Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Một số đặc điểm cần chú ý với bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ và trẻ em https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/mot-so-dac-diem-can-chu-y-voi-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-va-tre-em/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/mot-so-dac-diem-can-chu-y-voi-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-va-tre-em/#respond Tue, 29 Jan 2013 03:30:46 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9499 Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới và cả trẻ em. Khi mắc bệnh, các bộ phận của đường tiết niệu đều có thể bị viêm nhiễm hoặc riêng lẻ hoặc kết hợp, có thể bị nhiễm trùng cấp tính hoặc bị nhiễm trùng mạn tính kéo dài. Sau đây là một số đặc điểm cần chú ý với bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ và trẻ em.

1. Đối với phụ nữ

– Phụ nữ hay bị viêm đường tiết niệu vì niệu đạo của họ rất dễ bị viêm nhiễm do thường đụng chạm, ma sát trong quá trình quan hệ tình dục, khiến cho các vi khuẩn dễ xâm nhập vào. Hơn nữa ở phụ nữ, niệu đạo, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.

– Phụ nữ mắc bệnh lúc nào cũng muốn tiểu tiện, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nặng hơn thì bị ra máu.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ

– Cần lau sạch và khô bên ngoài lỗ niệu đạo và bộ phận sinh dục sau khi đi tiểu và sau khi tắm.

– Uống nhiều nước, đi tiểu nhiều là tốt

– Sau quan hệ tình dục, phải đi tiểu ngay.

– Sau mỗi lần đi đại tiện, phải rửa sạch và lau khô, trách dùng các vật dụng thô ráp lau vùng đáy chậu vì dễ gây xây xát.

– Phụ nữ khi đang có kinh nguyệt, tránh rửa bộ phận sinh dục bằng các dụng cụ thụt.

Nếu thực hiện tốt những điều trên sẽ hạn chế bị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ.

2. Đối với trẻ em

– Đối với trẻ em, kể cả trẻ còn rất nhỏ đến trẻ lớn đều có thể mắc các bệnh viêm đường tiết niệu, vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến trẻ để phát hiện bệnh sớm.

– Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.

– Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy. Trẻ cũng có thể đái dắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ:

– Khi đóng bỉm cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không mỗi khi thay bỉm, tránh làm cho lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu, đặc biệt là trẻ em gái.

– Mỗi khi thấy trẻ em trai đi tiểu khó là phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không bởi vì hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu.

– Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho trẻ đi tiểu.

– Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn.

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để trẻ mau chóng được điều trị, không nên chậm trễ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/mot-so-dac-diem-can-chu-y-voi-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-va-tre-em/feed/ 0
Điều trị chứng viêm đường tiết niệu ra sao? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/dieu-tri-chung-viem-duong-tiet-nieu-ra-sao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/dieu-tri-chung-viem-duong-tiet-nieu-ra-sao/#respond Mon, 28 Jan 2013 02:30:52 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9497 Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ người ta dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu ở thấp gồm niệu đạo, bàng quang. Trong số các bệnh tiết niệu thì bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng hay gặp đứng hàng thứ hai ở người trưởng thành, chỉ sau nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

1. Biến chứng

Mối nguy hiểm chính liên quan với viêm đường tiết niệu là nhiễm trùng có thể lan từ bàng quang lên một hoặc hai thận. Khi vi khuẩn tấn công thận, chúng có thể gây tổn thương thận và làm giảm vĩnh viễn chức năng thận. Ở những người bị bệnh thận, điều này có thể làm tăng nguy cơ suy thận.

Tuy hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng có thể đi vào dòng máu và lan tới các tạng khác. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong như hoại tử túi mật, thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, dò mật vào ống tiêu hóa, áp-xe gan đường mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, xơ gan do ứ mật lâu ngày… Cũng cần lưu ý nguy cơ tử vong cao lên nếu viêm đường mật có kèm thêm các yếu tố như hạ huyết áp, suy thận cấp, áp-xe gan, xơ gan, người già, chít hẹp đường mật ác tính… cần cân nhắc giải phóng áp lực đường mật sớm ở những bệnh nhân này.

Ngoài ra, viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi có thể đưa đến một số biến chứng rất nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp tính có thể đưa đến suy thận, áp-xe quanh thận. Viêm đường tiết niệu cũng có thể đưa đến nhiễm khuẩn huyết là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.

2. Điều trị

Kháng sinh là một thuốc đặc hiệu và có ý nghĩa nhất trong giải quyết triệt để bệnh này.

Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác. Ngoài kháng sinh chúng ta cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu.

Thông thường, viêm đường tiết niệu có thể được chữa trị trong 1 hoặc 2 ngày, nếu như nguyên nhân không phải là các biến chứng phức tạp, tuy nhiên bác sỹ luôn yêu cầu bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày hơn thế, thường là 1 đến 2 tuần để chắc chắn viêm nhiễm khỏi hoàn toàn.

Có rất nhiều loại thuốc giảm đau được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu, đôi khi dùng miếng chườm nóng cũng có tác dụng giảm đau.

Người bệnh phải uống nhiều nước để giúp rửa sạch đường tiết niệu khỏi vi khuẩn. Trong thời gian điều trị, tốt nhất nên tránh uống cà-phê, rượu, thức ăn nhiều gia vị cay nóng; những người hút thuốc cần dừng hút thuốc, tốt nhất là nên bỏ thói quen hút thuốc lá.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/dieu-tri-chung-viem-duong-tiet-nieu-ra-sao/feed/ 0
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu, cách phòng ngừa https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/27/nguyen-nhan-gay-viem-duong-tiet-nieu-cach-phong-ngua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/27/nguyen-nhan-gay-viem-duong-tiet-nieu-cach-phong-ngua/#respond Sun, 27 Jan 2013 02:30:27 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9490 Bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, xảy ra ở cả nam và nữ nhưng nữ nhiều hơn. Bệnh không nghiêm trọng nếu được điều trị nhanh. Nhưng nếu nhiễm trùng lan lên thận, nó có thể gây nguy hiểm.

Phần lớn viêm đường tiết niệu là viêm bàng quang với các triệu chứng bao gồm: đau rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu đục…

1. Khái niệm

Viêm đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất cứ một phần nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản cho đến bàng quang và niệu đạo.

2. Triệu chứng

Phần lớn viêm đường tiết niệu là viêm bàng quang. Các triệu chứng của viêm bàng quang gồm:

– Đau và rát khi đi tiểu.

– Tiểu gấp.

Đau bụng dưới.

– Nước tiểu đục hoặc mùi hôi.

– Một số người có thể không có triệu chứng.

Nếu viêm bàng quang không được điều trị có thể lan lên thận dẫn đến viêm thận. Các dấu hiệu của viêm thận bao gồm: đau một bên thắt lưng, sốt và rét run, buồn nôn và nôn.

3. Nguyên nhân

Về căn nguyên gây nhiễm khuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn. Một số vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng đường tiết niệu như E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, S. epidermidis, N. gonorrheae, C. trachomatis, Mycoplasma… Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là E.coli, thứ đến là Proteus, S. saprophyticus (tụ cầu hoại sinh). Ngoài ra người ta còn gặp một số người cao tuổi bị viêm đường tiết niệu do vi nấm.

Khi chúng ta vệ sinh cơ quan sinh dục không tốt thì dẫn đến lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang đường sinh dục và nhiễm trùng niệu xảy ra. Điều này đặc biệt đúng với nữ giới do những thói quen vệ sinh đặc thù như đóng băng vệ sinh, dịch âm đạo, cửa niệu dục mở thông. Với nam giới thì khác, vi khuẩn đường tiêu hoá khó xâm nhập nhưng khi bao quy đầu không được vệ sinh thì đây cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.

Đó là nói tới viêm đường tiết niệu do công tác vệ sinh. Còn nếu đề cập tới viêm đường tiết niệu như một biến chứng trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì chúng ta không thể không nhắc tới vi khuẩn lậu, vi khuẩn giang mai. Đây là những vi khuẩn lây lan mức độ mạnh qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn cũng có thể xuất hiện và gây viêm trong một số bệnh khác của hệ tiết niệu như sỏi, u hay nang.

4. Phòng ngừa

Để phòng chống bệnh nhiễm trùng đường tiểu, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới công tác vệ sinh. Lời khuyên tốt nhất với nữ giới là nên rửa “vùng kín” 2 lần/ngày vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối trước khi ngủ. Còn nam giới thì phải rửa ít nhất 1 lần/ngày vào buổi tối. Rửa ở đây là phải rửa kỹ và rửa sạch. Chúng ta phải rửa khe kẽ bên ngoài và khe kẽ bên trong. Ví dụ như nam giới thì phải lộn bao quy đầu và cọ sạch phía trong hết cặn bẩn thì mới có giá trị phòng bệnh. Nếu chúng ta chỉ cọ rửa bên ngoài thì e rằng có cũng như không.

Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi phải chú ý thay tã bỉm cho bé khi bé tiểu tiện hay đại tiện (đặc biệt là đại tiện). Khi thay nhớ phải dùng nước sạch để tráng sạch nếu không muốn bị hăm kẽ sinh dục và nhiễm trùng đường tiết niệu.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/27/nguyen-nhan-gay-viem-duong-tiet-nieu-cach-phong-ngua/feed/ 0