Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bệnh viêm mũi dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/benh-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/benh-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri/#respond Sun, 28 Oct 2012 01:30:28 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8886 Viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ… Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da.

1. Nguyên nhân:

Bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người lại không. Và người bị viêm mũi dị ứng được gọi là người có cơ địa dị ứng. Tùy theo các tác nhân gây dị ứng khác nhau mà ta có các dạng viêm mũi dị ứng tương ứng.

– Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc  ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.

– Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi…) , lông chó mèo, con mọt, gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.

– Viêm mũi dị ứng không thường xuyên:là khi  hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng này thường là bụi, nấm mốc, phấn hoa, thức ăn. Khi bị dị ứng với thức ăn còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.

– Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…).

2. Triệu chứng

Tuy các tác nhân gây dị ứng khác nhau, gây ra các dạng viêm mũi dị ứng tương ứng nhưng chúng đều có triệu chứng giống nhau.

– Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài có thể kéo dài từ 15- 20 phút. Người bị dị ứng với thời tiết lạnh thì thường bị vào sáng sớm. Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.

– Ngạt mũi: thường là ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.

– Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.

Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng thường làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này rất dễ dẫn đến viêm xoang và các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

3. Cách phòng ngừa và điều trị

– Bạn hãy tránh xa những tác nhân làm cho bạn bị bệnh như phấn hoa, lông súc vật, bụi , nấm mốc…

– Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Có thể dùng thuốc chống nghẹt mũi thông thường hoặc dùng kết hợp với Antihistamines. Một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra là  hồi hộp, lo âu, mất ngủ.

Tuy nhiên, không nên dùng thuốc quá 7 ngày. Bởi vì, dùng trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

– Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào. Các bác sĩ sẽ đưa dị nguyên mẫn cảm vào cơ thể theo đường dưới da với liều lượng và nồng độ tăng dần, nhằm kích thích cơ thể hình thành kháng thể bao vây, để cơ thể có thể thích ứng với dị nguyên đó. Việc thay đổi đáp ứng miễn dịch dẫn tới việc không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. . Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả cao, sau 6-12 tháng các triệu chứng mới được giảm nhẹ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/28/benh-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri/feed/ 0
Không dùng thuốc nhỏ mũi naphazoline cho trẻ em dưới 7 tuổi https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/30/canh-bao-ngo-doc-thuoc-nho-mui-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/30/canh-bao-ngo-doc-thuoc-nho-mui-o-tre-nho/#respond Thu, 30 Aug 2012 08:30:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8325 Trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹt mũi bởi vì hệ thống hô hấp của trẻ  rất non nớt dễ bị kích ứng, sung huyết khi nhiệt độ thay đổi đổi ngột. Bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi naphazoline cho trẻ dưới 7 tuổi vì có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Vì sao trẻ hay bị nghẹt mũi?

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ em thường dễ nhạy cảm khi thời tiết thay đổi. Bộ máy hô hấp của trẻ em rất dễ bị  kích ứng, sung huyết đường thở khi nhiệt độ đột ngột thay đổi, đặc biệt  là  khi chuyển mùa hoặc nằm phòng điều hòa. Khi bị nghẹt mũi, hơi thở khò khè, khiến không thể bú được, khó ngủ và quấy khóc. Trong trường hợp này, bạn không nên dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho con nhỏ vì có thể  bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi thường là thuốc naphazoline.

Lưu ý khi dùng thuốc

Không dùng naphazoline và các biệt dược này cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.

Những loại thuốc nhỏ mũi làm co mạch làm co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là naphazoline. Có nhiều biệt dược của naphazoline được lưu hành trên thị trường như: nasoline 0,05%, rhinex 0,05%…  Bạn phải tuyệt đối không dùng các biệt dược này cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.

Trong thực tế, đã có không ít trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi  gây co mạch xảy ra ở độ tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ nhỏ. Chỉ cần với một lượng nhỏ (khoảng 2 giọt) là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Sau khi nhỏ mũi thì chỉ với một khoảng thời gian ngắn( 30 phút – 2 giờ) sẽ xuất hiện các biểu hiện là tay chân lạnh ngắt, vã mồ hôi, trẻ lừ đừ, thở yếu thậm chí có thể dẩn đến hôn mê. Những dấu hiệu nặng của tình trạng này là  nhịp tim không đều, ngưng thở từng cơn. Nếu con bạn có những dấu hiệu trên thì hãy đưa đến bệnh viện gần nhất để tránh những tai biến nghiêm trọng.

Cách chăm sóc mũi cho trẻ

Nếu con bạn bị nghẹt mũi hãy tiến hành làm thông mũi cho trẻ. Nếu trẻ nghẹt nhiều, khó thở  nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi. Bạn không nên tập cho trẻ thói quen hỉ mũi mạnh cả hai bên, bởi vì động tác này làm áp lực trong tai đột ngột tăng lên, dễ gây rách màng nhĩ. Nên thông mũi 3 lần/ ngày và trước khi cho trẻ ăn, trước khi cho con bú.

Khi chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và phải bổ sung nước cho trẻ. Bạn không  được dùng miệng để hút mũi vì có thể lây bệnh sang cho trẻ. Tuyệt đối không nên dùng thuốc kháng sinh trị nghẹt mũi  khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, bởi vì dùng thuốc không những là không khỏi bệnh mà còn làm cho vi khuẩn kháng thuốc.

Các bà mẹ nên nhớ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi naphazoline cho trẻ em dưới 7 tuổi. Không nên mua thuốc nhỏ mũi cho trẻ theo sự kinh nghiệm của những người xum quanh, hãy tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho thiên thần bé nhở của bạn nhé!

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/30/canh-bao-ngo-doc-thuoc-nho-mui-o-tre-nho/feed/ 0
Không dùng Oxymetazolin cho trẻ dưới 6 tuổi https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/13/khong-dung-toi-cho-tre-duoi-6-tuoi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/13/khong-dung-toi-cho-tre-duoi-6-tuoi/#respond Mon, 13 Aug 2012 01:30:02 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8144 Oxymetazolin là thuốc dùng trong điều trị  các bệnh về tai mũi họng và mắt. Nó có tác dụng làm giảm tạm thời sung huyết do dị ứng đường hô hấp trên mũi, viêm mũi, viêm xoang, cảm lạnh. Giảm các triệu chứng sung huyết ở xoang, giảm tạm thời những kích ứng nhẹ do phấn hoa, khói, bụi, đeo kính áp tròng hay bơi lội gây ra ở mắt.

Không dùng Oxymetazolin cho trẻ dưới 6 tuổi

Chống chỉ định tuyệt đối với những bệnh nhân mẫn cảm với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Lưu ý, không được dùng thuốc nhỏ mũi oxymetazolin hydroclorid 0,5% cho trẻ dưới 6 tuổi.

Tuyệt đối không được dùng thuốc nhỏ mũi có chứa thành phần oxymetazolin cho trẻ dưới 6 tuổi.

Thuốc Oxymetazolin thường được dùng 2 dạng: thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi. Nhìn chung, các loại thuốc xịt có ưu điểm hơn thuốc nhỏ, vì các phần tử của thuốc được phân chia cực kỳ nhỏ,  được xịt dưới dạng phun mù, nên thuốc dễ dàng xâm nhập vào khoang mũi đồng thời nó phân bổ đều và khả năng bám dính tốt lên niêm mạc mũi, đưa lại tác dụng nhanh chóng và kéo dài. Lưu ý, khi dùng thuốc, nếu mũi có nhiều mũi nhầy cần vệ sinh mũi cho thông thoáng, tạo điều kiện  thuận lợi cho thuốc bám dính rồi hãy xịt thuốc.

Bạn nên nhớ rằng không nên dùng thuốc kéo dài và thường xuyên vì người bệnh sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi, đặc biệt đối với trẻ em.

Ngoài ra, thuốc có thể gây tác dụng phụ toàn thân như hồi hộp, lo lắng, tăng huyết áp, đánh trống ngực hoặc loạn nhịp tim chậm phản xạ, buồn nôn, đau đầu, thận trọng với những người bệnh mạch vành,  người đái tháo đường, cường tuyến giáp, đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp (bệnh có thể tăng lên do tác dụng trên tim mạch).

Tuy nhiên,  các tác dụng phụ kể trên không phổ biến. Bạn không nên dùng thuốc quá 1 tuần vì có thể gây viêm mũi do thuốc. Một số tác dụng phụ khác bạn có thể gặp: khô miệng, khô họng, hắt hơi; hiếm gặp hơn là khó ngủ, kích động, kích thích, (đặc biệt là ở trẻ em), kích thích tại chỗ.

Và điều cuối cùng bạn phải ghi nhớ, đó là không dùng Oxymetazolin quá liều hoặc để trẻ em uống nhầm có thể gây giảm chức năng hệ thần kinh trung ương và có thể phải điều trị hỗ trợ tích cực.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/13/khong-dung-toi-cho-tre-duoi-6-tuoi/feed/ 0
Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mũi https://meyeucon.org/suckhoe/2012/05/21/luu-y-khi-dung-thuoc-nho-mui/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/05/21/luu-y-khi-dung-thuoc-nho-mui/#respond Mon, 21 May 2012 07:27:54 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=7877 Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, khi chuyển mùa thì nóng lạnh thất thường nên hay gây ra viêm mũi họng.  Hẳn là rất nhiều người đã từng dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi do tự mua ở hiệu thuốc. Chính vì nghĩ rằng thuốc nhỏ mũi chỉ cho tác dụng tại chỗ nên có sự lạm dụng đưa đến bị tai biến không chỉ ở trẻ con mà còn ở người lớn. Vì vậy, khi dùng thuốc nhỏ, xịt mũi chúng ta cần thận trọng để bảo vệ sức khỏe của mình.

Không lạm dụng thuốc nhỏ mũi.

Thuốc có 2 loại: loại cho tác dụng toàn thân như thuốc viên uống sẽ hấp thu vào máu để cho tác dụng và loại cho tác dụng tại chỗ hay còn gọi thuốc dùng ngoài không hấp thu vào máu. Thuốc nhỏ mũi được xem cho tác dụng tại chỗ vì khi nhỏ (hay xịt) thuốc vào hai lỗ mũi, dược chất không hoặc rất ít hấp thu vào máu để cho tác dụng toàn thân mà cho tác dụng tại chỗ trị rối loạn tại vùng mũi xoang.

Cảm cúm, cảm lạnh thường do mầm bệnh là virút gây ra. Đây là rối loạn thường không nguy hiểm nhưng gây khó chịu vì làm cho sốt, nhức đầu, ho, đau nhức mình mẩy, đặc biệt gây sổ mũi, ngứa mũi, nhảy mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi. Người bệnh hay thường dùng thuốc nhỏ mũi để cải thiện các rối loạn ở mũi vừa kể.

Thuốc nhỏ mũi đầu tiên cần phải kể và được cho là nên dùng ở mọi đối tượng kể cả trẻ con nhỏ tháng và phụ nữ có thai, đó là dung dịch natri clorid (NaCl) 0,9%, còn gọi là dung dịch “ nước muối sinh lý” dùng để nhỏ mũi và nhỏ cả mắt. Khi mới bị sổ mũi, nghẹt mũi hãy dùng dung dịch natri clorid 0,9% (hỏi mua tại nhà thuốc) để làm thông mũi, làm dễ hỉ mũi. Xin nhấn mạnh, trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi, phụ nữ có thai hoặc người lớn cần nhỏ mũi thường xuyên nên dùng dung dịch natri clorid 0,9% để nhỏ.

Loại thuốc nhỏ mũi phải dùng rất thận trọng chính là thuốc chứa dược chất có tác dụng làm co mạch, chống sung huyết tại niêm mạc mũi. Ta cần biết, bị sổ mũi, nghẹt mũi là do ở niêm mạc mũi bị rối loạn như bị dị ứng gây dãn mạch và tiết dịch và có hiện tượng sung huyết. Vì thế, khi dùng thuốc nhỏ mũi có chứa dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh (hay trực giao cảm thần kinh) như naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05 %), oxymetazolin, xylometazolin… làm cho co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, làm nước mũi hết chảy ràn rụa. Người bệnh được như thế rất thích, nhưng chính tác dụng cường giao cảm thần kinh của thuốc có thể gây nguy hại cho một số đối tượng. Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi, tác dụng gây co mạch của thuốc không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân, co mạch ở cả tim, gan, thận… đưa đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi, choáng… phải được cấp cứu tại bệnh viện. Vì vậy, đối với trẻ dưới 8 tuổi, tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất làm co mạch, chống sung huyết để nhỏ mũi. Cũng vì tác dụng cường giao cảm thần kinh gây co mạch mà các bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp hay phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng, chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng bừa bãi. Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi co mạch chống sung huyết dùng lâu dài có thể gây hiện tượng “ bật lại” (rebound) tức lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây ngẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó trị. Tức là, chính thuốc nhỏ mũi loại này gây ra một loại bệnh gọi là “ bệnh viêm mũi do thuốc” mà việc điều trị bệnh này rất khó khăn. Vì vậy, có khuyến cáo người lớn bình thường không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, chống sung huyết quá 5 ngày.

Những trình bày ở trên cho thấy thuốc nhỏ mũi mặc dù cho tác dụng tại chỗ nhưng phải rất thận trọng. Không phải cứ nhỏ mũi bừa bãi là được. Thuốc nhỏ mũi tương đối vô hại là dung dịch NaCl 0,9%. Còn thuốc nhỏ mũi gây co mạch, chống sung huyết, tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi. Người lớn cũng dùng thuốc nhỏ mũi gây co mạch, chống sung huyết trong thời gian ngắn, không quá 5 ngày. Nếu sổ mũi nghẹt mũi tiếp tục nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị. Nên lưu ý, rối loạn về mũi không chỉ là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh mà là khởi đầu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang… rất cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị tốt ngay từ đầu để không bị bất lợi về sau.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/05/21/luu-y-khi-dung-thuoc-nho-mui/feed/ 0
Các dạng viêm mũi thường gặp và cách phòng ngừa https://meyeucon.org/suckhoe/2011/10/25/cac-dang-viem-mui-thuong-gap-va-cach-phong-ngua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/10/25/cac-dang-viem-mui-thuong-gap-va-cach-phong-ngua/#respond Mon, 24 Oct 2011 22:50:29 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=4622 Cửa ngõ của đường hô hấp chính là mũi, nó có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí khi thở. Ngoài ra mũi còn đảm nhận cả chức năng khứu giác (ngửi) và đóng vai trò là một phần của cộng hưởng trong phát âm. Khi mũi bị viêm thì tất cả các chức năng sinh lý trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, đó có thể là vấn đề khá phức tạp của sức khỏe con người.

Rửa mũi bằng nước muối là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm mũi

Viêm mũi cấp

Viêm mũi cấp tính là bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em. Bệnh lây truyền nhanh qua không khí, đặc biệt vào những lúc thay đổi thời tiết như đông xuân hoặc xuân-hè.

Phần lớn các ca bệnh do virus gây ra. Đầu tiên, bệnh nhân bị ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương. Sau đó chảy nước mũi (lúc đầu trong, mấy ngày sau dần đặc như lòng trắng trứng). Bệnh nhân ngạt mũi, nhức đầu, hơi sốt, người mệt mỏi. Khám mũi thấy niêm mạc mũi sung huyết đỏ, hốc mũi chứa đầy chất nhầy đục.

Sau 3-4 ngày, bệnh nhân bớt xì mũi, nước mũi giảm dần rồi hết. Mũi sẽ trở lại như cũ. Nếu viêm mũi kéo dài trên 1 tuần mà không đỡ, có thể bệnh đã chuyển sang biến chứng do bị nhiễm khuẩn. Nếu nước mũi tiếp tục chảy ngày một tăng kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mũi xoang, khàn tiếng, chảy mủ tai thì cần kiểm tra xoang, thanh quản, phế quản và tai.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, biểu hiện trên lâm sàng bằng 3 triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi. Điều trị viêm mũi dị ứng đợt cấp tính thường không khó khăn lắm, nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay, y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử trí.

Nguyên nhân do dị nguyên gây bệnh bao gồm: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm, một số thức ăn như: Dâu, dứa, tôm, cua, cá; Một số thuốc như: aspirin, quinin; Hoặc vi khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…

Có 2 loại viêm mũi dị ứng:

– Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: Nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu, uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên vào buổi trưa, buổi chiều cũng có thể có và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Khi soi mũi trong cơn thì thấy mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng. Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân dễ nghĩ có viêm xoang.

– Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn. Khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt, có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ hết các xoang.

Viêm xoang

Viêm xoang cấp là hiện tượng người bệnh bị viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở người lớn tuổi. Viêm xoang cấp thường xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm. Những nguyên nhân đó gây viêm màng nhầy làm cho các màng nhầy sưng lên và làm cho dịch từ các xoang không thể thoát được. Những người bị viêm xoang cấp thường có các triệu chứng: ho, ngạt mũi, đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương, chảy nước mũi, cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu, nước mũi xanh hoặc vàng. Viêm xoang hàm thường đau vùng xung quanh má và răng hàm trên. Viêm xoang sang thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực trên xoang, đôi khi có thể sốt.

Các biện pháp phòng bệnh

– Giữ ấm khi trời trở lạnh.

– Tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng.

– Vệ sinh môi trường sống. Không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng.

– Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, không hút thuốc lá để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/10/25/cac-dang-viem-mui-thuong-gap-va-cach-phong-ngua/feed/ 0
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng các món ăn https://meyeucon.org/suckhoe/2011/03/14/dieu-tri-viem-mui-di-ung-bang-cac-mon-an/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/03/14/dieu-tri-viem-mui-di-ung-bang-cac-mon-an/#respond Mon, 14 Mar 2011 10:48:38 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=858 Y học cổ truyền bàn đến viêm mũi dị ứng từ rất sớm trong phạm vị chứng “tỵ cừu” với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lý do khác nhau.

Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc và châm cứu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” cổ nhân còn chú ý sử dụng các món ăn – bài thuốc (dược thiện) khá độc đáo. Bài viết này xin được giới thiệu một số món ăn – bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tùy theo từng thể bệnh.

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất phổ biến

Thể hàn thấp

Triệu chứng: chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, bệnh nặng lên khi thời tiết thay đổi (lạnh quá, nóng quá…).

Dùng bài thuốc sau: thịt bò 90g, tỏi tươi 60g, rau thơm tươi 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch thái miếng, tỏi bóc vỏ đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát là được, cho rau thơm và chế đủ gia vị, ăn nóng trong ngày.

Công dụng: khu phong trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi.

Thể phong hàn

Triệu chứng: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.

Dùng bài: đầu cá chép (2 cái) chừng 150g, tân di 12g, tế tân 3g, bạch chỉ 12g, gừng tươi 15g. Đầu cá bỏ mang làm sạch, tân di (búp hoa của cây tân di) gói vào túi vải, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, ninh kỹ trong 2 giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá, uống nước canh trong ngày.

Công dụng: khứ phong tán hàn, làm thông mũ. Tân di có tác dụng trừ phong tán hàn, làm thông thoáng nên với bệnh mũi là vị thuốc trọng yếu. Tế tân và bạch chỉ cũng có tác dụng tương tự như tân di, đầu cá bổ trung ích khí, gừng tươi trừ phong tán hàn, các vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng độc đáo của món dược thiện này. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tân di và tế tân đều có khả năng chống dị ứng khá mạnh.

Thể âm hư

Triệu chứng: mũi khô, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…

Dùng bài thuốc sau: tây dương sâm 15g, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng 2 giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: dưỡng phế âm, thông tị khiếu.

Thể chất hư nhược

Triệu chứng: tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi.

Dùng bài: chim bồ câu 1 con (nặng chừng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng, tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị thuốc còn lại rửa sạch thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày.

Công dụng: bổ khí ích biểu, làm thông thoáng lỗ mũ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/03/14/dieu-tri-viem-mui-di-ung-bang-cac-mon-an/feed/ 0