Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hỗ trợ trị viêm não Nhật Bản bằng y học cổ truyền https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/#respond Fri, 13 Jun 2014 16:00:29 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9649 Từ đầu tháng 5 đến nay, đã có rất nhiều trẻ phải nhập viện vì viêm não Nhật Bản, Nhưng, cho đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, điều trị triệu chứng điều trị chủ yếu hiện nay.

Theo y học dân tộc, viêm não Nhật Bản là một bệnh trong ôn bệnh do thử ôn xâm nhập từ biểu vào lý, đốt ở phần khí và doanh huyết; tân dịch giảm sinh đàm, nhiệt cực sinh phong, nếu xuất hiện các chứng sốt cao co giật, mê sảng, đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (truỵ tim mạch ngoại biên).

nao-bo-1

Bệnh biến chuyển qua 4 giai đoạn: vệ, khí, doanh huyết, thương âm, thấp trở ở kinh lạc (nghĩa là bệnh trải qua các giai đoạn khởi phát, toàn phát chưa có biến chứng, toàn phát có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch và hồi phục và di chứng.

Thể vệ, khí

Ở gia đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện như: sốt, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi, gáy hơi cứng, đau đầu, tinh thần tỉnh táo, phiền táo lơ mơ, có thể co giật, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng.

Bạn có thể cho người bệnh sử dụng một trong 2 bài thuốc sau

Bài 1: 40g thạch cao, 16g ngân hoa, 16g hạt muồng sống, 10g chi tử, 10g cát căn, 10g cam thảo nam, 10g cỏ nhọ nồi, 10g sinh địa. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ngân kiều thang gia giảm: thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, lô căn 16g, hoàng cầm 12g liên kiều 12g, bạc hà 8g. Có thể thêm: hoắc hương 12g, bội lan 8g, hậu phác 6g nếu bệnh nhân bị thấp ôn nặng, rêu lưỡi dày trắng, buồn nôn. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể doanh huyết

Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: sốt cao, cổ gáy cứng, nhức đầu, miệng khát, hôn mê, co giật, chất lưỡi đỏ, mạch sác đại, nhịp thở thất thường. Bệnh nhân đã có các triệu chứng của mất nước điện giải, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch

Bài 1: 40g thạch cao, 16g cam thảo đất, 16g kim ngân, 12g sinh địa, 12g huyền sâm, 12g mạch môn, 12g hoàng đằng.
Nếu người bệnh bị táo bón, có thể thêm 20g chút chít.

Bài 2: thạch cao 40g, tri mẫu 16g, kim ngân 16g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, hoàng liên 12g, cam thảo 4g, liên kiều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thêm thạch quyết minh 40g, địa long 16g, câu đằng 20g nếu người bệnh bị co giật nhiều thêm.
Thêm trúc lịch 30g nếu bệnh nhân bị hôn mê, đờm nhiều.

Giai đoạn phục hồi và di chứng

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu hồi phục dần dần; một số bệnh nhân có di chứng thần kinh, tinh thần.

Bài thuốc: sinh địa 12g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, a giao 10g, sa sâm 12g, kỷ tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Di chứng thần kinh ngoại biên: bạch thược 12g, mộc qua 8g, đan sâm 8g, sinh địa 12g, địa long 6g, tần giao 8g, đương quy 8g khi người

bệnh bị chân tay co quắp, run tay chân… do ứ trở ở kinh lạc, cân mạch không được nuôi dưỡng. Sắc uống ngày 1 thang.

Di chứng tinh thần: quy bản 12g, mẫu lệ 16g, sinh địa 12g, thạch quyết minh 12g, sa sâm 8g, thạch xương bồ 6g, mạch môn 12g, địa long 8g khi người bệnh có các biểu hiện tinh thần đần độn, không nói, triều nhiệt, lưỡi đỏ không có rêu, mạch tế sác.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/feed/ 0
Nên làm gì trong mùa viêm não Nhật Bản? https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/10/can-lam-gi-trong-mua-viem-nao-nhat-ban/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/10/can-lam-gi-trong-mua-viem-nao-nhat-ban/#respond Tue, 10 Jun 2014 15:30:31 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9645 Tại các tỉnh phía Bắc, viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện ở tất cả các mùa trong năm, tuy nhiên, mùa hè là thời gian cao điểm của bệnh. Vậy, các bậc bố mẹ nên làm gì để phòng bệnh cho bé trong mùa cao điểm này.

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus, nhóm Arbovirus có ái tính với tế bào thần kinh gây ra. Virut gây bệnh xâm nhập cơ thể con người qua vết đốt của muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, vào mùa hè, làm muỗi phát triển mạnh nên bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào thời gian này. Ngoài ra, đây là thời gian có nhiều loại hoa quả chín rộ, nơi mà các loài chim, dơi, động vật có vú (gặm nhấm, cừu, lợn…) có thể là ổ chứa virus.

Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, vào mùa hè, làm muỗi phát triển mạnh nên bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào thời gian này

Do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, vào mùa hè, làm muỗi phát triển mạnh nên bệnh viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào thời gian này

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt là nhóm trẻ ừ 3 -8 tuổi. Diễn tiến bệnh rất nhanh, trẻ khỏe mạnh bình thường xuất hiện sốt đột ngột, đau đầu, nôn, mệt mỏi, co giật, đờ đẫn, rồi hôn mê. Trong trường hợp thấy trẻ có những triệu chứng trên, bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để trẻ được thăm khám phát hiện có dấu hiệu úng não trên lâm sàng, chọc dịch não tủy xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chắc chắn và điều trị cho bé.

Dự phòng viêm não Nhật Bản

Hiện nay, viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, bố mẹ nên đưa trẻ (trên 1 tuổi) đi tiêm phòng đủ 3 mũi vaccin phòng bệnh cho trẻ.

Một số biện pháp phòng bệnh khá phổ thông, dễ áp dụng và hiệu quả mà mọi người có thể dùng hiệu quả là mắc màn khi ngủ, diệt muỗi bằng hóa chất hoặc hương diệt muỗi, vệ sinh môi trường xung quanh, khơi thông cống rãnh.

Ở một số vùng, hạn chế nơi muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa và hệ thống mương máng, bạn có thể phòng chống bệnh bằng cách thả cá ăn bọ gậy.

Cần nhắc nhở các bé không nên mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt, chơi gần bụi cây, chuồng gia súc ở những nơi có nhiều hoa quả chín.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/10/can-lam-gi-trong-mua-viem-nao-nhat-ban/feed/ 0
Viêm não Nhật Bản và những điều cần biết https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/05/vieem-nao-nhat-ban-va-nhung-dieu-can-biet/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/05/vieem-nao-nhat-ban-va-nhung-dieu-can-biet/#respond Wed, 04 Jun 2014 19:30:18 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9640 Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển mạnh, làm cho một số bệnh do muỗi truyền có xu hướng gia tăng, trong đó có viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh gây viêm nhiễm thần kinh cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh do virus viêm não Nhật Bản gây bệnh. Trẻ em dưới 15 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là trẻ em từ 2-6 tuổi.

Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao

Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao

Phương thức lây truyền

Virut gây bệnh viêm não Nhật Bản-B sống trong thiên nhiên ở các loại chim. Hiện nay, người ta đã phát hiện được có 30 loài muỗi khác nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansonia và Amergeres là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản do virut, trong đó muỗi Culex Tritaeniorhycus loài muỗi truyền bệnh chủ yếu cho trẻ em và gia súc như ngựa, dê, lợn, bò. Khi muỗi hút máu của lợn có chứa virus và sau đó đốt người sẽ truyền virus sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản.

Biểu hiện của bệnh

Nhiễm virut viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày. Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao từ 39-40oC. Các triệu chứng đi kèm hay gặp như mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Những ngày sau, bệnh nhân xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè, nhiều đờm nhớt, nôn mửa và mê man, xuất hiện các dấu hiệu màng não (cứng gáy, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê). Trẻ có thể tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch.

Biến chứng

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, hơn 50% bệnh nhân có các di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn, tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh gây tử vong từ 10 -20% bệnh nhân.

Điều trị viêm não Nhật Bản

Cho đến nay, bệnh viêm não Nhật Bản B chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị triệu chứng để giảm bớt phần nào các triệu chứng. Điều trị gồm theo dõi và kiểm soát huyết áp, tần số tim, hô hấp, rối loạn nước-điện giải và nhất là chống phù não. Trong trường hợp nặng có rối loạn hô hấp, tuần hoàn, bệnh nhân cần điều trị tích cực như thông khí nhân tạo, chống sốc… Phục hồi chức năng về vận động, tâm thần là bước điều trị tiếp theo nhưng kết quả điều trị cũng khá hạn chế.

Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt nhất là bằng cách tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản để tạo nên miễn dịch cho trẻ em ở một số nước châu Á, nơi lưu hành dịch bệnh. Tiêm vaccine mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Diệt muỗi, không cho muỗi đốt và mắc màn khi ngủ để tránh không cho bệnh lây truyền.

Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thu dọn rác thải, thả cá diệt bọ gậy là yếu tố không thể thiếu trong phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Ngoài ra, loại bỏ tập quán nuôi súc vật như lợn gần nhà vì lợn là ổ chứa virut ở miền núi và ở vùng nông thôn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/05/vieem-nao-nhat-ban-va-nhung-dieu-can-biet/feed/ 0
3 bệnh viêm não thường gặp ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/02/cac-benh-viem-nao-thuong-gap/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/02/cac-benh-viem-nao-thuong-gap/#respond Mon, 02 Jun 2014 16:00:51 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9637 Thời gian gần đây, dịch viêm não virut đang gia tăng và được sự quan tâm của không ít các bậc phụ huynh do có nhiều trẻ mắc bệnh, lệ tử vong cao và biến chứng nặng nề mà bệnh để lại.

Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não Nhật Bản B. Đây là một bệnh do vi rút gây nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương, các biểu hiện như trẻ bị viêm não trong vài ngày đầu, có khi kéo dài đến 10 ngày. Vi rút gây viêm não Nhật Bản được truyền sang người do muỗi đốt và gây bệnh.

Tiêm vaccin cho cả trẻ em và cả người lớn để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Tiêm vaccine cho cả trẻ em và cả người lớn để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong cao. Bệnh tăng vào những tháng hè và cao nhất vào tháng 5 – 7, bệnh có xu hướng giảm vào những tháng lạnh ở các tỉnh phía Bắc. Còn ở các tỉnh phía Nam, bệnh rải rác quanh năm. Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em dưới 15 tuổi.

Viêm não mô cầu

Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, vi khuẩn là song cầu hình hạt cà phê nằm trong tế bào. Vi khuẩn này thường cư trú ở vùng hầu họng của bệnh nhân và bệnh lây truyền trực tiếp theo các giọt nước nhỏ bài tiết qua đường hô hấp do tiếp xúc gần gũi hay gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có chất mới bài tiết ra từ đường hô hấp của người mang vi khuẩn.

Bệnh thường gặp vào mùa hè. Lệ mắc cao ở trẻ em từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi hoặc thanh thiếu niên từ 14 – 20 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh thấp ở người trên 20 tuổi.

Trong lâm sàng, vi khuẩn gây viêm não mô cầu thường gây ra 2 thể bệnh chính là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. Đặc biệt ở thể nhiễm khuẩn huyết tối cấp gây tỷ lệ tử vong rất cao.

Bệnh viêm não do Arbovirus

Viêm não do Arbovirus là bệnh xảy ra vào mùa có khí hậu ấm như mùa hè – thu. Mầm bệnh có ở những động vật có vú nhỏ và một số loại chim, ngựa…, bệnh lây qua muỗi hay côn trùng đốt. Tổn thương chủ yếu là viêm màng não, viêm não, hôn mê, thiểu năng trí tuệ, liệt thần kinh sọ não… với tỉ lệ tử vong cao.

Mùa hè nóng ẩm, muỗi phát triển nhiều, một số người ngại mắc màn khi ngủ đã tạo điều kiện cho muỗi đốt, bên cạnh đó, thời tiết nóng bức, trẻ em thường chỉ mặc quần đùi, áo cộc tay hoặc cởi trần nên càng có nhiều người mắc bệnh.

Làm thế nào để phòng bệnh viêm não

Đối với bệnh viêm não đã có vaccine như viêm não Nhật Bản B thì tiêm vaccine cho cả trẻ em và cả người lớn để bảo vệ.

Chống muỗi đốt và diệt muỗi là cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não do Arbovirus. Mặc quần dài, áo dài tay, đeo tất che chân để tránh muỗi đốt. Hạn chế cho trẻ em chơi ngoài trời vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Ngủ màn kể cả ngủ ban ngày để tránh muỗi đốt. Phun thuốc diệt muỗi để diệt muỗi. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà để loại bỏ nơi muỗi đậu và đẻ…. Thả cá bảy màu vào các nơi đựng nước; đậy kín các vật chứa nước để diệt bọ gậy và không có chỗ cho muỗi đẻ trứng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/02/cac-benh-viem-nao-thuong-gap/feed/ 0