp vùng bụng và trẻ có thể bị sốt rất cao.

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/09/29/viem-ruot-thua-o-tre-nhan-biet-va-xu-tri-ra-sao/feed/ 0
Cách chữa đầy hơi, khó tiêu hiệu quả https://meyeucon.org/suckhoe/2011/05/18/cach-chua-day-hoi-kho-tieu-hieu-qua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/05/18/cach-chua-day-hoi-kho-tieu-hieu-qua/#respond Wed, 18 May 2011 09:27:15 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=1228 Nếu sau bữa ăn mà bạn cảm thấy khó chịu hay bụng đầy hơi thì bạn có thể áp dụng các cách dưới đây mà không cần dùng đến thuốc tiêu hóa.

Nước chanh và gừng

Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn cam

Ăn một quả cam là một cách đơn giản để giải quyết tình trạng khó tiêu sau bữa ăn. Các chuyên gia nói rằng, cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà con cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Hãy xem nó như một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.

Ăn nho

Ăn nho có thể loại bỏ chứng khó tiêu

Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.

Nước chanh nóng

Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

Dầu tỏi và dầu đậu nành

Bất cứ khi nào bạn đau bụng, trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng. Xoa kĩ để dầu hấp thụ qua da.

Nước đá

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

Uống sữa và trà

Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn vấn đề khó tiêu vì nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề về bao tử.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/05/18/cach-chua-day-hoi-kho-tieu-hieu-qua/feed/ 0