Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chăm sóc cho trẻ trong thời gian mọc răng https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/#respond Thu, 28 Feb 2013 13:00:38 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9538 Mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Khi mọc răng, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý và sức khoẻ như hơi đau chỗ mọc răng, ngủ không yên, chảy nước miếng, hay cho tay vào miệng, sốt có khi cũng là hậu quả của quá trình nhú răng này, sau đó là những xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ dễ chịu hơn trong thời kỳ mọc răng:

Khi mọc răng, trẻ thường bị đau và khó chịu, trẻ thường quấy khóc và lười ăn, trẻ có thể sút cân nhanh. Nếu trẻ biếng ăn hay bú ít hơn, bạn cần chia nhỏ cữ bú và bữa ăn của trẻ, cho trẻ bú hay ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa với lương ít hơn và cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Bạn cần theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên, nếu nhiệt độ của bé dưới 38.5 độ bạn cần lau toàn thân cho bé bằng nước ấm, đừng ấp ủ bé, theo thói quen, các bà mẹ thường đắp chăn hay mặc quần áo dày cho bé, điều này chỉ làm thân nhiệt tăng lên, bạn nên mặc đồ thoáng mát cho bé và không cần dùng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ của bé trên 38, 5 độ, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) theo chỉ dẫn (liều lượng 10-15 mg /1 kg cân nặng, mỗi liều uống cách nhau 4-6 giờ, uống tối đa 4 liều trong 1 ngày.

Trong giai đoạn này trẻ cũng có thể đi ngoài phân lỏng, sệt 3-4 lần/ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần bù nước, bạn có thể cho trẻ ăn uống bình thường. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám.

Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé, nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày, bạn nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng sau khi cho trẻ ăn, dùng khăn mềm lau răng cho bé; hoặc đánh răng cho bé.

Trẻ có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn, bạn có thể cho trẻ ngậm nướu (tốt nhất là nướu đã được làm mát). Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt.

Bạn cũng có thể cho trẻ ăn chuối thái lát để lạnh, việc này sẽ giúp bé xoa dịu cơn đau và giảm kích thích ở lợi. Mát xa lợi bé bằng ngón tay của bạn cũng có tác dụng giảm đau cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/feed/ 0
Những cách có thể áp dụng để chữa sâu răng trong dân gian https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/08/nhung-cach-co-the-ap-dung-de-chua-sau-rang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/08/nhung-cach-co-the-ap-dung-de-chua-sau-rang/#respond Tue, 08 Jan 2013 01:30:48 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9346 Bệnh về răng đang có chiều hướng tăng cao ở nước ta do những thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tuổi thọ trung bình. Trong đó, bệnh sâu răng và bệnh quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất. Sâu răng nếu không chữa trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: viêm hạch, nhiễm trùng huyết… Xin mách bạn một số cách đơn giản điều trị sâu răng.

Tinh dầu hoa đinh hương có thể điều trị sâu răng

1. Đinh hương

Đinh hương: có tính chất gây mê và chống viêm, giúp làm giảm bớt đau đớn vài giờ. Chỉ cần đặt một cây đinh hương trong miệng và ngậm từ 5 đến 10 phút sẽ làm giảm đau nhanh chóng.

Hoặc bạn dùng tinh dầu của nụ hoa đinh hương trong đó có chứa eugenul, hoạt động như một chất anesthetic có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả. Khi mới bôi tinh lên răng bị sâu, nó làm bạn có cảm giác ngứa như ong đốt, nhưng cơn đau răng sẽ hết liền ngay sau đó.

2. Bột gừng và ớt sừng đỏ

Bạn có thể trộn hai loại bột này với nhau hay dùng riêng từng loại, cho vào một cái chén, nhỏ thêm vài giọt nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Sau đó, lấy một miếng bông gòn nhỏ thấm hỗn hợp bột gừng và ớt rồi đặt chúng vào khu vực đang bị đau. Tuy nhiên, bạn phải đặt miếng bông lên trên răng để tránh gây kích ứng cho lợi.

3. Túi trà ấm

Một túi trà ấm, còn ướt cũng là cách hay để chữa đau răng. Trong trà đen chứa chất làm se là tannin. Chúng có khả năng làm giảm sưng và giảm đau tạm thời.

4. Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau răng. Bạn lấy một ít hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức giảm dần. Hoặc bạn có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.

5. Bồ kết

Bạn hãy dùng một quả bồ kết khô, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm( chú ý: không bỏ hạt). Sau đó, ngâm hỗn hợp này với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày. Nếu bạn cần dùng ngay, hãy đun hỗn hợp trên trong vài phút. Sau đó, ngậm hỗn hợp này ngày 2 – 3 lần vào chỗ răng bị đau, mỗi lần 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Cách làm này sẽ làm giảm dịu cơn đau của bạn.

6. Bấm huyệt

Phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ có thai. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Bạn hãy ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/08/nhung-cach-co-the-ap-dung-de-chua-sau-rang/feed/ 0
Ngăn ngừa và điều trị bệnh nha chu như thế nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/18/ngan-ngua-va-dieu-tri-benh-nha-chu-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/18/ngan-ngua-va-dieu-tri-benh-nha-chu-nhu-the-nao/#respond Tue, 18 Dec 2012 03:30:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9236 Bệnh nha chu là bệnh phá hủy mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu. Đây là bệnh tiến triển từ từ và kéo dài. Thực tế cho thấy, tỷ lệ mất răng do bệnh nha chu tới 80%. Vì vậy, chúng ta không nên xem thường bệnh này.

1. Ngăn ngừa bệnh nha chu

Đây là bệnh mạn tính không thể chữa dứt hoàn toàn được. Và cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh nha chu cần phải được theo dõi liên tục để kiểm soát tiến triển của bệnh. Do vậy, hãy cố gắng giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để vôi răng không có cơ hội phát triển.

Ngoài ra, cho dù bạn kỹ lưỡng như thế nào thì trong miệng vẫn có những vùng bẩn mà bàn chải và chỉ nha khoa không thể làm sạch hết được, vì vậy bạn nên đi khám răng và làm sạch răng định kỳ, thường là mỗi năm 2 lần để nha sĩ dùng các dụng cụ và kỹ thuật đặc biệt để làm sạch răng. Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh nha chu thì bạn sẽ phải điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng răng miệng.

Những biện pháp có thể phòng ngừa bệnh nha chu tại nhà hằng ngày:

– Tránh hút thuốc lá

– Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

– Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở kẽ giữa hai răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu.

-Khám răng định kỳ và thường xuyên tại phòng Nha để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh nha chu được phát hiện sớm sẽ điều trị được dễ dàng. Nếu không điều trị sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều, kết quả ít khả quan.

2. Điều trị bệnh nha chu như thế nào?

Bước đầu tiên trong điều trị bệnh nha chu là cạo vôi răng bằng máy siêu âm. Sau đó, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ cạo vôi bằng tay để làm láng mặt chân răng. Khi hai bước này được thực hiện xong thì phần lớn vi khuẩn gây bệnh đã được lấy sạch, giúp cho lợi răng bắt đầu quá trình lành thương, lợi sẽ co lại và bám vào răng, túi lợi sẽ giảm bớt độ sâu.

Khi nào cần phẫu thuật?

Nếu bệnh nha chu của bạn đã tiến triển ở mức độ nặng hơn thì có thể phải can thiệp phẫu thuật để điều trị cho triệt để. Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh mà nha sĩ sẽ quyết định xem bạn có cần phải tìm đến bác sĩ chuyên môn về nha chu để điều trị phẫu thuật hay không.

Mục đích của điều trị phẫu thuật là lấy sạch vôi răng ở các túi nha chu sâu và tạo hình lợi, giúp cho lợi răng trở lại hình dạng dễ chải rửa và thẩm mỹ hơn. Phần xương bị tổn thương cũng có thể được chỉnh sửa lại. Và đôi khi, trong một số trường hợp đặc biệt, các răng lung lay có thể được nẹp cố định một thời gian.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/18/ngan-ngua-va-dieu-tri-benh-nha-chu-nhu-the-nao/feed/ 0
Giảm đau răng bằng những cách đơn giản nhất https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/30/giam-dau-rang-bang-nhung-cach-don-gian-nhat/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/30/giam-dau-rang-bang-nhung-cach-don-gian-nhat/#respond Fri, 30 Nov 2012 01:30:58 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9126 Khi bạn bị đau răng, vì bất cứ lý do gì như: sâu răng, nứt răng, bệnh về nướu… bạn sẽ muốn nhanh chóng giảm đau và vội vàng đi vào nhà thuốc hoặc đến gặp ngay bác sĩ. Tuy nhiên, ngoài những cách này ra cũng có nhiều cách khác rất đơn giản và hiệu quả để làm giảm những cơn đau này.

1. Xoa bóp

– Nhẹ nhàng xoa bóp: Massage nướu răng nhẹ nhàng để dễ dàng loại bỏ đau răng. Massage sẽ tăng cường lưu thông máu đến khu vực và có tác dụng chữa bệnh. Nên tránh các áp lực vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó tránh massage nếu nướu bị viêm.

– Trong đông y có huyệt thương dương có thể làm giảm nhanh triệu chứng đau răng. Cách xác định huyệt là: huyệt này nằm ở trên đầu ngón tay trỏ, cách gốc móng tay về phía ngón cái khoảng 0,2mm trên đường tiếp giáp da gan ngón tay và mu ngón tay.

Lưu ý: bạn bị đau răng bên nào thì bấm huyệt tay bên đó.

2. Dùng một số loại thảo dược

– Chườm lạnh 2 bên má: Một trong những biện pháp đơn giản nhất là dùng đá lạnh chườm lên má nơi có răng bị đau. Đá lạnh có tác dụng làm giảm bớt sưng, giúp giảm đau nhức răng nhanh chóng.

– Đinh hương: có tính chất gây mê và chống viêm, giúp làm giảm bớt đau đớn vài giờ. Chỉ cần đặt một cây đinh hương trong miệng và ngậm từ 5 đến 10 phút. Nếu không có cây đinh hương bạn có thể dùng tinh dầu đinh hương để thay thế. Tuy nhiên, bạn phải pha 2 đến 3 muỗng cà phê đinh hương với 1/4 muỗng cà phê dầu ô liu, sau đó, nhúng một miếng bông gòn trong hỗn hợp và nhẹ nhàng cắn xuống trên răng bị đau.

– Tỏi: Tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.

Cây đinh hương có tác dụng làm giảm triệu chứng đau răng

Gừng: gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Bạn đem gừng giã nát sau đó đắp lên răng, từ 2-3 lần/ ngày sẽ đem lại hiệu quả như bạn mong đợi.

– Nước chanh: có tính axit cũng vừa có tính kháng khuẩn. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau.

– Cúc hoa vàng: Lấy 1-2 bông hoa tươi, rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức giảm dần. Nếu không có hoa tươi, bạn có thể dùng hoa khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Sau đó, Ngày 2-3 lần lấy rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau(không nuốt) sẽ làm cơn đau dịu hẳn.

– Bồ kết: dùng một quả bồ kết khô, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu que diêm( chú ý: không bỏ hạt). Sau đó, ngâm hỗn hợp này với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày. Nếu bạn cần dùng ngay, hãy đun hỗn hợp trên trong vài phút. Sau đó, ngậm hỗn hợp này ngày 2 – 3 lần vào chỗ răng bị đau, mỗi lần 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Cách làm này sẽ làm giảm dịu cơn đau của bạn.

– Tiêu đen và húng quế: Sử dụng tiêu đen và lá húng quế với liều lượng giống nhau, nghiền nát thành bột. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau răng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/30/giam-dau-rang-bang-nhung-cach-don-gian-nhat/feed/ 0
Phòng ngừa đau răng bằng cách nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/28/phong-ngua-dau-rang-bang-cach-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/28/phong-ngua-dau-rang-bang-cach-nao/#respond Wed, 28 Nov 2012 02:30:34 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9109 Sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh là mơ ước của rất nhiều người. Đó là một điều hoàn toàn có thể thực hiện được bằng những thói quen sinh hoạt, những thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những kiến thức giúp bạn sỡ hữu một hàm răng khỏe đẹp như mơ ước.

1. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng

– Sữa và pho mát không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là nguồn cung cấp canxi cho cơ thể, góp phần giúp răng và xương chắc khỏe. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều casein-một loại protein giúp làm giảm tình trạng xuất hiện các lỗ trên răng.

– Thực phẩm giòn và dai: như cần tây, cà-rốt và các loại hạt là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của răng. Chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm này tạo các phản ứng hóa học giúp trung hòa các axit được hình thành bởi các vi khuẩn gây sâu răng.

– Sữa chua và các thực phẩm giàu axit lactic sẽ giúp chống lại chứng viêm lợi mà hậu quả lâu dài có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn.

– Tỏi, táo, nho, nấm shiitake, ca cao và trà: là những thực phẩm có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây sâu răng, các bệnh về nướu răng và hôi miệng . Một nghiên cứu ở Nhật Bản cũng chỉ ra rằng, uống một tách trà xanh mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh về lợi ở nam giới. Chất polyphenols có trong trà đen cũng có thể giúp tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.

– Nước sẽ giúp cho cổ họng, môi tránh khỏi cảm giác khô miệng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hơi thở hôi, có mùi và thậm chí là tăng nguy cơ bị sâu răng. Uống 1,5-2 lít mỗi ngày sẽ giúp giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng.

– Những loại quả có tính axit như cam, quýt, bưởi…có xu hướng bảo vệ men răng bằng cách tăng lưu thông nước bọt, giúp rửa sạch vi khuẩn gây sâu răng tồn đọng trong miệng.

– Hạt mè là một loại thực phẩm rất giàu canxi, hạt mè có kết cấu giống bàn chải đánh răng nhỏ để giải quyết các mảng bám tích tụ trên răng. Bạn có thể ăn hạt mè như một loại ngũ cốc hoặc pha trộn với sữa chua hay trong súp.

– Ngũ cốc nguyên hạt chứa vitamin B và sắt giúp giữ nướu răng khỏe mạnh.

– Trong cá chứa rất nhiều axit béo Omega – 3 được tìm thấy trong cá có tác dụng bảo vệ và chống lại chứng viêm, nhiễm trùng, giúp tránh khỏi những bệnh về lợi, giúp bảo vệ hàm răng của bạn trắng khỏe.

– Protein trong trứng, thịt gia cầm, thịt bò nạc là nguồn thực phẩm giàu phốt pho – một khoáng chất quan trọng để duy trì độ khỏe của men răng và giúp cân bằng độ PH trong miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sản xuất axit.

2. Những thói quen tốt cho sức khỏe răng miệng

Bạn nên đánh răng trước khi đi ngủ, và tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.

– Để có hàm răng luôn khỏe và đẹp thì điều không thể thiếu được trong vấn đề chăm sóc răng miệng đó là vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bạn nên đánh răng trước khi đi ngủ, và tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Lúc đánh răng nên đánh theo hình xoắn ốc vừa giúp làm sạch răng, vừa tránh được tình trạng mòn răng.

– Tránh ăn nhiều đường, nhiều đường, kẹo, bánh ngọt trước khi đi ngủ. Không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, hay nhai trầu…

– Nên súc miệng hằng ngày bằng dung dịch nước muối pha loãng. Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, và bất kỳ khi nào thấy đau. Ngoài ra, cũng nên đi lấy cao răng 2 lần/ năm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/28/phong-ngua-dau-rang-bang-cach-nao/feed/ 0
Vì sao bị đau răng? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/27/vi-sao-bi-dau-rang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/27/vi-sao-bi-dau-rang/#respond Tue, 27 Nov 2012 01:30:20 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9107 Dân gian ta có câu” Răng với tóc là gốc con người”, sở hữu một hàm răng trắng, đẹp là mơ ước của bao nhiêu người. Tuy nhiên, răng của bạn cũng rất dễ bị đau do một số nguyên nhân, trong đó sâu răng là một nguyên nhân thường gặp và phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác gây hiện tượng này như là: các bệnh về nướu, ê buốt chân răng, mọc răng khôn…

1. Sâu răng

Trong các nguyên nhân gây nhân gây đau răng phải kể đến nguyên nhân đầu tiên và dễ gặp nhất đó là sâu răng .

– Gần đây các nhà khoa học đã chứng minh và lý giải được nguyên nhân và cơ chế gây sâu răng. Các nghiên cứu chỉ rõ có nhiều yếu tố liên quan gây ra hiện tượng này như: thiếu vitamin D, răng mọc chậm, xương hàm bị biến dạng (vẩu), và tổ chức của răng thiếu vững chắc nên dễ bị sâu.

– Ngoài ra, nếu răng bạn thiếu các chất như canxi, fluor cũng ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng, đặc biệt ở thời kỳ thai nghén răng dễ vỡ do thiếu canxi. Ngoài ra, người bị bệnh tuyến giáp (thiểu năng, cường năng) đều làm tổ chức của răng yếu, nên dễ vỡ và sâu…

– Dấu hiệu sâu răng:

  • Đau buốt từng cơn khi ăn thức ăn nóng, lạnh và khi gõ nhẹ vào răng.
  • Có thể nhìn thấy lỗ khuyết ở răng.

Khi có các dấu hiệu trên cần đi khám bác sĩ nha khoa để được xử lý sớm bằng cách hàn men răng hoặc trám bít lỗ sâu…

2. Các bệnh về nướu

Nguyên nhân thường gặp thứ hai của đau răng là bệnh nướu răng. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong “mảng bám” tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn. Các bệnh về nướu bao gồm:

– Tụt nướu: nướu có thể tụt xuống (teo lại) và chân răng lại bị lộ ra dễ bị tổn thương, có nhiều nguy cơ gây ê răng. Bề mặt của chân răng sẽ không còn lớp men bảo vệ nữa.

– Bệnh nướu: những mảm bám, vôi răng làm cho nướu bị tụt xuống và nó sẽ phá hủy xương nâng đỡ răng. Túi nha chu có thể được hình thành trong nướu xung quanh răng, làm cho vùng răng đó khó vệ sinh sạch sẽ và có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

3. Ê, buốt chân răng

Một số nguyên nhân thường gây ra hiện tượng ê buốt chân răng:

– Bệnh nướu mạn tính có thể góp phần gây đau răng do nhạy cảm chân răng. Độc tố vi khuẩn hoà tan xương quanh chân răng và làm nướu và xương tụt xuống, bộc lộ chân răng. Chân răng bị lộ có thể trở nên nhạy cảm với lạnh, nóng và thức ăn chua bởi vì chúng không còn được nướu và xương lành mạnh bảo vệ.

– Nghiến răng: nghiến răng là thói quen của nhiều người, nó làm cho men răng bị mòn đi nên bệnh nhân thây ê răng.

– Răng trám: Đây là hiện tượng thường thấy ở một vài bệnh nhân sau khi trám răng.

– Mòn răng: bị mất men răng do sự tấn công của acid trong thức ăn và đồ uống. nếu men răng bị mòn thì ngà răng sứ bên dưới sẽ bị phá hủy, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bị ê răng.

4. Răng kẹt và mọc răng

Đây là hiện tượng thường xảy ra khi mọc răng khôn. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do răng không có đủ chổ để mọc, hoặc răng mọc đè lên răng khác… làm cho các mô gần đó có thể trở nên viêm và sưng. Nếu bạn ở trong trường hợp này thì có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh hay biện pháp cuối cùng là nhổ bỏ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/27/vi-sao-bi-dau-rang/feed/ 0
Nên giữ hay nhổ răng khôn? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/02/nen-giu-hay-nho-rang-khon/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/02/nen-giu-hay-nho-rang-khon/#respond Tue, 02 Oct 2012 09:30:01 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8714 Hiện nay, có nhiều người mê tín cho rằng chiếc răng khôn mang lại nhiều may mắn, cho nên ngay cả khi chiếc răng ấy gây ra những phiền toái, họ cũng cố ráng chịu đau, mua thuốc uống  để có thể giữ lại “điềm lành”. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, bởi giữ hay nhổ răng khôn phải tuỳ vào tình trạng của răng, nếu đáng nhổ mà cứ giữ thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ.

Mọc trễ nên… khôn!

“Răng khôn” (wisdom tooth) hay còn gọi là răng cối thứ ba. Chiếc răng này có đặc điểm là mọc trễ nhất trên cung răng. Ða số chúng ta có bốn răng khôn, mọc ở phía sau hai bên hàm trên và dưới. Răng khôn thường mọc ở tuổi thanh niên. KTrong khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, và chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày chắc, cùng với một số yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ bị mọc lệch và ngầm.

Răng khôn thường mọc ở tuổi thanh niên.

Theo các nghiên cứu được thực hiện tại khoa răng hàm mặt đại học Y dược Tp.HCM cho biết, răng khôn hàm dưới có tỷ lệ mọc lệch và ngầm cao nhất. Răng bị mọc lệch và ngầm dễ bị thức ăn nhồn nhét, khó vệ sinh nên thường gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế… các răng này cũng ít tham gia vào chức năng nhai. Chính vì vậy, việc can thiệp kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.

Trục răng của khôn có rất nhiều chiều thế khác nhau, vì vậy mà điều này góp phần rất quan trọng đến độ khó và kỹ thuật nhổ răng khôn. Trong đó có một số dạng có thể gặp như: mọc thẳng, lệch ngoài, lệch trong, lệch gần, lệch xa, nằm ngang, nằm ngược và phối hợp các dạng này với nhau.

Biến chứng thường gặp

Khi răng khôn mọc bất thường sẽ gây ra một số biến chứng sau:

Viêm nướu trùm, viêm mô tế bào:

Khi các răng khôn bị mọc lệch sẽ gây nhồi nhét thức ăn (vùng này lại rất khó vệ sinh làm sạch) vì vậy, lâu ngày sẽ gây hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, sau đó tạo túi mủ (ápxe), cứng hàm. Tình trạng viêm nhiễm này kéo dài sẽ dẫn đến phá huỷ xương xung quanh răng này và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng hơn có thể gây ra viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết…

Sâu răng kế bên:

Khi răng khôn mọc lệch, sẽ bị kẹt nghiêng tựa vào chiếc răng kế bên cạnh, vị trí này thường dễ bị nhồi nhét thức ăn, viêm nhiễm, rất khó làm sạch. Kết quả là bản thân các răng này và các răng kế cận đều bị sâu. Vì vậy, cần chú ý răng kế cận răng khôn là răng cối lớn thứ hai, có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia quá trình nhai.

Nang thân răng:

Các răng khôn mọc ngầm trong xương có thể tạo nang thân răng tiến triển âm thầm trong xương hàm. Nếu như không được điều trị kịp thời, thì xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, và có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hàm. Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch, có thể làm xô đẩy gây chen chúc các răng trước.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Các trường hợp răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng… thì sẽ có chỉ định nhổ răng khôn. Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, khi đó sẽ không tham gia vào quá trình nhai, sẽ gây trở ngại cho vệ sinh răng miệng. Vì vậy cần nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình. Theo các chuyên gia chia sẻ, việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch sẽ giúp tránh những tai biến đau nhức về sau và công việc hậu phẫu sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Sau khi nhổ răng khôn trong vòng 24 giờ hiện tượng chảy máu có thể xuất hiện vài giờ đầu. Sưng cũng có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ tuỳ thuộc vào độ khó của răng nhổ và cơ địa của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ có phản ứng đau, sau khi thuốc tê hết tác dụng, cường độ đau tuỳ thuộc cơ địa của mỗi người.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/02/nen-giu-hay-nho-rang-khon/feed/ 0
Ung thư miệng và những điều nên biết https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/15/ung-thu-mieng/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/15/ung-thu-mieng/#respond Sat, 15 Sep 2012 07:30:01 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8469 Ung thư miệng là thuật ngữ chung của tất cả các bệnh u ác tính phát bệnh ở trong vùng miệng, bao gồm ung thư môi, ung thư nướu răng, ung thư lưỡi, ung thư vòm miệng, ung thư xương hàm, ung thư cuống họng, ung thư hầu họng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư xoang hàm trên và các bệnh ung thư trên bề mặt da và màng nhầy.

Người ta thấy tỷ lệ mắc ung thư miệng trong cộng đồng ngày càng tăng dần lên, đặc biệt là ở người trẻ. Ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, ung thư miệng chiếm đến 40% ung thư nói chung. Trên thế giới hàng năm, người ta ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc ung thư mới và có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư miệng.

Nguyên nhân

Ung thư miệng đến hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính,  nhưng một số yếu tố nguy cơ  gây ung thư miệng đó là: Nghiện rượu nặng; Sử dụng thuốc lá ở các dạng khác nhau: như hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc, nhai trầu thuốc, nguy cơ này càng tăng thêm khi uống thêm rượu;  Nhiễm virus HPV (Human Papiloma Virus); Các dấu hiệu tiền ung thư khác của khoang miệng như hồng sản, bạch sản,  các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài, viêm nấm candida quá sản mạn tính…
Hình ảnh ung thư ở lợi giai đoạn sớm.

Các dấu hiệu sớm của bệnh

Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ. Biểu hiện sớm của ung thư miệng là một hoặc nhiều thay đổi mô mềm trong miệng về hình ảnh và cảm giác. Những dấu hiệu và triệu chứng có thể gồm:

  • Loét bờ gồ, có hoại tử trung tâm vết loét.
  • Các ổ loét ở các đường nứt sâu trên lưỡi.
  • Các loét nham nhở ở niêm mạc miệng, dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ, vết loét trong miệng không liền hoặc tăng lên về kích thước, tồn tại trên 2 tuần.
  • Các mảng cứng ở miệng.
  • Các quá sản lợi khu trú ở một răng hay một nhóm răng.
  • Hàm giả đang sử dụng bình thường tự nhiên không đeo được hoặc lắp không khít
  • Những khối hoặc mảng trắng, đỏ hoặc đen bên trong miệng
  • Đau xương hàm, đau khi nuốt, ăn, nhai
  •  Đau họng.

Khi có bất kỳ các dấu hiệu nào ở trên bạn hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám xem bạn có phải đang ở giai đoạn sớm của bệnh hay không. Nếu phát hiện sớm thì điều trị sẻ mang lại hiệu quả cao, giúp bạn tiết kiệm được một lượng lớn chi phí kinh tế. Tại bệnh viện bận sẻ được khám  và đánh giá tổn thương; Gây tê tại chỗ, cắt tổn thương để làm mô bệnh học;  nếu nghi ngờ tổn thương sâu hoặc lan rộng, để giúp cho chẩn đoán và điều trị, bác sĩ sẻ cho bạn làm thêm các thăm dò khác như chụp  chụp cắt lớp, chụp PET scan, X quang, chụp cộng hưởng từ, … tùy theo mức độ tổn thương mà có thể làm các xét nghiệm khác nhau.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng

Cách điều trị

Điều trị ung thư miệng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là xạ trị , phẫu thuật và điều trị hóa chất. Ung thư miệng ở giai đoạn sớm, việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u có hiệu quả cao, tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên đến 85%.

Tùy theo mức độ phát triển  của u mà có những biện pháp điều trị phù hợp:  Cắt u và nạo vét hạch cổ; Cắt bỏ u đơn thuần; Cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo.

Xạ trị có thể được kết hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nó có một số tác dụng phụ như hoại tử xương hàm,  sâu răng, loét, khô miệng,chảy máu khoang miệng,…

Hóa trị liệu có thể kết hợp với xạ trị trong một số trường hợp để làm tăng hiệu quả của xạ trị. Bạn cũng nên chuẩn bị trước tâm lý vì Hóa trị thường gây ra những tác dụng phụ như  rụng tóc, buồn nôn, nôn.

Theo dõi sau điều trị

Sau điều trị bạn phải tái khám đúng lịch:

  • Một năm đầu bệnh nhân cần được khám lại mỗi tháng 1 lần.
  • Năm thứ 2 cần khám lại 2 tháng một lần.
  • Các năm sau khám lại sau mỗi 6 tháng.

Mục đích của việc tái  khám định kỳ để điều trị các vấn đề răng miệng như bệnh quanh răng, sâu răng, cải thiện chất lượng cuộc sống và quan trọng là  phát hiện xử lý  nếu có dấu hiệu tái phát hoặc các ổ ung thư mới nếu có

Các biện pháp dự phòng

Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư miệng

Ung thư miệng chưa tìm  ra nguyên nhân chính gây bệnh nên phòng tránh bệnh chỉ là tránh xa các yếu tố nguy cơ như:

  •  Không uống rượu quá mức.
  • Tăng cường ăn các loại rau quả giàu vitamin, đặc biệt là cà rốt.
  • Bỏ thuốc lá để tránh cho các tế bào khoang miệng tiếp xúc hóa chất gây ung thư.
  • Riêng với ung thư môi, để phòng ngừa nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và nên dùng kem bảo vệ môi khi ra nắng.
  • Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần ở các cơ sở chuyên khoa.
]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/15/ung-thu-mieng/feed/ 0
Thuốc chống lo âu hay được dùng trong nha khoa https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/30/thuoc-chong-lo-au-hay-duoc-dung-trong-nha-khoa/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/30/thuoc-chong-lo-au-hay-duoc-dung-trong-nha-khoa/#respond Thu, 30 Aug 2012 01:00:19 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8328 Trong nha khoa, khi các biện pháp điều trị được tiến hành có một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân phải điều trị bị rơi vào trạng thái lo âu, quá lo lắng. Ở một góc độ nào đó, sự căng thẳng này dẫn đến những phản ứng quá mức với các thủ thuật điều trị gây mất an toàn cho bệnh nhân.

Lý do dùng thuốc

Thường thì trạng thái lo âu này của người bệnh không đến mức hệ trọng. Nhưng ở một góc độ nào đó nó có thể gây căng thẳng cho người bệnh, dẫn đến những phản ứng quá mức với các thủ thuật điều trị. Chẳng hạn như đỏ bừng mặt và rối loạn nhịp tim khi bác sĩ chuẩn bị can thiệp vào răng. Với một số người còn phản ứng bằng những động tác cơ học. Có người do sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm mà có thể gây ra phản ứng như một phản ứng thuốc thực thụ. Điều này là rất không có lợi trong điều trị.

Nguyên nhân gây ra sự căng thẳng trong điều trị liên quan đến nha khoa vì đây là một lĩnh vực phải thực hiện nhiều thủ thuật và thao tác y học. Các thủ thuật này thường phải tiếp cận với nhiều dụng cụ mang tính “nhạy cảm”. Ví dụ như dao, kéo, kìm, nỉa, kẹp… dễ gây nên sự sợ hãi cho người bệnh. Các thao tác với các dụng cụ lại được thực hiện khi người bệnh đang tỉnh cho nên các phản ứng tâm sinh lý lại càng rõ ràng. Chính thế mà sự lo âu thường hay xảy ra.

Để đảm bảo an toàn và có một diễn biến thuận trong điều trị, đôi khi các bác sĩ phải dùng đến một số thuốc chống lo âu để giảm căng thẳng cho người bệnh.

Những dụng cụ khám nha khoa dễ gây tâm lý hoảng sợ cho bệnh nhân.

Có thể dùng thuốc nào?

Các thuốc chống lo âu hay được dùng trong nha khoa thực chất cũng là các thuốc chống căng thẳng lo âu được sử dụng trong lĩnh vực thần kinh, tâm thần. Chúng thường được sử dụng như một liệu pháp điều trị dự phòng thay vì điều trị triệu chứng dành riêng cho nha khoa. Nhiều thuốc có tác dụng chống lo âu nhưng hay được dùng nhất là các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin. Đây là các thuốc có nhiều ưu điểm trong điều trị và có ít nhược điểm trong khía cạnh tác dụng phụ và sự ngộ độc do quá liều.

Hoạt tính của benzodiazepin thực chất dựa vào sự hoạt động của chất trung gian thần kinh GABA, là một chất trung gian thần kinh mà hoạt động của nó liên quan đến sự ức chế. Nếu như GABA được giải phóng ra quá nhiều thì các tế bào thần kinh sau nó, tức là tiếp nhận nó sẽ rơi vào trạng thái ức chế thay vì trạng thái hoạt động. Điều này tạo ra một hiệu quả có lợi là người bệnh có thể rơi vào trạng thái thư thái, giảm căng thẳng, buồn ngủ, hết co giật và hoàn toàn giãn cơ. Những hiệu ứng này được sử dụng trong từng trường hợp một.

Ở đây, benzodiazepin có tác dụng làm tăng cường hoạt tính của GABA, tức là làm cho một nhóm các tế bào thần kinh chọn lọc bị ức chế mạnh hơn khi có mặt thuốc. Điều đó có nghĩa là benzodiazepin hoàn toàn có thể gây ra các tác dụng như GABA. Cái hay ở chỗ, đó là thuốc không gây các phản ứng đồng loạt mà từng hiệu ứng sẽ được tạo ra tùy thuộc vào liều sử dụng. Các hiệu ứng của thuốc có được lần lượt là an dịu, chống lo âu, gây ngủ, chống co giật và giãn cơ. Khi dùng liều thấp chúng ta tạo ra được một trạng thái an dịu, không lo âu và người bệnh giảm hẳn các phản ứng không có lợi trước các biện pháp điều trị. Chính vì lợi thế này mà người ta dùng benzodiazepin như một biện pháp “tiền điều trị” trong nha khoa (tức là chuẩn bị cho điều trị).

Về mặt điều trị, các thế hệ benzodiazepin có nhiều loại khác nhau và chúng cũng có nhiều công dụng khác nhau. Có loại thiên về an dịu, có loại thiên về chống lo âu, có loại thiên về chống co giật. Ở khía cạnh nha khoa, người ta có thể dùng các loại sau: alprazolam, bromazepam, clotiazepam, diazepam…

Và lưu ý

Khi dùng với liều thấp, diazepam chưa gây ra các tác dụng vượt tầm kiểm soát như giãn cơ hay gây ngủ hay chống co giật. Tuy nhiên nó cũng gây ra một số bất lợi mà đôi khi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh.

Thứ nhất đó là tác dụng mất sự kiểm soát chủ động của thần kinh trung ương, làm giảm sự kiểm soát chủ động của người bệnh. Chính do tác dụng an dịu, an thần nên trương lực thần kinh giảm xuống. Điều này là không có lợi trong các hoạt động chủ động như hoạt động thể lực, hoạt động kỹ thuật, những công việc đòi hỏi sự phối hợp và sự khéo léo. Đối phó với tình trạng này không còn cách nào khác làm tạm ngừng các hoạt động này trong ngày dùng thuốc ít nhất là 24 giờ sau đó. Nếu công việc là bắt buộc, bạn không thể hoạt động một mình mà cần phải có người cùng giúp để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Thứ hai là tác dụng gây ngủ gà. Tuy rằng liều diazepam sử dụng ở đây không chạm đến ngưỡng gây ngủ ở ngày hôm sau nhưng người dùng có cảm giác gà gật và hơi an thần. Vì thế mà nếu như bạn là cán bộ kỹ thuật hoạt động trên cao, tài xế lái xe, người điều khiển dây chuyền sản xuất thì chúng tôi khuyên bạn dừng hẳn công việc tối thiểu một ngày tính từ thời điểm dùng thuốc cuối cùng. Vì đôi khi sự phản ứng kém nhanh nhạy của hệ thần kinh có thể dẫn đến những tai nạn không đáng có. Việc dừng công việc hoàn toàn là bắt buộc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn tính mạng của chính bạn.

Bạn cần chú ý về liều như sau. Với người già, người có hệ thần kinh yếu thì chỉ cần dùng liều bằng 1/2 liều thông thường. Tuyệt đối không dùng cho trẻ em vì những tác dụng không có lợi với hệ thần kinh ở lứa tuổi này.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/30/thuoc-chong-lo-au-hay-duoc-dung-trong-nha-khoa/feed/ 0
Bí quyết giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/26/meo-tay-sach-cao-rang-chi-trong-5-phut/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/26/meo-tay-sach-cao-rang-chi-trong-5-phut/#respond Sun, 26 Aug 2012 08:30:50 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8283 Cao răng là vấn đề của rất nhiều người. Cao răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn không tốt cho sức khỏe răng miệng. Sau đây là những cách làm đơn giản  giúp bạn loại bỏ cao răng.

Trà

Đây là thông tin tốt cho nhừng người thích uống trà. Bởi vì trong trà đen có một hàm lượng lớn florua- chất quan trọng có tác dụng ngăn ngừa mảng bám và sự hình thành cao răng. Bạn hãy uống 2 ly trà đen mỗi ngày để có hàm răng đẹp nhé. Nếu không có trà đen bạn có thể dùng trà xanh cũng  được, có tác dụng chống lại vi khuẩn và tránh hiện tượng sâu răng.Uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp da khỏe và có độ đàn hồi tốt.

Vỏ cam

Lúc ăn cam bạn hãy để lại vỏ nhé, nó rất có ích cho bạn đó. Bạn lấy vỏ cam phơi khô, xay thành bột, trộn với kem đánh răng thành hỗn hợp dùng đánh giống kem đánh răng hằng ngày. Hỗn hợp này sẽ mang lại cho bạn hàm răng trắng sáng và bóng lên từng ngày. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với nụ cười của mình.

Muối

Muối là biện pháp hiệu quả để giảm đau răng, sâu răng và cao răng. Rất đơn giản, bạn pha loãng muối với nước( chú ý: bạn chỉ nên pha nhạt như nước canh thôi nha), dùng súc miệng hằng ngày. Nước muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn ngay lập tức và tính chất mặn của muối sẽ giúp bạn ngăn ngừa hình thành cao trên răng.

Dâu tây + bột nở

Để loại sạch cao răng bạn hãy nghiền nhuyễn một trái dâu tây, trộn với 1/2 muỗng cà phê bột nở, sau đó dùng bàn chải đánh răng dạng mềm bôi hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt răng. Sau 5 phút, bạn hãyđánh sạch hỗn hợp này bằng kem đánh răng và súc miệng thật sạch.

Bột nở và  khi dâu tây kết hợp với nhau có tác dụng tuyệt vời. Bởi vì, bột nở có tác dụng tẩy trắng, dâu tây có chứa axit malic, giúp loại bỏ và ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám trên bề mặt răng. Hỗn hợp này rất có hiệu quả  trong việc tẩy sạch các vết ố trên răng khi hút thuốc lá, uống cà phê, rượu vang, coca hay… Nhưng bạn không nên lạm dụng nó, bởi axit malic trong dâu tây có thể làm hại men răng. Bạn chỉ nên dùng 1 lần/tuần.

Lạc

Bạn hãy nhai nhỏ một vài hạt lạc sống trong miệng, sau đó dùng nó làm kem đánh răng đặc biệt. Với cách đơn giản này sẽ giúp bạn có hàm răng trắng bóng, tự tin với nụ cười luôn hiện trên môi.

Dấm

Với những nguyên liệu đơn giản, sẳn có trong nhà bạn có thể dễ dàng pha chế dung dịch tẩy sạch cao răng góp phần tạo nên hàm răng trắng sáng cho bạn. Hãy dùng dấm, muối, nước pha thành dung dịch rồi ngậm nó trong miệng khoảng 2 phút, sau đó đánh răng như bình thường. Hỗn hợp này rất có tác dụng trong việc loại bỏ các vi khuẩn có hại,  cao răng, và bệnh hôi miệng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/26/meo-tay-sach-cao-rang-chi-trong-5-phut/feed/ 0