Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những điều bệnh nhân hở van tim cần chú ý https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/05/nhung-dieu-ma-nguoi-bi-ho-van-tim-nen-lam-theo/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/05/nhung-dieu-ma-nguoi-bi-ho-van-tim-nen-lam-theo/#respond Wed, 05 Dec 2012 01:30:54 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9142  Hở van tim là một bệnh lý tim mạch gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn giữ sức khỏe tốt, lối sống lành mạnh, theo dõi và điều trị hợp lý , giai đoạn hở van nhẹ có thể giữ được trong nhiều năm và chậm tiến triển thành nặng hơn.

Không uống cà phê vì cà phê làm nặng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim

Hở van tim thể nhẹ

Đối với bệnh lý van tim, ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ, người bệnh chưa có triệu chứng khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức.

Bệnh nhân cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, không lao động quá sức, tránh những công việc nặng nhọc.

Về dinh dưỡng: bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hạn chế muối trong mỗi bữa ăn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim). Không uống cà phê vì cà phê làm nặng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim. Không sử dụng rượu bia vì rượu bia có thể gây rối loạn nhịp tim và các bệnh lý cơ tim.

Nếu bệnh nhân béo phì cần phải giảm cân nặng bằng các bài tập nhẹ nhàng hằng ngày và sinh hoạt điều độ.

Nếu thấy đến giai đoạn cần sử dụng thuốc thì dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tăng huyết áp nếu có vì tim phải hoạt động gắng sức khi huyết áp tăng cao.

Thể vừa và nặng có suy tim

Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, bệnh nhân cần phải tuân theo một chế độ điều trị chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Bệnh nhân cần hạn chế muối tối đa trong bữa ăn hàng ngày, không được lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột…

Sử dụng các thuốc điều trị trợ tim, thuốc lợi tiểu đều đặn, đúng giờ theo chỉ dẩn của thầy thuốc.

Hiện nay, ở nước ta đã phẫu thuật sữa hở van tim ( kết quả thường bị hạn chế nhưng ưu điểm là không phải sử dụng thuốc chống đông) hoặc thay bằng van nhân tạo ( được chỉ định khi hở van tim không do nhiễm trùng; hở mạn tính… ) để giải quyết những trường hợp nặng khi điều trị nội khoa không giải quyết được.

Trong trường hợp là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu xây dựng gia đình thì việc sinh đẻ cần cân nhắc. Do thai nghén là một gánh nặng đối với người mắc bệnh tim, vì vậy phụ nữ mắc bệnh tim không nên chửa đẻ hoặc chỉ đẻ một con và phải được thầy thuốc theo dõi chăm sóc trong quá trình chửa đẻ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/05/nhung-dieu-ma-nguoi-bi-ho-van-tim-nen-lam-theo/feed/ 0
Hậu quả khi bị hở van động mạch chủ và phương pháp điều trị https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/hau-qua-khi-bi-ho-van-dong-mach-chu-va-phuong-phap-dieu-tri/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/hau-qua-khi-bi-ho-van-dong-mach-chu-va-phuong-phap-dieu-tri/#respond Sun, 02 Dec 2012 03:30:24 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9140 Hở van động mạch chủ là sự đóng không kín van sigma trong kỳ tâm trương gây sự trào ngược máu từ động mạch chủ vào trong thất trái. Bệnh hở van động mạch chủ có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm mà không gây triệu chứng. Nhưng, trong khoảng thời gian đó, tăng gánh nặng gia ở các buồng tim làm chức năng của tim bị sút giảm.

Hở van động mạch chủ có thể gặp trong một số bệnh lý về khớp

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây hở van động mạch chủ thường gặp nhất là do thấp tim và xơ vữa động mạch. Các nguyên nhân như các bệnh gây viêm ( viêm cột sống dính khớp, viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ rải rác, giang mai…);  hở van động mạch chủ bẩm sinh hiếm gặp hơn.

Tiến triển và biến chứng

Bệnh tiến triển thay đổi tùy từng bệnh nhân, có thể nhanh hoặc chậm. Bệnh có triệu chứng nhẹ trong thời gian dài nhưng mất bù đột ngột. Hở van động mạch chủ có thể gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, thấp tim tái phát và cuối cùng là suy tim trái.

Điều trị

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh hở van động mạch chủ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Điều trị nội khoa

Thể nhẹ, bệnh nhân chỉ cần hoạt động thể lực nhẹ, làm nghề ít tốn sức, có thể sử dụng thuốc an thần. Điều trị nội khoa chủ yếu là phải xác định và điều trị  nguyên nhân như phòng thấp, điều trị thấp tim, giang mai, xơ vữa động mạch; ổn định tình trạng huyết động.

Thể vừa và nặng được điều trị bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch, phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng phổi và viêm nội tâm mạc…

Điều trị ngoại khoa

Xác định nhu cầu và thời điểm phẫu thuật tuỳ thuộc vào bệnh cảnh của hở van động mạch chủ cấp tính, hay của hở van động mạch chủ mạn tính, còn bù hoặc mất bù. Phẫu thuật là điều trị tất yếu cho bệnh nhân của hở van động mạch chủ nặng cho dù nguyên nhân gì, nhất là khi đã suy tim.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/hau-qua-khi-bi-ho-van-dong-mach-chu-va-phuong-phap-dieu-tri/feed/ 0
Hở van tim và những điều bạn cần biết https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/01/ho-van-tim-va-nhung-dieu-ban-can-biet/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/01/ho-van-tim-va-nhung-dieu-ban-can-biet/#respond Sat, 01 Dec 2012 02:30:10 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9123 Van tim giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm nước. Van tim giúp máu lưu thông từ tim đi ra động mạch và từ tĩnh mạch về tim mà không chảy theo chiều ngược lại. Khi van tim bị hở sẽ làm quá trình máu lưu thông trong cơ thể gặp nhiều khó khăn.

Tim người có 4 van: van 2 lá (xen nhĩ – thất trái), van 3 lá (van nhĩ – thất phải), van động mạch chủ và van động mạch phổi. Van hai lá là van dễ bị tổn thương nhất, kế tiếp là van động mạch chủ, còn van ba lá và van động mạch phổi ít bị tổn thương hơn. Khi van tim mở, van tim cho máu chảy qua theo một chiều; khi van tim đóng, van tim ngăn cản không cho máu trào ngược lại. Nếu van tim đóng không kín là bệnh hở van tim.

Phân loại

Hở van hai lá: Hở van hai lá là sự trào ngược bất thường dòng máu từ thất trái vào nhĩ trái trong thì tâm thu. Bệnh hở van hai lá chiếm khoảng 5-10% các bệnh lý về van tim mắc phải.

Hở van động mạch chủ : Hở van động mạch chủ là sự đóng không kín van sigma trong kỳ tâm trương gây sự trào ngược máu từ động mạch chủ vào trong thất trái. Hở van động mạch chủ chiếm khoảng 15% các bệnh lý van tim mắc phải.

Hở van ba lá

Hở van động mạch phổi

Hẹp – hở van hai lá

Hẹp – hở van động mạch chủ

Nguyên nhân gây hở van tim

Nguyên nhân bẩm sinh (dị tật bẩm sinh ở tim): khe van hai lá, đảo ngược các mạch máu lớn, bất thường động mạch vành…

Nguyên nhân người bệnh có những bệnh lý mắc phải: do viêm (thấp tim, lupus ban đỏ); thoái hóa (sa van hai lá); do nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn); do tổn thương cấu trúc van và bộ máy dưới van; xơ vữa động mạch…

Triệu chứng thường gặp

Bệnh lý hở van tim thường không có triệu chứng trong một thời gian khá lâu, có khi lên đến chục năm, được phát hiện tình cờ do khám sức khỏe… hoặc khó thở khi gắng sức, hiếm khi mệt và suy nhược. Khi hở van tim gây biến chứng suy tim, phù phổi cấp, gan đã lớn, rối loạn nhịp tim thì xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt, đau thắt ngực, không nằm đầu thấp được. Đối với những trường hợp hở van tim nhẹ, chưa có triệu chứng có thể phát hiện nhờ siêu âm tim.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/01/ho-van-tim-va-nhung-dieu-ban-can-biet/feed/ 0