Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Thực phẩm mà người bị bệnh thủy đậu nên ăn, nên tránh https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/nguoi-benh-thuy-dau-nen-gi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/nguoi-benh-thuy-dau-nen-gi/#respond Sun, 01 Jun 2014 15:30:00 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9629 Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Để người bệnh nhanh chóng bình phục, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Những món ăn cho người bị bệnh thủy đậu

Nước rau sam

rau sam 2

Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, nó còn là một phương thuốc độc đáo được nhiều người biết đến. Đây là loại rau mọc dại, giúp giải nhiệt, trị mụn, lá rau sam giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non. Người bị bệnh thủy đậu, có thể rửa sạch một nắm rau sam, lọc lấy nước để uống hàng ngày.
Nước rau sam có thể đẩy nhanh quá trình liền sẹo, tránh được tình trạng sẹo lõm và giúp người bệnh nhanh hóng hồi phục.

Cháo đậu đỏ

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có tính bình, vị ngọt chua, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ mủ, tiêu ung nhọt độc, lợi tiểu… Bạn có thể dùng một ít đậu đỏ, đậu xanh và một nắm gạo tẻ đã được rửa sạch, thêm thịt lợn băm rồi cho vào nấu cháo ăn hàng ngày.

dau do

Cháo đậu đỏ không chỉ cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh, nó còn rất lành tính, an toàn, tránh nguy cơ tạo sẹo lõm trên da.

Nước

Nước rất cần thiết cho người bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Người bệnh cần được bổ sung đủ nước cho cơ thể, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là orezol hoặc các loại nước ép từ trái cây tươi.

nước-cam-ép

Nước trái cây không chỉ bổ sung nước cho cơ thể, các chất dinh dưỡng trong trái cây còn có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nước ép cam và nước ép cà rốt rất tốt cho bệnh nhân thủy đậu. Ngoài ra, dưa hấu, kiwi, chuối, và đào cũng giúp loại bỏ các tế bào da chết sau khi lành bệnh.

Những thực phẩm nên tránh

Thịt gà

Thịt gà là một trong những thực phẩm rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể được các thầy thuốc và người dân ứng dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thịt gà lại có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc, mà lại bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm.

thit ga

Thịt chó

Theo y học cổ truyền, thịt chó có vị mặn, chua, không độc; được ứng dụng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau… Tuy nhiên, thịt chó lại có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt, nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng. Do đó người bệnh thủy đậu không nên ăn thịt chó.

Bên cạnh đó, người bệnh bị bệnh thủy đậu cũng không nên ăn một số thực phẩm và gia vị như cơm nếp, lạc, cơm mẻ, gừng, hạt tiêu, riềng, tỏi, ớt,… Bởi theo y học cổ truyền, đa số các thực phẩm, gia vị trên có tính nóng, ấm và thấp, nên khi ăn vào sẽ gây tích thấp nhiệt. Nó sẽ làm cho nốt phỏng mâng mủ sâu rộng hơn, và tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng cho người bệnh.

Ngoài ra, theo một số tài liệu cho thấy, người bị thủy đậu cũng không nên ăn các loại hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) nên làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Thực tế, trên lâm sàng cho thấy rằng, đồ tanh còn làm tăng nguy cơ sưng tấy, tạo mủ ở những bệnh nhân có vết thương hở và viêm nhiễm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/nguoi-benh-thuy-dau-nen-gi/feed/ 0
Điều trị thủy đậu bằng y học cổ truyền https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/#respond Sun, 01 Jun 2014 02:03:23 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9626 Thủy đậu là một bệnh da liễu cấp tính, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị chủ yếu là làm giảm cảm giác ngứa, thanh nhiệt giải độc, giữ gìn vệ sinh thân thể. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam rất hiệu quả trong điều trị bệnh.

Đối với bệnh nhẹ

Thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ; có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, ngân hoa 10g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, kinh giới 8g,cam thảo đất 8g sắc uống 2-3 lần trong ngày.

aaa

Nếu các vị thuốc trên bạn không tìm được, có thể thay thế bằng thang thuốc sau đây: dùng thuyền thoái 3g, kim ngân hoa 6g, bạch vi 9g, đạm đậu xị 5g, sơn chi vỏ 2g, bạc hà 1g, địa đinh thảo 6g, tang diệp 5g, liên kiều 6g, sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần cho trẻ.

Đối với bệnh nặng

Thủy đậu mọc nhiều, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, màu sắc tím tối, sốt cao, khát nước, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ dung bài thuốc sâu đây: bồ công anh 16g, liên kiều 8g, tế sinh địa 12g, chi tử sao 8g, kinh nhân 12g,
xích thược 8g. Sắc ngày 1 thang chia cho trẻ uống 2-3 lần/ ngày.

Trường hợp trẻ sốt nhiều, nôn mửa, buồn bực, khát nước dùng: cát căn 12g, cát cánh 12g, chỉ xác 6g, tiền hồ 12g, thanh bì 8g, sơn tra 8g, thuyền thoái 8g, kinh giới 8g, liên kiều 8g, mạch nha 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần/ ngày.

Nếu trẻ có dấu hiệu tiểu tiện vàng sậm, nốt đậu ngứa ngáy rất khó chiu thi cho trẻ uống vị thuốc có vị thanh mát, giảm ngứa bao gồm các vị thuốc sau: kim ngân hoa 4g, liên kiều 4g, nhân trần 6g, xích thược 3g, bạc hà 4g, đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g. Sắc uống ngày một thang chia uống 2-3 lần/ ngày.

Nếu nốt đậu nhiều, không đóng vảy được vỡ loét dùng: hoàng bá 12g, 8g hoàng liên , 6g hoàng cầm, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc có thể thay thế bằng bài thuốc sau đây: rễ chàm mèo 6g, mộc thông 3g, chi tử sao 5g,hoạt thạch 4g, sinh địa hoàng 6g, liên kiều 5g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.

Đối với những gia đình song ở nông thôn, các loại lá sau rất dễ tìm, bạn nên sắc cho trẻ uống liên tục trong 3-4 ngày. Sử dụng các loại lá sau dây: lá bạc thau 8g, lá quỳnh châu 10g, lá tiết dê 20g, lá dâm bụt 5g, lá rau bát 15g, bông mã đề 15g, lá bồ ngót 20g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá mặt trăng 10g, rau má 20g. Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống, bã xoa khắp người.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/feed/ 0
Cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/#respond Fri, 30 May 2014 03:00:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9620 Mặc dù, bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì nó cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn cần chăm sóc người bệnh thủy đậu như thế nào để phòng biến chứng đáng tiếc xảy ra và tránh lây lan thành dịch trong cộng đồng.

Giảm tình trạng ngứa

Khi bị thủy đậu triệu chứng khó chịu nhất là ngứa, khó chịu kích thích bệnh nhân gãi làm vỡ các bọng nước gây nên nhiễm trùng thứ phát. Để làm giảm tình trạng này cần cắt móng tay và giữ móng tay sạch sẽ. Đối với trẻ em có thể dùng bao tay vải để bọc tay cho trẻ.

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng đã bị vỡ

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng đã bị vỡ

Giữ gìn vệ sinh thay áo quần và tắm rửa hằng ngày cho bệnh nhân bằng nước nóng và băng ướt để làm giảm ngứa cho bệnh nhân. Nên mặc các áo quần rộng rãi, làm bằng chất liệu mát mẻ.

Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% (nước muối sinh lý và dung dịch Milian có bán ở nhà thuốc tây). Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

Giữ gìn vệ sinh nhà ở

Thường xuyên lau chùi nhà cửa bằng thuốc tẩy trùng hoặc xà phòng tránh vi khuẩn liên hiệp với những vi khuẩn có điều kiện gây nên biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Phải khai báo cho trạm y tế nơi bạn đang sống biết tình trạng của bệnh. Chỉ đưa bệnh nhân đến bệnh viện nếu bệnh nặng, hoặc nhà chật chội và có trẻ nhỏ.

Virut gây bệnh thủy đậu rất dễ chết ở ngoại cảnh nên phải cho bệnh nhân nằm ở phòng riêng, thoáng khí, tránh ánh nắng mặt trời.

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc

Để giảm tình trạng sốt nên cho bệnh nhân uống uống Paracetamol để hạ sốt nếu trẻ sốt cao. Không được dùng Aspirine cho trẻ em bị thủy đậu vì có mối liên hệ giữa các dẫn xuất của Aspirine và sự phát triển của hội chứng Reye.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn. Nên ăn các loại thức ăm mềm, lỏng, dễ tiêu. Tăng cường bổ sung các loại Vitamin từ hoa quả đặc biệt là Vitamin C (chanh, bưởi, cam, nho…).

Hạn chế những thức ăn có tính nóng, thức ăn cay, nhiều gia vị vì nó sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa rát nhiều hơn.

Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh thủy đậu hiệu quả nhất mà chúng ta cần phải biết để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào việc phòng bệnh cũng tốt hơn là chữa bệnh, chính vì thế hãy tiêm văc xin phòng bệnh thủy đậu đồng thời hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh chính là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn biết bảo vệ sức khỏe của chính mình bởi nó là vốn quý nhất của con người đấy nhé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/feed/ 0
Các triệu chứng và biến chứng thường gặp ở bệnh nhân thủy đậu https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/29/benh-thuy-dau-va-cac-trieu-chung-thuong-gap/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/29/benh-thuy-dau-va-cac-trieu-chung-thuong-gap/#respond Thu, 29 May 2014 15:30:33 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9616 Bệnh thủy đậu là bệnh lây qua đường hô hấp do một loại virut có tên là Varicella Zoter gây ra. Bệnh dễ bùng phát thành dịch vào mùa đông và đầu mùa xuân. Trẻ em là độ tuổi dễ bị mắc bệnh này đặc biệt là nhóm trẻ từ 5-9 tuổi chiếm 50% tổng số ca mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra.  Bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ dàng bùng phát thành dịch. Bệnh chỉ lây cho người lần đầu mắc bệnh vì có tính miễn dịch rất cao, ít khi bị bệnh lần 2.

Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh ‘trẻ em’ nên sự thay đổi về cách sinh hoạt của trẻ trong những tháng lạnh và tháng nhập học dịch bệnh thường xảy ra vào mùa đông đầu mùa xuân.

 Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra

Đường lây truyền của bệnh

Bệnh thủy đậu lây bằng những giọt nhỏ chất nhầy bắn từ mũi họng người bệnh vào không khí, trong khi ho hắt hơi, hoặc từ chất dịch của những nốt phỏng. Ngoài ra, có thể lây qua đồ dùng(bát đũa…), thực phẩm hay đồ chơi có chứa mầm bệnh.

Triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh thường là 14-17 ngày nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày. Các triệu chứng thường thấy là: phát ban, sốt nhẹ, khó chịu. các tổn thương da được xem là tiêu chuẩn xác định bệnh. Các tổn thương xuất hiện ở thân và ở mặt nhanh chóng lan rộng ra khắp các vùng khác của cơ thể. Đa số là nhỏ trên nền ban đỏ có đường kính từ 5-10mm. Các đám liên tiếp xuất hiện sau 2-4 ngày. Các tổn thương cũng có thể thấy ở niêm mạc ở vùng hầu họng hay âm đạo.

Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Biến chứng

–   Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây ra biến chứng từ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

–   Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thủy đậu là gây ra tình trạng viêm phổi thường gặp ở người trưởng thành(nhiều hơn trẻ em 20%). Dấu hiệu bệnh xuất hiện sau 3-5 ngày bệnh tiến triển và kèm theo tim đập nhanh, ho, khó thở và sốt. Thường gặp dấu hiệu tím tái, đau ngực do viêm màng màng phổi và ho ra máu. Các triệu chứng sẽ giảm song song với giảm phát ban da. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể bị sốt và rối loạn chức năng phổi trong nhiều tuần liền.

–   Ngoài ra, các biến chứng khác có thể gặp là viêm cơ tim, các tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp tạng chảy máu, viêm cầu thận cấp và viêm gan.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/29/benh-thuy-dau-va-cac-trieu-chung-thuong-gap/feed/ 0
Ngừa bệnh thủy đậu cho con https://meyeucon.org/suckhoe/2011/06/21/ngua-benh-thuy-dau-cho-con/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/06/21/ngua-benh-thuy-dau-cho-con/#respond Tue, 21 Jun 2011 10:45:11 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=1819 Thủy đậu có nguyên nhân từ một loại virus gọi là varicella zoster. Nó là bệnh truyền nhiễm bé dễ mắc phải ở nhiều độ tuổi, thường phổ biến ở giai đoạn 2-8 tuổi. Đặc biệt có thể khiến nhiều bé cùng mắc bệnh trong một thời điểm.

Mùa của thủy đậu thường là mùa xuân hoặc mùa đông. Với phần lớn các bé, thủy đậu là một mối phiền toái chứ không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhỏ các bé có thể nguy hiểm tính mạng vì thủy đậu.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Dấu hiệu đầu tiên

Triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ, giảm cảm giác thèm ăn trong một vài ngày trước khi các nốt thủy đậu xuất hiện. Nốt ban lúc đầu nhìn giống như nhiều vết đỏ nhỏ hợp lại, luôn nổi ở mặt, da đầu trước khi lan tới các nơi khác trên người. Nốt ban sau đó chuyển thành như nốt phồng da chứa chất lỏng có màu hồng. Vết phồng này sẽ bị vỡ, trở lên khô và đóng vảy màu nâu. Bệnh kéo dài 7 tới 10 ngày.

Thời điểm cần lo lắng

Thủy đậu có thể gây nhiễm khuẩn da, viêm não và viêm phổi. Nếu bé bị sốt cao, ho và nổi ban, bạn cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Những bé có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm virus và phát triển bệnh nặng hơn.

Điều cha mẹ nên làm

Để bé ở nhà nếu nghi mắc bệnh, nhằm ngăn ngừa lây bệnh sang những bé khác. Cần đưa bé đi khám để bác sĩ chỉ định thuốc bôi và thuốc uống cho bé (thường là kem như Calamine hay Eurax), có thể thêm dầu tắm (Pinetarsol) và thuốc kháng histamine uống. Bé cũng có thể được bác sĩ dùng paracetamol giúp hạ sốt.

Hiếm khi mắc lại

Nếu đã từng mắc thủy đậu, cơ thể bạn sẽ miễn dịch với nó và hiếm ai bị mắc lại lần 2. Tuy nhiên, virus có khả năng “nằm ngủ” trong hệ thần kinh, phục hồi rất lâu sau đó gây bệnh zona (xuất hiện các nốt ban ở một bên người hoặc mặt). Các nốt ban phát triển tương tự như bệnh thủy đậu nhưng gây đau. Triệu chứng gồm sốt, ho khan và đau họng.

Ngăn ngừa

Tiêm phòng là biện pháp ngăn ngừa bệnh thủy đậu rất hữu hiệu

Văcxin ngừa thủy đậu được dành cho bé trên 9 tháng tuổi. Văcxin này nhìn chung là an toàn với các bé. Các phản ứng có thể khi tiêm văcxin thủy đậu gồm đau, sưng quanh mũi tiêm, sốt nhẹ và rất hiếm trường hợp gây nổi ban nhẹ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/06/21/ngua-benh-thuy-dau-cho-con/feed/ 0