Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/15/rau-dap-ca-tri-tay-chan-mieng/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/15/rau-dap-ca-tri-tay-chan-mieng/#respond Wed, 15 Aug 2012 07:30:47 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8184 Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.

Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bạn có thể dùng một số loại thảo dược có tính kháng virus để điều trị cho bé như: rau dấp cá, rau trai, lá mận, lá nha đam( lô hội )…

Để trị bệnh tay chân miệng, bạn có thể dùng rau dấp cá...

Rau dấp cá là thảo dược điều trị được  các loại virus  gây ra các bệnh: ban hồng (rubella), bệnh sởi (ban đỏ), cúm, thủy đậu (trái rạ).

Khi con bạn bị bệnh tay chân miệng: hãy dùng 100 – 200g rau dấp cá (hoặc các cây lá tươi nêu trên) giã nát, hoà vào nước sôi sau đó để ấm tắm cho bé ( lưu ý: không được tắm lại bằng nước lã), khi tắm xong cho bé bạn dùng củ nghệ giã nát chắt lấy nước cốt thoa lên các vết lở loét của bé.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá nha đam gọt sạch vỏ, lấy gel thoa lên  miệng và tay chân bé.

...hoặc dùng gel nha đam hay sinh tố rau dấp cá say sinh tố cho bé uống

Hoặc bạn có thể dùng rau dấp cá hay gel nha đam xay sinh tố cho bé uống. Hãy cho bé dùng liên tục trong vòng 5 – 7 ngày.

Để tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống 100 – 200mg vitamin C (hoặc 2 – 4 viên Rutin-C) và 10mg kẽm (1 viên Farzincol). Ngoài ra, bạn hãy bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C cho trẻ như: cam, các loại quả thuộc họ nhà bí, dâu tây…

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/15/rau-dap-ca-tri-tay-chan-mieng/feed/ 0
Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở người trưởng thành https://meyeucon.org/suckhoe/2011/07/22/benh-tay-chan-mieng-da-xuat-hien-o-nguoi-truong-thanh/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/07/22/benh-tay-chan-mieng-da-xuat-hien-o-nguoi-truong-thanh/#respond Fri, 22 Jul 2011 13:22:15 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=2557 Bệnh nhân 23 tuổi ở Đà Nẵng và một cụ già 73 tuổi tại Quảng Ngãi, được các bác sĩ cho rằng có các triệu chứng mắc bệnh tay chân miệng – căn bệnh lâu nay được cho chỉ xảy ra với trẻ em.

Sáng nay, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng xác nhận, nam thanh niên 23 tuổi quê ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, đang được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng vì có các biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Bệnh nhân này còn có các biểu hiện bội nhiễm, nhiễm trùng, sốt phát ban…

Bệnh TCM chủ yếu xảy ra ở trẻ, người lớn mắc bệnh là rất hy hữu.

Trung tâm đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm.

Trong khi đó ngành y tế Quảng Ngãi cũng đang theo dõi chặt chẽ diễn tiến bệnh trạng của một cụ già 73 tuổi, có các biểu hiện tay chân miệng. Đây là bệnh nhân lớn tuổi nhất ở Quảng Ngãi nghi mắc dịch bệnh này. Cơ quan y tế cũng đã gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm nhưng hiện tại chưa có kết quả.

Dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp ở miền Trung, chưa có dấu hiệu dừng. Ngành y tế lo ngại thời gian tới sẽ diễn ra tình trạng dịch chồng dịch ở khu vực, khi bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát song song với tay chân miệng.

Theo bác sĩ Thạnh, trong tháng 6 có 3 ca bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng độ 2b, phải dùng đến thuốc đặc trị chi phí cao (gamma globulin). Sang tháng 7, Đà Nẵng có đến hơn 20 trường hợp cần dùng loại thuốc đặc trị này. Ngành y tế Đà Nẵng đang lo ngại dòng bệnh tay chân miệng từ các tỉnh, thành lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi đổ về điều trị khiến không tránh khỏi nguy cơ lây lan trong quá trình di chuyển.

Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng đã tiếp nhận gần 600 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh tay chân miệng. Trong đó hơn 50% bệnh nhân quê Quảng Ngãi. Bệnh viện Đà Nẵng cũng thống kê trong khoảng 400 bệnh nhân điều trị lưu trú, tập trung tại Trung tâm Sản – Nhi, trên 60% bệnh nhân ngoại tỉnh.

Từ cuối tháng 4 đến nay, Quảng Ngãi có gần 2.900 bệnh nhân tay chân miệng, lứa tuổi mắc bệnh nhỏ nhất là 3 tháng, lớn nhất là 73 tuổi, 5 người tử vong.

Ông Viên Quang Mai, Viện phó Viện Pasteur Nha Trang cho biết Viện đã tiếp nhận 1.000 mẫu bệnh phẩm gửi đến xét nghiệm. “Chúng tôi đã xét nghiệm có kết quả khoảng hơn 500 mẫu”, ông Mai nói.

Bộ Y tế đã điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng; đồng thời chỉ đạo các địa phương áp dụng những biện pháp mạnh trong tháng 7-8 để dập dịch. Trọng tâm địa bàn dịch được xác định ở TP HCM, Đồng Nai, Quảng Ngãi.

Hiện cả nước có 17.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 57 ca tử vong.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/07/22/benh-tay-chan-mieng-da-xuat-hien-o-nguoi-truong-thanh/feed/ 0
Dấu hiệu sớm của bệnh chân – tay – miệng https://meyeucon.org/suckhoe/2011/07/22/dau-hieu-som-cua-benh-tay-chan-mieng/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/07/22/dau-hieu-som-cua-benh-tay-chan-mieng/#respond Fri, 22 Jul 2011 13:09:34 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=2561 Hỏi: Tôi nghe nói trẻ em hay bị mắc bệnh tay – chân – miệng  (TCM) và có thể bị biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu của bệnh và cách phòng ngừa bệnh ra sao, thưa bác sĩ ?

Triệu chứng của bệnh chân - tay - miệng

Trả lời:

Bệnh TCM do virus Coxsackie gây ra. Loại virut này phân thành 2 type A và B, trong đó nhóm A gây hoại tử cơ và tử vong. Virut type A gây các mụn nước ở họng, hầu, tay, chân nên gọi là bệnh TCM, type A còn gây viêm kết mạc mắt. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng – 3 tuổi, người lớn vẫn có thể mắc bệnh. Đường lây bệnh chủ yếu là qua phân và miệng, ngoài ra virut có thể lây qua nước bọt và đờm dãi do bệnh nhân khạc ra. Các vật dụng cá nhân, tã lót, đồ chơi trẻ đã tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân cũng có thể truyền bệnh. Biểu hiện bệnh chủ yếu là các triệu chứng: nhiều mụn nước đau ở TCM trên một trẻ đang sốt. Điều trị: hiện nay chưa có thuốc tiêm phòng hoặc điều trị hữu hiệu. Bệnh thường tự khỏi trong vòng 2 – 7 ngày. Điều trị triệu chứng sốt và giảm đau bằng thuốc paracetamol. Cho uống dung dịch oresol hay truyền dịch để chống mất nước. Phòng bệnh bằng cách: giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sau khi thay tã hoặc tiếp xúc với vùng da nhiễm khuẩn của trẻ để giảm lây nhiễm cho người chăm sóc. Rửa sạch các đồ vật trẻ thường tiếp xúc, các đồ chơi mà trẻ hay đưa lên miệng ngậm. Nhìn chung, rửa tay sạch là biện pháp đề phòng bệnh hiệu quả nhất. Để hiểu hơn về bệnh TCM

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/07/22/dau-hieu-som-cua-benh-tay-chan-mieng/feed/ 0