Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 8 nguyên nhân khiến tử cung bị hủy hoại https://meyeucon.org/suckhoe/2011/12/09/8-nguyen-nhan-khien-tu-cung-bi-huy-hoai/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/12/09/8-nguyen-nhan-khien-tu-cung-bi-huy-hoai/#respond Fri, 09 Dec 2011 03:39:38 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=5965 Tử cung là một bộ phận quan trọng nhất của hệ sinh dục nữ. Chị em cần biết về một số hành động gây hại cho tử cung và tránh phạm phải chúng để bảo vệ tử cung được an toàn, khỏe mạnh.

Tử cung là nơi thai nhi cư ngụ và sinh trưởng, nó là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Vì vậy người phụ nữ cần đặc biệt chăm sóc tốt tử cung. Một số hành động gây hại cho tử cung cần được biết và tránh xa để bảo vệ tử cung an toàn.

1. Rối loạn và tình dục bẩn

Cuộc sống “tình dục bẩn” có thể gây ra viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, xói mòn cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng. Đừng đánh giá thấp các bệnh nhiễm trùng bởi chúng là những tác nhân âm thầm dẫn đến ung thư âm hộ, âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư ống dẫn trứng và các yếu tố nguy cơ quan trọng khác.

Ngoài ra, quan hệ tình dục sớm, thường xuyên quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt… là một trong những tiền tố quan trọng trong bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, giữ gìn, kiểm soát vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục là nhiệm vụ chính, cơ bản bảo vệ tử cung.

Y học hiện đại đã chứng minh rằng đời sống tình dục bẩn đã trở thành một trong những “thủ phạm” gây hại cho tử cung.

2. Ba tháng đầu và một tháng trước sinh nên tránh quan hệ tình dục

Ba tháng đầu của thai kỳ không nên quan hệ tình dục. Tại thời điểm này phôi thai chưa gắn liền vững chắc với tử cung. Khi quan hệ tình dục, các cơn co thắt tử cung mạnh mẽ trong khi cực khoái có nguy cơ gián đoạn thai kỳ. Đặc biệt nó dễ chảy máu âm đạo, đe doạ việc sảy thai.

Nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 1 tháng cuối thai kỳ

Quan hệ tình dục vào đầu thai kỳ còn cần phải chú ý đến nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Mang thai, vùng kín tăng tiết dịch, dễ loét đồng thời còn làm suy yếu sức đề kháng của những lợi khuẩn. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, hãy luôn chú ý đến việc duy trì vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt trước khi quan hệ tình dục.

Sau ba tháng mang thai vẫn nên hạn chế quan hệ tình dục vì nó kích thích co bóp tử cung và gây ra sảy thai, sinh non, chảy máu tử cung hoặc sốt hậu sản. Đặc biệt là 4 tuần cuối của thai kỳ, quan hệ tình dục có thể gây viêm màng não bào thai, dẫn đến vỡ màng ối sớm, sinh non và nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.

Một tháng trước ngày dự sinh hoặc ba tuần sau khi thai nhi đã trưởng thành, cổ tử cung dần dần mở ra. Nếu thời gian này quan hệ tình dục, nước ối nhiều khả năng bị nhiễm trùng. Ngoài ra có thể gây sinh non, thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể bị nhiễm khuẩn bởi người mẹ cũng như tác động của bệnh, dẫn đến phát triển thể chất và tinh thần suy giảm.

Với những người có tiền sử sẩy thai, phá thai thì nên tuyệt đối tránh giao hợp trong toàn bộ thai kỳ để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

3. Sa tử cung

Sau khi sinh cổ tử cung tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Nếu sớm ngồi xổm hoặc làm công việc nặng nhọc sẽ khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa tử cung cao hơn.

4. Sinh thai dị tật

Sinh thai dị tật gây nguy hiểm cho sự an toàn của tử cung, đồng thời gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người mẹ và gia đình. Những người có nguy cơ sinh thai dị tật thuộc một trong những nhóm sau đây:

– Tuổi của phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 38, do trứng bị lão hóa, thậm chí chứa nhiều bất thường dẫn dến dị tật bẩm sinh hoặc có nguy cơ lớn mắc hội chứng Down. Nếu người chồng trên 50 tuổi, người vợ trẻ hơn thì tinh trùng có sự lão hóa cũng cần phải thực hiện kiểm tra sinh thai dị tật.

– Thường xuyên nạo phá thai, sinh non hoặc thai chết trong tử cung thường do một hoặc cả hai vợ chồng gây ra bởi các bất thường nhiễm sắc thể, khi mang thai lần nữa cũng thuộc nhóm nguy cơ.

– Gia đình bị dị tật chuyển hóa bẩm sinh.

– Các cặp vợ chồng kết hôn gần huyết thống.

– 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai thường bị rubella, herpes zoster, herpes simplex, bệnh cytomegalovirus và nhiễm virus khác, do nhiễm trùng dễ bị dị tật thai nhi cần phải thực hiện tất cả các kiểm tra để xác định thai nhi có phát triển bất thường hay không.

– Cũng trong thời kỳ đầu này nếu thai phụ đã sử dụng thuốc có thể gây dị tật bào thai, hoặc nhận phải vật liệu bức xạ dễ gây dị tật thai nhi cần đến các trung tâm tư vấn trước sinh để kiểm tra, xem xét.

5. Bỏ qua việc thường xuyên chăm sóc trước khi sinh

Phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai cần có hệ thống chăm sóc chi tiết và kịp thời trước khi sinh. Lợi ích của nó là:

– Hiểu biết về sự phát triển thai nhi và sự thay đổi của người mẹ sẽ dễ dàng điều trị sớm nếu phát hiện bất thường.

– Tăng cường bảo vệ sức khỏe bà mẹ và bào thai,
– Thông qua một hệ thống quan sát toàn diện có thể xác định phương pháp điều trị và lựa chọn hình thức sinh để đảm bảo an toàn.

6. Phá thai lén lút

Một số người vì nhiều lý do phá thai lén lút, hoặc sinh con vắt… nhất là lại thực hiện ở những cơ sở y tế thiếu uy tín. Những thủ thuật đó gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhiều thiệt hại hoặc nhiễm trùng tử cung thứ cấp, các biến chứng nghiêm trọng thậm chí gây ra một sự ám ảnh suổ đời về tâm lý.

Vì sức khỏe của chính mình và hạnh phúc gia đình, phụ nữ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định phá thai cũng như lựa chon nơi để chấm dứt thai kỳ.

7. Hơn 3 lần mang thai hoặc đa thai

Mỗi thai phụ sau một lần sinh nở thì tử cung sẽ gia tăng một nguy cơ, nếu nhiều hơn 3 lần mang thai liên tiếp thì tỷ lệ nguy cơ tử cung cũng sẽ tăng lên đáng kể. Phụ nữ mang đa thai khi chuyển dạ, tử cung nở to hơn bình thường, thời gian chuyển dạ lâu hơn, khó khăn hơn. Sau sinh, mẹ dễ có nguy cơ bị băng huyết, nếu không đảm bảo điều kiện dinh dưỡng, sức khỏe sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bị vỡ tử cung.

8. Vỡ tử cung

Phụ nữ mang thai trong quá trình chuyển dạ khó khăn hoặc kéo dài quá mức sản xuất oxytocin dẫn đến vỡ tử cung.

Cơ tử cung hay tử cung phân khúc trong khi mang thai hoặc sinh con được gọi là vỡ tử cung. Đó là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng thường dẫn đến cái chết của đứa trẻ hoặc người mẹ.

Muốn phòng chống vỡ tử cung, phải làm tốt việc quản lý thai nghén. Sản phụ phải tự giác đến khám thai định kỳ ít nhất 3 lần hoặc mỗi tháng một lần (tháng cuối mỗi tuần một lần) để phát hiện trước những nguyên nhân có thể gây vỡ tử cung. Những người có tiền sử đẻ khó hay phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế, phải đến các cơ sở y tế có trung tâm phẫu thuật để theo dõi và đẻ. Trường hợp có vết mổ đẻ cũ, phải tới nằm viện trước khi chuyển dạ 10 ngày để theo dõi sát sao.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/12/09/8-nguyen-nhan-khien-tu-cung-bi-huy-hoai/feed/ 0
Ung thư cổ tử cung cần được dự phòng một cách toàn diện https://meyeucon.org/suckhoe/2011/09/23/ung-thu-co-tu-cung-can-duoc-du-phong-mot-cach-toan-dien/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/09/23/ung-thu-co-tu-cung-can-duoc-du-phong-mot-cach-toan-dien/#respond Fri, 23 Sep 2011 02:35:09 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=4038 Trên thế giới, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến hơn 500.000 phụ nữ  và dẫn đến hơn 270.000 ca tử vong do ung thư mỗi năm. Trong đó, có khoảng 85% số phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung thuộc các nước đang phát triển.

Ung thư cổ tử cung có thể phòng tránh được nếu phát hiện sớm được các tổn thương tiền ung thư và điều trị sớm khi các tổn thương đó còn mới bắt đầu. Có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung bằng hai cách: một là phòng viêm nhiễm từ đầu, không để cho virut HPV có cơ hội gây ra các biến đổi tiền ung thư tại cổ tử cung; hai là phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư để sớm có cách điều trị, không để cho các tổn thương đó trở thành ung thư gây hậu quả nặng nề và tử vong cho phụ nữ. Cách thứ nhất được gọi là dự phòng cấp 1 hay dự phòng tiên phát. Cách thứ hai được gọi là dự phòng cấp 2 hay dự phòng thứ phát. Khi thực hiện dự phòng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ bằng cả hai cách thì có thể coi là giải pháp dự phòng toàn diện bảo vệ cho phụ nữ.

Dự phòng cấp 1 là cách dùng vaccin để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại chủng 16 và 18 virut HPV. Cơ chế tác dụng cũng giống như đối với việc tiêm vaccin phòng các bệnh khác như sởi, virut viêm gan B, Rotavirus. Hầu hết nam nữ đều bị nhiễm HPV trong những năm đầu sinh hoạt tình dục. Ngay cả khi luôn luôn sử dụng bao cao su thì cũng chỉ bảo vệ phòng tránh nhiễm virut HPV được khoảng 70%. Để phụ nữ có thể được bảo vệ đầy đủ, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị tiêm vaccin HPV cho các em gái vị thành niên trước khi bước vào tuổi quan hệ tình dục – từ độ tuổi 9 hoặc 10 – 13 tuổi. Vaccin có hiệu quả bảo vệ gần 100% đối với HPV chủng 16 và 18, là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung. Vaccin này được chứng minh là an toàn. Hiện nay có gần 30 nước đã đưa vaccin này vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có Australia, Malaysia, Anh, Mỹ và hầu hết các nước thuộc Cộng đồng châu Âu. Vaccin đã được cấp phép sử dụng ở trên 100 nước, trong đó có nước ta.

Tiêm vaccin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Dự phòng cấp 2 được tiến hành bằng khám sàng lọc, phát hiện những tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung trước khi chúng phát triển thành ung thư. Khi khám sàng lọc, nếu phát hiện những bất thường, người phụ nữ có thể được điều trị ngay hoặc sau đó vài ngày. Có hai phương pháp sàng lọc thường dùng là xét nghiệm các tế bào lấy ra từ cổ tử cung gọi là làm phiến đồ âm đạo, còn gọi bằng tên chuyên môn là Pap smear và kiểm tra cổ tử cung bằng mắt thường có sử dụng axít axêtic (gọi tắt theo tên tiếng Anh là VIA). Cả hai phương pháp này đều nhằm tìm kiếm những bất thường ở cổ tử cung, có thể là dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung.

Phương pháp VIA áp dụng tốt nhất cho phụ nữ từ 30-49 tuổi, nhóm tuổi này cũng là nhóm có nguy cơ cao nhất bị ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện được dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung, thầy thuốc sẽ thực hiện điều trị sớm bằng phương pháp thích hợp. Phụ nữ từ 30-49 tuổi nên đến các cơ sở y tế để khám phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Hiện nay, khi đến khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ còn được khám sàng lọc ung thư vú ngay trong cùng một lần đến khám. Phương pháp Pap smear đã được thực hiện trên toàn thế giới trong hơn 50 năm qua, ở các nước phát triển, phương pháp này là phương pháp thường quy trong sàng lọc định kỳ cho phụ nữ, góp phần giảm tới 70-80% tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung tại các nước phát triển từ những năm 1960. Tuy nhiên những đòi hỏi cao  về phương tiện kỹ thuật và kinh phí để phổ biến và duy trì phương pháp này lại không phù hợp với những nước có điều kiện nguồn lực hạn chế, trong đó có Việt Nam. VIA đã được chứng minh là phương pháp có thể phát hiện nhạy và hiệu quả không kém so với phương pháp Pap smear trong việc phát hiện sớm nhằm giảm tử vong do ung thư cổ tử cung. VIA đơn giản về kỹ thuật thực hiện, phương tiện chỉ cần một chiếc đèn pin và dung dịch axít axêtic (giấm) cho nên được đánh giá là phương pháp phù hợp cho những nơi có điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó, có thể áp dụng thực hiện VIA tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa, có ít trang thiết bị mà vẫn tiếp cận được nhiều phụ nữ. Hơn nữa, VIA cho kết quả ngay nên có thể thực hiện điều trị hoặc chuyển tuyến ngay trong cùng một lần đến sàng lọc. Nhờ đó, người phụ nữ không phải đến cơ sở y tế nhiều lần, đồng thời cũng góp phần giảm số phụ nữ không được điều trị vì không quay lại điều trị với nhiều lý do và tăng được số phụ nữ được điều trị. Điều trị sớm thường được áp dụng ngay trong một lần khám sàng lọc. Phương pháp điều trị sớm thường là điều trị áp lạnh. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn bằng cách làm đông lạnh mô cổ tử cung bị nhiễm bệnh. Không nhất thiết phải là bác sĩ phụ khoa mới có thể làm được phương pháp này mà y tá và nữ hộ sinh được đào tạo là có thể thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Đây là một giải pháp tốt để mở rộng sàng lọc tới tuyến cơ sở, giúp ngành y tế có thêm khả năng tăng cường thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung với tỷ lệ phụ nữ được sàng lọc tăng với khả năng nguồn lực hạn chế.

Mặc dù cách tiếp cận phòng ung thư cổ tử cung một cách toàn diện đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ y tế dự phòng và hệ điều trị những với những sáng kiến phòng chống ung thư cổ tử cung trên thế giới, với những nỗ lực từ phía lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, được sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, chúng ta hoàn hoàn có thể hy vọng vào một tương lai gần sẽ là một thế giới không còn ung thư cổ tử cung do HPV.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/09/23/ung-thu-co-tu-cung-can-duoc-du-phong-mot-cach-toan-dien/feed/ 0
Phòng ung thư cổ tử cung như thế nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2011/08/14/phong-ung-thu-co-tu-cung-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/08/14/phong-ung-thu-co-tu-cung-nhu-the-nao/#respond Sun, 14 Aug 2011 09:10:37 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=3199 Hỏi: Kính chào bác sĩ. Xin tư vấn dùm em, nếu chưa lập gia đình mà chích ngừa HPV thì có cần phải xét nghiệm gì không? Nếu đã từng quan hệ bằng miệng thì có khả năng bị nhiễm virus HPV hay không? Trước khi chích ngừa có phải kiểm tra như người đã có gia đình? Xin cám ơn bác sĩ!

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm gì, có liên quan gì đến tình trạng gia đình?

Trả lời: Viêm sinh dục Human Papilomavirus (HPV) là nhiễm trùng qua đường tình dục phổ biến nhất; thông thường là qua âm đạo và hậu môn hoặc tình dục bằng đường miệng ngay cả khi người bị nhiễm không có dấu hiệu của bệnh.

Kể từ lúc phơi nhiễm HPV đến khi phát triển thành sang thương tiền ung thư có thể đến 10 năm. Không có cách nào biết được người nhiễm HPV nào sẽ phát triển thành ung thư hay các vấn đề sức khỏe khác.

Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng cho đến khi nó hoàn toàn tiến triển. Các xét nghiệm trên thị trường hiện nay chỉ giúp tầm soát ung thư cổ tử cung, không giúp tìm HPV ở hậu môn, miệng hay cổ họng.

Thử nghiệm HPV DNA, tìm HPV ở cổ tử cung cùng với Pap’smear cũng có thể có ích trong một số trường hợp. Các test chẩn đoán có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh sớm vì vậy có thể điều trị sớm trước khi chúng trở thành ung thư.

Vaccine ngừa HPV type 16,18, 6,11 giúp chống lại 70% trường hợp ung thư cổ tử cung và 90% trường hợp mụn cóc, mào gà được chỉ định ở phụ nữ 9-26 tuổi không phân biệt có gia đình hay chưa.

Vaccine có hiệu quả tốt nhất khi chưa có quan hệ tình dục, tức chưa phơi nhiễm với HPV. Vì vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các type HPV gây ung thư nên phụ nữ cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ kể cả những phụ nữ đã được tiêm vaccine khi còn trẻ.

Vì các lý do trên nên không có thử nghiệm nào bắt buộc phải thực hiện ở người chuẩn bị tiêm ngừa HPV ở cả đối tượng đã quan hệ tình dục hay chưa.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/08/14/phong-ung-thu-co-tu-cung-nhu-the-nao/feed/ 0
Nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/06/19/nguy-co-ung-thu-co-tu-cung-o-phu-nu/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/06/19/nguy-co-ung-thu-co-tu-cung-o-phu-nu/#respond Sat, 18 Jun 2011 17:42:45 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=1772 Ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ việc lây nhiễm human papilomavirus (HPV), một loại virus lây lan phổ biến qua sinh hoạt tình dục. Cứ 10 phụ nữ thì 8 người có thể nhiễm virus này ít nhất một lần trong đời.

HPV virus gây ung thư cổ tử cung

Nói đến ung thư cổ tử cung, đa số phụ nữ đều biết nhưng phần lớn lại cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh. Nhiều người còn cho rằng nguy cơ đó đối với con gái ở lứa tuổi vị thành niên thấp hơn. Trên thực tế, đây là căn bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao trong số các bệnh ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Mỗi ngày, tại Việt Nam, 14 phụ nữ được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung và 7 người chết vì căn bệnh này.

Nhiều phụ nữ không biết nguyên nhân gây bệnh và nguy cơ đối với bản thân. Chị Yến, 37 tuổi, nhân viên bưu điện cho biết: “Tôi chỉ quan hệ một vợ một chồng, giữ gìn vệ sinh tốt sẽ phòng tránh được bệnh”. Theo chị Yến, những người không biết giữ vệ sinh, sinh hoạt tình dục bừa bãi hay gia đình có người từng mắc ung thư cổ tử cung mới có nguy cơ nhiễm bệnh.

Khác với chị Yến, chị Đào – 48 tuổi, quản lý nhân sự của một công ty in lại cho rằng việc sinh hoạt ăn uống điều độ, vệ sinh tốt, đi khám sức khỏe định kỳ là cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Khi nói đến việc phòng bệnh cho cô con gái 17 tuổi, chị khẳng định: “Cháu còn nhỏ, chưa có quan hệ tình dục nên không có nguy cơ mắc bệnh”

Thực tế, ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ việc lây nhiễm human papilomavirus (HPV), một loại virus lây lan phổ biến qua sinh hoạt tình dục. Cứ 10 phụ nữ thì 8 người có thể nhiễm virus này ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HPV là chắc chắn bị ung thư cổ tử cung vì nhiều trường hợp nhiễm rồi sẽ tự hết. Khi bắt đầu có quan hệ tình dục, mọi phụ nữ đều có nguy cơ đối với căn bệnh này. Những biện pháp như tình dục an toàn, giữ vệ sinh… phần nào giúp giảm nguy cơ nhưng không đủ để ngăn ngừa sự lây nhiễm virus gây bệnh.

Quá trình nhiễm virus đến khi tiến triển thành ung thư trung bình từ 10 đến 20 năm. Các giai đoạn này diễn biến khá âm thầm. Thậm chí, giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng, do đó nhiều phụ nữ không biết mình đã mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Quan niệm cho rằng mình không có nguy cơ nhiễm bệnh cộng thêm tâm lý ngại khám phụ khoa, ngại chia sẻ những thông tin tế nhị dễ dẫn đến việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và khó kéo dài cuộc sống.

Ung thư cổ tử cung là một trong số ít những bệnh ung thư có thể phòng ngừa. Để phòng ngừa, chị em phụ nữ có thể chủng ngừa để phòng lây nhiễm virus HPV, đồng thời khám phụ khoa tầm soát định kỳ hàng năm. Vacxin phòng virus HPV hiện nay có thể sử dụng cho bé gái từ 9, 10 tuổi đến phụ nữ 25, 26 tuổi. Việc chủng ngừa giúp phòng chống việc lây nhiễm một số tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất. Bạn chủng ngừa càng sớm sẽ giảm được nguy cơ nhiễm các virus này, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung về sau.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/06/19/nguy-co-ung-thu-co-tu-cung-o-phu-nu/feed/ 0
Ung thư cổ tử cung, chứng bệnh “giết người thầm lặng” https://meyeucon.org/suckhoe/2011/04/02/ung-thu-co-tu-cung-chung-benh-giet-nguoi-tham-lang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/04/02/ung-thu-co-tu-cung-chung-benh-giet-nguoi-tham-lang/#respond Fri, 01 Apr 2011 21:32:05 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=943 Mỗi ngày, tại Việt Nam có khoảng 10 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung, tức trung bình 2,4 giờ có một người chết vì căn bệnh này. Đáng nguy hiểm là số người trẻ mắc bệnh này có xu hướng tăng. GS Nguyễn Vượng, Phó chủ tịch Hội giải phẫu tế bào và mô bệnh học Việt Nam, cho biết tỷ lệ tử vong vì ung thư cổ tử cung cao gấp 10 lần tử vong do HIV gây ra.

Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm Ung thư cổ tử cung

Ra máu bất thường là dấu hiệu

Ung thư cổ tử cung là một chứng bệnh rất thường gặp ở phụ nữ, tuy nhiên do biểu hiện của bệnh thường âm thầm, và kéo dài từ 10 – 15 năm kể từ thời điểm khởi phát bệnh nên ung thư cổ tử cung được xem như chứng bệnh “giết người thầm lặng”. Chứng bệnh này thường “viếng thăm” chị em phụ nữ ở độ tuổi trên 40, đặc biệt là ở độ tuổi 48 – 52.

Những dấu hiệu khởi phát của bệnh thường không rõ ràng và rất khó nhận biết thông qua những biểu hiện ban đầu. Một trong những dấu hiệu thường thấy nhất của ung thư cổ tử cung là ra máu bất thường nơi “cô bé”, đau đớn khi “hành sự” hoặc ra máu giữa hai chu kỳ kinh hoặc ra máu ngay sau khi “quan hệ”.

15 tuổi đã bị ung thư cổ tử cung

Mặc dù các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi trở lên mới dễ mắc bệnh, nhưng thực tế ngày càng nhiều phụ nữ dưới 30 tuổi mắc căn bệnh này. Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã phẫu thuật cắt toàn bộ cổ tử cung của một bé gái 15 tuổi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện K, bé gái 15 tuổi bị ung thư cổ tử cung là trường hợp hiếm và rất có thể là do một nguyên nhân lạ nào đó. Tuy nhiên, thời gian qua ở Bệnh viện K cũng đã xuất hiện nhiều phụ nữ bị ung thư cổ tử cung dưới 30 tuổi.

“Tại Bệnh viện K, trường hợp trẻ nhất được ghi nhận là bệnh nhân 24 tuổi, đã có gia đình. Gần đây nhất là bệnh nhân 28 tuổi”, tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên thông tin. Nhận định về ung thư cổ tử cung đang “viếng thăm” người trẻ, vị bác sĩ này cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung là virus HPV, trong khi điều kiện nhiễm virus này là đã có quan hệ tình dục. Ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, điều này đồng nghĩa với việc các bạn trẻ sinh hoạt tình dục sớm và tần suất nhiều.

Các nghiên cứu cho thấy, những người vệ sinh kém, sinh hoạt với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục quá sớm trước 18 tuổi, quan hệ tình dục qua đường miệng… dễ mắc ung thư cổ tử cung.

Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa chứng bệnh ung thư cổ tử cung, các chuyên gia khuyến cáo tất cả những phụ nữ ở độ tuổi ngoài 20 nên chụp chiếu, siêu âm tử cung ít nhất 5 năm một lần.

Hiện nay đã có những loại vaccine hữu hiệu trong việc chủng ngừa chống lại virus HPV 16 và 18, loại virus gây bệnh ung thư cổ tử cung. Loại vaccine này sẽ phát huy hiệu quả tối đa nhất với những chị em chưa quan hệ tình dục và tiêm trước tuổi 25.

Chị em phụ nữ cần hình thành thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ, thường xuyên đến thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện ra những bất thường ở bộ phận sinh dục nói chung và ở tử cung nói riêng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/04/02/ung-thu-co-tu-cung-chung-benh-giet-nguoi-tham-lang/feed/ 0