Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Công thức máu và những điều bạn cần biết https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/cong-thuc-mau-va-nhung-dieu-ban-can-biet/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/cong-thuc-mau-va-nhung-dieu-ban-can-biet/#respond Tue, 29 Jan 2013 02:30:31 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9508 Công  thức máu là một trong những xét nghiệm thường quy, là xét nghiệm đầu tay của các thầy thuốc. Bác sĩ có thể yêu cầu làm công thức máu khi bạn bị sốt cao, mệt mỏi kéo dài, hoặc những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vậy công thức máu là gì và nó có tác dụng gì?

Công thức máu là xét nghiệm dùng để  đếm số lượng và tỉ lệ từng loại tế bào có trong máu. Công thức máu là xét nghiệm đầu tay của các bác sĩ, giúp họ chẩn đoán nhiều loại bệnh. Xét nghiệm này cũng thường dùng để theo dõi tiến triển và diễn biến của một số bệnh lý liên quan tới máu như bệnh máu trắng hay kiểm tra tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ức chế tủy xương. Vậy các chỉ số trong công thức máu có ý nghĩa gì?

Thành phần của tế bào máu.

Bạch cầu (WBC)

WBC là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Số lượng bạch cầu có thể thay đổi nhẹ nhưng bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3, tương đương với 4.3 đến 10.8 x 109 tế bào / lít , tính theo đơn vị quốc tế (IU – International unit).

Bạch cầu có nhiệm vụ chống viêm, diệt khuẩn nên khi số lượng bạch cầu giảm xướng dưới 4000 phản ánh tình trạng dễ viêm nhiễm, bị nhiễm virus hoặc trong những bệnh lý liên quan tới giảm sản tủy (giảm sản xuất bạch cầu trong tủy xương), bạch cầu cũng hạ thấp ở những người có tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư, với tia xạ hoặc các thuốc điều trị ung thư. . Tuy nhiên, khi bạch cầu tăng cao phản ánh tình trạng nhiễm trùng của cơ thể; khi bạch cầu tăng quá cao (>50000) với nhiều tế bào non đầu dòng (blast) không đủ chức năng cũng phản ánh nhiễm trùng nặng, trên lâm sàng thường gặp ở bệnh bạch cầu cấp.

Có 5 dòng bạch cầu khác nhau được phân biệt dựa theo kích thước và hình dạng của chúng bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính (NEU), lymphocyte (LYM), monocyte (MONO), bạch cầu ưa acid (EOS) và bạch cầu ưa kiềm (BASO).

Số tế bào hồng cầu (RBC)

RBC là số tế bào hồng cầu trong một đơn vị máu. Hồng cầu là loại tế bào có nhiều nhất trong máu và mỗi người có hàng triệu tế bào bên trong máu tuần hoàn. Chúng nhỏ hơn bạch cầu nhưng lớn hơn tiểu cầu. Bình thường ở người trưởng thành, ở máu ngoại vi có khoảng 3,8 x 1012 hồng cầu/lít (đối với nữ) và 4,2 x1012 hồng cầu/lít (đối với nam). Số lượng hồng cầu có thể tăng lên khi lao động thể lực, sống ở trên núi cao 700 – 1000m, sau bữa ăn, khi ra nhiều mồ hôi, bỏng mất huyết tương, đái nhiều, ỉa chảy, trong bệnh đa hồng cầu, bệnh tim bẩm sinh…. Số lượng hồng cầu giảm lúc ngủ, khi uống nhiều nước, đói lâu ngày, ở nơi có phân áp oxy cao, cuối kỳ hành kinh, sau đẻ, các loại bệnh nhiễm độc, thiếu máu, suy tuỷ, chảy máu trong, chảy máu do vết thương, người nghiên rượu…

Tiểu cầu (Plt)

Tiểu cầu là những tế bào khởi động quá trình hình thành cục máu đông. Bình thường số lượng tiểu cầu thay đổi trong khoảng 150,000 – 400,000/ mm3 (150 – 400 x 109/lít). Những thay đổi bất thường về số lượng tiểu cầu có thể xảy ra ở nhiều bệnh lý và gây những hậu quả nghiêm trọng:

– Tiểu cầu thường giảm trong các bệnh lý ung thư di căn tới tủy xương, sau sử dụng một số thuốc gây ức chế sản xuất tiểu cầu ở tủy xương, ở những bệnh nhân bị mất rất nhiều máu đột ngột, sốt xuất huyết… Nếu số lượng tế bào tiểu cầu giảm quá thấp, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết. Số lượng tiểu cầu có thể tăng trong một số bệnh mạn tính, bệnh tủy xương hay sau sử dụng một số thuốc. Số lượng tiểu cầu tăng cao có thể hình thành những cục máu đông trong lòng mạch, cản trở sự lưu thông của máu.

Bạn cũng cần lưu ý rằng công thức máu thể hiện tình trạng hiện tại của máu tuần hoàn, nhưng những kết quả bất thường của các tế bào máu không phải bao giờ cũng là chẩn đoán của một bệnh đặc hiệu. Những thay đổi trong công thức máu có thể là kết quả của một loạt bệnh hoặc tình trạng bệnh lý hoặc các yếu tố môi trường khác.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/cong-thuc-mau-va-nhung-dieu-ban-can-biet/feed/ 0
Bệnh máu khó đông https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/28/benh-mau-kho-dong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/28/benh-mau-kho-dong/#respond Fri, 28 Dec 2012 01:30:19 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9302 Hemophilia hay còn gọi là bệnh máu khó đông là sự rối loạn chức năng đông máu gây nên hiện tượng chảy máu khó cầm ở nhiều cơ quan trong cơ thể, những người mắc bệnh lý này cần được điều trị sớm và tích cực để tránh những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong trước lứa tuổi trưởng thành.

 Nguyên nhân

Cơ chế gây ra bệnh là do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII và IX, được chia làm 2 loại: Hemophilia A (thiếu yếu tố VIII), Hemophilia B (thiếu yếu tố IX). Đây là bệnh lý di truyền theo gen lặn có liên quan đến nhiễm sắc thể X, do đó người mắc bệnh phần lớn là nam giới, nguyên nhân chủ yếu là do sự đột biến gen từ bố hoặc mẹ và các gen đột biến này có thể di truyền cho thế hệ sau.

  Triệu chứng của bệnh

Nổi bật là hiện tượng chảy máu khó cầm ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

– Xảy ra sớm từ ngay sau sinh như tụ máu dưới màng não, chảy máu nội sọ hoặc có thể gặp ở lứa tuổi lớn hơn với xuất huyết niêm mạc, chân răng, tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa.

– Khó cầm máu sau chấn thương, kể cả những vết thương nhỏ như đứt tay, xây xước nhẹ, chảy máu chân răng

– Chảy máu tại các khớp, chủ yếu là những khớp vận động và chịu lực nhiều.

Điều trị và chăm sóc

Máu khó đông là bệnh di truyền trên gen do đó việc điều trị chưa thể giải quyết tận gốc căn nguyên, hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu là bổ sung suốt đời các yếu tố đông máu kết hợp với điều trị nội khoa, chỉ định điều trị tùy thuộc vào từng thể bệnh và cơ địa bệnh nhân. Đối với chảy máu cấp cần được cầm máu kịp thời càng sớm càng tốt.

Ngoài việc điều trị thì việc chăm sóc người bệnh cũng rất quan trọng như: đối với gia đình có người mắc bệnh máu khó đông thì nên để ý những dấu hiệu chảy máu kéo dài, tụ máu ở trẻ để đưa đi khám kịp thời. Giữ trẻ để tránh các va chạm mạnh có thể gây chảy máu, nếu bị chảy máu thì nên sơ cứu kịp thời như băng bó vết thương hoặc chườm đá nếu bị bầm tím rồi nhanh chóng đưa đi bệnh viện.

Những người mẹ bị bệnh thì nên đến khám bác sĩ để có những lời khuyên thích hợp khi mang thai, không nên kết hôn cùng huyết thống vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người mắc bệnh máu khó đông cần giữ vệ sinh cơ thể, tránh xây xát, thường xuyên đánh răng để tránh hiện tượng chảy máu chân răng vì đây là triệu chứng thường gặp. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần có một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lí để có một sức khỏe tốt hơn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/28/benh-mau-kho-dong/feed/ 0
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh máu trắng https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/15/cach-phong-ngua-va-dieu-tri-benh-mau-trang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/15/cach-phong-ngua-va-dieu-tri-benh-mau-trang/#respond Sat, 15 Dec 2012 02:30:55 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9240 Bệnh máu trắng hay còn gọi là bệnh bạch cầu, xảy ra khi các tế bào máu trong cơ thể trở nên bất thường và không thể thực hiện đúng chức năng của mình. Chúng sẽ tiếp tục sản sinh ra một số lượng lớn tế bào bất thường khác dần thay thế đi các tế bào máu bình thường, đa số các tế bào này là bạch cầu.

Qua nhiều nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh là gì nên việc phòng ngừa là rất khó, tuy nhiên  một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn có một sức khỏe tốt nhằm ngăn ngừa bệnh máu trắng.

Phụ nữ có thai nên đi khám thai định kỳ, sàng lọc các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa bệnh máu trắng cho trẻ

Bạn có thể phòng ngừa bệnh máu trắng bằng cách nào?

– Vì bệnh có tính chất di truyền và đặc biệt có nguy cơ cao ở những người mang các dị tật bẩm sinh nên đối với bà mẹ đang mang thai tốt nhất nên đi khám thai định kỳ, sàng lọc các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa cho trẻ.

– Tránh tiếp xúc kéo dài đối với các tác nhân lý hóa như bức xạ năng lượng cao, các hóa chất độc hại, virus… Khi làm việc trong những môi trường có ảnh hưởng cần phải mang các dụng cụ bảo hộ cho bản thân.

– Những người có nguy cơ cao ví dụ như công nhân các nhà máy hóa chất, các phòng nghiên cứu sinh học…những người có người thân mắc bệnh máu trắng hay những dị tật bẩm sinh thì nên đi khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm.

– Có chế độ làm việc, ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt với những người có cơ địa thiếu máu.

 Điều trị bệnh máu trắng

Bệnh máu trắng là một thể ung thư của tế bào máu, do đó việc điều trị cũng rất khó khăn và thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ, kết quả điều trị còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, việc chấp hành điều trị và cơ địa của từng bệnh nhân. Điều trị ung thư không chỉ giết chết các tế bào bất thường mà còn phá hủy cả những tế bào máu bình thường. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho việc điều trị là phải tiêu diệt đến mức cao nhất các tế bào máu ung thư và không cho chúng phát triển trở lại, tránh tái phát, bên cạnh đó phải bảo vệ được các tế bào lành.

–  Điều trị bằng thuốc: thuốc chống ung  thư sẽ tác động lên các giai đoạn phân chia của tế bào. Do đặc tính phân chia nhanh và nhiều hơn tế bào bình thường nên các tế bào ưng thư sẽ bị tác động nhiều hơn. Đáng chú ý là một số loại thuốc điều trị ung thư có tác dụng phụ đối với hệ sinh dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân nên cần thận trọng khi sử dụng.

– Ghép tủy: là phương pháp thay tủy xương của người bệnh bằng tủy xương của người bình thường, thích hợp nhất là người có chung huyết thống, tuy nhiên khả năng thành công cũng rất thấp (chỉ có 10%), nếu có thành công thì khả năng tái bệnh cũng rất lớn.

– Xạ trị: sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển, phương pháp này củng có nhiều tác dụng phụ tùy thuộc vào vị trí chiếu tia xạ.

Bên cạnh việc điều trị bệnh cần kết hợp điều trị triệu chứng như: hạ sốt, sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, truyền máu, và đặc biệt phải có một chế độ ăn hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/15/cach-phong-ngua-va-dieu-tri-benh-mau-trang/feed/ 0
Bạn đã hiểu biết gì về bệnh máu trắng? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/14/ban-da-hieu-biet-gi-ve-benh-mau-trang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/14/ban-da-hieu-biet-gi-ve-benh-mau-trang/#respond Fri, 14 Dec 2012 02:30:34 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9230 Máu trắng là một thể ung thư tế bào máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu, khi bệnh phát triển thì tủy xương sẽ sinh ra những tế bào máu bất thường, có nghĩa là chúng không thực hiện đúng các chức năng của mình, đa số những tế bào này là bạch cầu. Những tế bào bất thường này sẽ phát triển tăng dần lên và đẩy những tế báo khác ra ngoài.

Bệnh máu trắng dẫn tới sản sinh quá mức các tế bào bạch cầu bất thường.

Nguyên nhân nào gây bệnh máu trắng

Các công trình nghiên cứu thì các nhà khoa học đã kết luận rằng những người da trắng mắc bệnh máu trắng nhiều hơn người da đen và thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra bệnh, và cũng không thể giải thích được vì sao lại mắc bệnh? Nhưng các nhà khoa học cũng đã tìm thấy được những yếu tố nguy cơ nhất định làm phát triển bệnh máu trắng:

–  Yếu tố di truyền: một số bệnh di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hội chứng Down, người bị hội chứng down có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

– Do làm việc lâu ngày trong môi trường có nhiều hóa chất: những công nhân tiếp xúc với 1 hóa chất nhất định trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Do tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ năng lượng cao trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh.

– Sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư khác cũng làm tăng nguy cơ cho người phát triển bệnh bạch cầu.

– Virut: các nhà khoa học đã chứng minh được rằng virut cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng bệnh bạch cầu.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để cố gắng tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh máu trắng:

Sau khi mắc bệnh các tế bào máu bị bệnh sẽ di chuyển tới khắp cơ thể và gây sốt và nhiễm trùng: do các tế bào bạch cầu bất thường nên không thể giúp cơ thể chống lại các yếu tố nhiễm trùng. Kém ăn và dẫn đến giảm cân nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn cấp. Sưng đau các hạch, gan lách to. Dễ xuất huyết, thường thấy là chảy máu chân răng, da dể bầm tím do bị giảm tiểu cầu. Người bị bệnh máu trắng thường cảm thấy mệt mỏi, vã mồ hôi nhiều,đặc biệt là về ban đêm: do thiếu hồng cầu, không đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. Xét nghiệm máu có sự giảm nặng của các dòng tế bào máu hay còn gọi là thiếu máu. Đau các khớp và xương.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên thì bệnh máu trắng kinh niên có thể ảnh hưởng nhiều đến da, hệ thần kinh trung ương, bộ máy tiêu hóa, thận…

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/14/ban-da-hieu-biet-gi-ve-benh-mau-trang/feed/ 0