Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dinh dưỡng cho người bị kiết lỵ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/20/dinh-duong-cho-nguoi-bi-kiet-ly/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/20/dinh-duong-cho-nguoi-bi-kiet-ly/#respond Thu, 20 Dec 2012 03:30:45 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9274 Người bị bệnh kiết lỵ thường có các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mệt mỏi và có thể chán ăn. Song điều cốt yếu trong điều trị kiết lỵ tại nhà là phải uống đủ nước và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để chóng khỏi bệnh và tránh suy kiệt do suy dinh dưỡng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người bị lỵ.

Các thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nên dùng như gạo tẻ, gạo nếp, mì… rất tốt cho người bị bệnh lỵ

1. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh lỵ

Người bị bệnh lỵ nên ăn những món lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp, canh…. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị lỵ mạn tính, nên ăn các món ăn ít bã, ít chất xơ và không có tính kích thích.

Các thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nên dùng như gạo tẻ, gạo nếp, mì; các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh, hạt sen và các loại rau củ quả tươi, sạch.
Người bị bệnh lỵ nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi qua phân (đi cầu càng nhiều lần, lượng nước cơ thể mất đi càng lớn), có thể uống dung dịch oresol, nước cháo muối, nước muối đường, nước gạo rang,… uống càng nhiều càng tốt tùy vào tình trạng mất nước của cơ thể.

Một vài món ăn theo dân gian có thể chữa trị kiết lỵ như lá mơ lông hấp trứng gà, canh rau sam, cháo rau dền, tỏi,…

Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một ít.

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ vẫn còn bú mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bú nhiều hơn, lâu hơn. Trẻ bị lỵ cần được cho uống nước đầy đủ và ăn giàu chất dinh dưỡng, sau khi trẻ khỏi bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn giàu năng lượng (giàu glucid, lipid và protein) bằng cách cho trẻ ăn thêm 1 bữa hàng ngày so vơi bình thường trong 2 tuần để tránh suy dinh dưỡng.

2. Thực phẩm không nên dùng với người bệnh lỵ

– Người bị lỵ cần tránh các thức ăn giàu chất xơ và thức ăn có nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn (đặc biệt là thức ăn đường phố, hàng rong, thức ăn không rõ nguồn gốc).

– Những thực phẩm như hành tây, giá đỗ, rau cần, rau hẹ, uống rượu hay các đồ uống có ga có thể gây kích thích các vết loét ở đường ruột, làm nặng lên tình trạng đi ngoài do lỵ.

– Các món ăn cay, mặn, hay các gia vị như ớt, hạt tiêu cũng không tốt cho người bị lỵ.

– Vấn đề cuối cùng là vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những bệnh lây qua đường tiêu hóa như bệnh lỵ. Thực phẩm cho người bệnh lỵ cần đảm bảo vệ sinh không những để cung cấp chất dinh dưỡng giúp nhanh lành bệnh mà còn để không lây bệnh cho những người xung quanh. Cần ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch trong nấu nướng, đậy kĩ thức ăn sau khi chế biến, rửa tay trước khi chế biến, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân lỵ (hoặc áo, quần, phân, chất nôn của họ).

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/20/dinh-duong-cho-nguoi-bi-kiet-ly/feed/ 0
Những điều nên biết về bệnh kiết lỵ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/04/nhung-dieu-nen-biet-ve-benh-kiet-ly/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/04/nhung-dieu-nen-biet-ve-benh-kiet-ly/#respond Tue, 04 Dec 2012 01:30:53 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9159 Khi bị đau bụng, đi cầu nhiều lần, phân có lẫn chất nhầy, máu, đó là những dấu hiệu đặc trưng mà chúng ta sẽ nghĩ đến ngay bệnh kiết lỵ (hay thường gọi là lỵ). Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, mà kiết lỵ được chia thành 2 loại chính, lỵ trực khuẩn (do trực khuẩn lỵ Shigella) và lỵ amip (do kí sinh trùng amip Entamoeba hystolytica). Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lỵ, nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng và cách phòng bệnh lỵ.

1. Thế nào là bệnh lỵ?

Lỵ là một bệnh viêm đại tràng chảy máu cấp tính do vi khuẩn lỵ gây ra, lây qua đường tiêu hóa, bệnh đặc trưng với các triệu chứng của hội chứng nhiễm trùng và hội chứng lỵ.

2. Nguyên nhân là gì?

Người mắc bệnh lỵ cấp và mãn, người lành mang mầm bệnh sẽ thải vi khuẩn qua phân, sau đó vi khuẩn được truyền vào cơ thể người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa (qua thức ăn, nước uống, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ruồi nhặng và tay bẩn).

Bệnh lỵ xảy ra quanh năm, thường tăng lên vào mùa hè thu ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.

Lỵ amip thường xảy ra ở người lớn và lỵ trực khuẩn thì trẻ nhỏ bị mắc bệnh cao hơn. Bệnh lỵ amip có thể tái phát.

3. Những biểu hiện của người mắc bệnh lỵ

Lỵ trực khuẩn

Lỵ amip

Giai đoạn ủ bệnh Từ 1 – 6 ngày Từ 8 – 10 ngày, có khi 30 ngày.
Giai đoạn khởi phát Có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng kéo dài trong vài giờ Đau bụng âm ỉ từ từ, phân hơi lỏng, đi cầu vài ba lần trong ngày
 Giai đoạn toàn phát  Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng: sốt cao 39 – 400C, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, tiểu ít và nước tiểu sẫm màu Hội chứng nhiễm trùng nhẹ: sốt <380C hoặc không sốt, ít mệt mỏi, vẫn ăn uống được.
Hội chứng lỵ rầm rộ: Đau bụng âm ỉ, suốt ngày, có những cơn đau bụng trội lên bắt phải đi cầu. Đi ngoài mót rặn nhiều lần. Phân lúc đầu lỏng, có màu hồng như nước cá, về sau thì có kèm máu và chất nhầy, đi cầu >20 trong ngày. Ở trẻ em có thể sốt cao và gây co giật. Hội chứng lỵ: Đau bụng quặn từng cơn bắt đi cầu nhiều lần, đi ngoài mót rặn. Phân nhầy, dính quánh với máu tươi, đi cầu <15 lần trong ngày.

 

4. Biến chứng

Bệnh lỵ nếu không được điều trị khỏi thì có thể dẫn đến thủng ruột, chảy máu ruột, viêm loét đại tràng hoặc viêm ruột thừa do amip.
Các biến chứng của bệnh lỵ trực khuẩn đối với trẻ em thường nặng hơn, đó là suy dinh dưỡng, mất nước, co giật, sa trực tràng (do mót rặn nhiều) và có thể dẫn tới tử vong.

5. Phòng bệnh

Cách phòng bệnh lỵ chủ yếu là:
• Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,
• Vệ sinh môi trường: sử dụng hố xí hợp vệ sinh; xử lí phân, rác tốt; diệt ruồi nhặng,…
• Vệ sinh thực phẩm: ăn chín uống sôi; sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn; đậy thức ăn sau khi chế biến; hạn chế ăn rau sống hoặc phải rửa kỹ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/04/nhung-dieu-nen-biet-ve-benh-kiet-ly/feed/ 0