Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hướng dẫn cách xử trí khi gặp trường hợp bị gãy xương https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/03/xu-tri-khi-bi-gay-xuong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/03/xu-tri-khi-bi-gay-xuong/#respond Thu, 03 Jan 2013 01:30:00 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9324 Có rất nhiều tai nạn không mong muốn xảy ra thường ngày trong lao động và sinh hoạt mà đôi khi bạn có thể gặp phải như ngã từ trên cao xuống, tai nạn giao thông, trượt chân, hay bị đánh đập hành hung gây gãy xương chân, tay và các xương khác. Vậy khi gặp một trường hợp gãy xương bạn cần sơ cứu như thế nào trong thời gian chờ đợi đội cấp cứu đến?

Để một cái nẹp lên tay hoặc chân của bệnh nhân

Các dấu hiệu ban đầu nghi ngờ một người bị gãy xương

Nhiều khi khó có thể biết tay hoặc chân bị bầm tím, bị bong gân hay bị gãy. Trong trường hợp đó chỉ chụp X-Quang thì mới biết chắc chắn. Nhưng bạn có thể nghi ngờ một người bị gãy xương khi có các dấu hiệu như: xương có thể rời ra; đau dữ dội; sưng hoặc đau vị trí của tay, chân hoặc khớp khác thường; mất chức năng (tay không cử động được hoặc không đứng được).

Nếu bạn không thể quyết định được liệu xương có bị gãy hay không bạn phải đặt giả thuyết rằng xương bị gãy và xử trí như xương đã bị gãy cho đến khi bạn biết chắc chắn là không phải.

Phương pháp sơ cứu khi có trường hợp gãy xương

Di chuyển nạn nhân càng ít càng tốt

Khi xương bị gãy, điều quan trọng nhất là giữ cho nó ở vị trí cố định. Điều này tránh làm tổn thương thêm nhưng mô xung quanh chỗ gãy (cơ, dây thần kinh, mạch máu).

Làm cầm máu

Nếu xương gãy lòi ra, thòi qua da thì sẽ chảy máu rất nhiều, cần phải ép chặt vùng chảy máu. Sau đó phủ lên vết thương một miếng vải sạch để tránh vi trùng xâm nhập vào vết thương.

Không bao giờ được cố đẩy xương trở lại trong vết thương vì như vậy chỉ gây tổn thương thêm.

Bạn cần lưu ý

Luôn luôn có chảy máu xung quanh xương bị gãy ngay cả khi bạn không nhìn thấy chảy máu. Chảy máu và đau đớn có thể làm cho bệnh nhân bị choáng. Nếu có thể được thì nên kê chi bị gãy của nạn nhân cao hơn phần còn lại của cơ thể để chóng choáng.

Để một cái nẹp lên tay hoặc chân của bệnh nhân

Trước khi di chuyển hoặc khênh nạn nhân bị gãy xương thì phải giữ cho xương không cử động bằng bằng cách dung nẹp hoặc băng đeo.
Bạn có thể sử dụng cành cây, ô, gậy chống để đi, báo cuộn chặt, tre, giấy cát-tông để làm nẹp cấp cứu.

Luôn luôn buộc cố định chi gãy, chi lành cùng với nẹp (gãy xương đùi).

Khi đã để nẹp lên, di chuyển nạn nhân càng ít càng tốt. Nếu có thể luồn băng dưới nạn nhân, dung những chỗ lõm của cơ thể (cổ, đầu gối, mắt cá).

Đưa nạn nhân đi bệnh viện

Nhớ vẫn tiếp tục an ủi, nói chuyện với nạn nhân nhẹ nhàng.

Nạn nhân phải được đặt lên một bề mặt phẳng, chắc chắn và được vận chuyển một cách an toàn, theo dõi nạn nhân để đảm bảo những điểm sau:

– Nạn nhân vẫn thở.

– Nạn nhân không bị chảy máu.

– Băng cố định không được quá chặt.

– Nạn nhân không bị choáng.

Trên đây là những bước sơ cứu rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện giúp nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/03/xu-tri-khi-bi-gay-xuong/feed/ 0
Một số vấn đề chung về chứng đau lưng ở nữ giới https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/10/chung-dau-lung-o-nu-gioi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/10/chung-dau-lung-o-nu-gioi/#respond Sat, 10 Nov 2012 01:30:41 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8972 Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì chứng đau lưng không còn là một bệnh ít gặp mà số người mắc bệnh đau lưng tăng lên rất nhiều, nó trở thành một bệnh phổ biến. Đau lưng có thể cấp hoặc mạn tính. Nữ giới thường mắc chứng đau lưng nhiều hơn nam giới do yếu tố sinh lý và các nhu cầu làm đẹp.

Một số nguyên nhân gây đau lưng ở nữ giới

Đau lưng do tổn thương xương khớp như: khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, , hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh…

Nữ giới thường mắc chứng đau lưng nhiều hơn nam giới

Đau lưng là triệu chứng của một số bệnh như: phình động mạch, bệnh ankylosing spondylitis, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng, áp-xe ngoài màng cứng, khối u, áp-xe cạnh cột sống, bệnh thận, loét ống tiêu hóa…

Ngoài ra, ở phụ nữ trẻ tuổi, đau lưng có thể có nguyên nhân từ các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, u tử cung gây chèn ép cột sống. viêm xương chậu…

Các triệu chứng thường gặp

Đau lưng do các nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau. Đau lưng thường xảy ra ở một hoặc hai bên cột sống. Đau ngang vùng lưng một hoặc hai bên hoặc chính giữa cột sống. Đau lưng xảy ra tự nhiên hoặc đau khi ấn vào vùng lưng. Đau có thể tăng khi vận động. Đau lưng có thể âm ỉ, hoặc dữ dội (có khi đau nhiều khiến bệnh nhân không cúi được), đau khi thay đổi tư thế. Nếu đau lưng đoạn thắt lưng – ngực kèm theo tức ngực, ho kéo dài, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, bệnh nhân sút cân kéo dài đó là dấu hiệu thường gặp trong bệnh lao. Người bệnh thấy đau lưng kèm theo các biểu hiện đau bụng, bụng dưới như sệ xuống thường gặp trong đau lưng do viêm xương chậu.

Phòng ngừa chứng đau lưng

– Làm việc đúng tư thế: bạn nên chia đều sức nặng cho toàn thân khi mang vác vật nặng, phải đảm bảo lưng luôn ở tư thế thẳng. Nên gác một chân cao hơn và thay đổi tư thế liên tục, khi công việc yêu cầu bạn phải đứng lâu.

– Nếu là nhân viên văn phòng, phải ngồi làm việc trong thời gian dài, bạn hãy ngồi ở tư thế cột sống thẳng, bạn nên chọn loại ghế mềm giúp nâng đỡ vùng lưng. Tập thể dục và mat-xa vùng lưng trong giờ giải lao.

– Bạn thường xuyên di chuyển với đoi giày cao gót, bạn nên chọn những đôi giày đúng kích cỡ, đủ mềm cho chân. Điều quan trọng nhất là bạn phải tập đi thả lỏng đầu gối, lắc đều phần hông.

– Tập thể dục toàn thân và thể dục cho cơ lưng.

– Đối với phụ nữ khi mang thai di chuyển cần thận trọng để không làm tổn thương vùng thắt lưng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/10/chung-dau-lung-o-nu-gioi/feed/ 0
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/21/benh-lupus-ban-do-he-thong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/21/benh-lupus-ban-do-he-thong/#respond Sun, 21 Oct 2012 02:30:29 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8842 Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh mạn tính, đã được mô tả từ lâu với những tổn thương da ở phần hở mà đặc biệt là vùng mặt. bệnh lupus ban đỏ được xem là một trong những bệnh của mô liên kết thường gặp nhất. Bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan, trong đó tổn thương da rất đặc trưng.

Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt.

Các yếu tố nguy cơ

Cho đến nay vẫn còn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống, chỉ biết bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường, nhiễm khuẩn và các yếu tố khác.

– Yếu tố vật lý: ánh nắng thường làm bệnh khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn.

– Di truyền: 12% tỷ lệ mắc bệnh có tính gia đình, đặc biệt là các cặp song sinh cùng trứng.

– Tuổi: mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng hay gặp nhất ở tuổi 15 – 45.

– Giới: nữ nhiều hơn nam.

– Chủng tộc: cao ở người da đen và da vàng, thấp ở người da trắng.

Các biểu hiện lâm sàng:

Giai đoạn khởi phát:

Đa số bắt đầu từ từ, tăng dần: Sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau khớp và viêm khớp giống viêm khớp dạng thấp. Bệnh có thể xuất hiện sau những đợt nhiễm trùng, chấn thương, stress…

Giai đoạn toàn phát:

Bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan.

Sốt dai dẳng kéo dài, mệt mỏi, gầy sút.

Da và niêm mạc: Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở ngoài da, phù nề nhẹ, không teo da, sạm da do nắng, vết loét niêm mạc miệng, mũi, rụng tóc, viêm mao dưới da. Khu trú ở các phần hở, tiếp xúc với nắng: sống mũi, gò má, vùng cổ vai, lòng bàn tay, bàn chân, mặt trong khủyu tay và đầu gối. Các tổn thương này không ngứa, biến mất không để lại sẹo.

Cơ – xương – khớp: đau, viêm, biến dạng khớp, loạn dưỡng cơ, hoại tử xương.

Máu và cơ quan tạo máu: thiếu máu kéo dài, chảy máu dưới da, lách và hạch to.

Thần kinh, tâm thành: rối loạn tâm thần, động kinh.

Tuần hoàn, hô hấp: viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng phổi là những tổn thương thường gặp.

Thận: khoảng 80% bệnh nhân có tổn thương thận thực thể. Tổn thương xuất hiện sớm trong những năm đầu của bệnh.

Điều trị

Giáo dục bệnh nhân trành những điều có hại như thuốc lá, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc gián tiếp, kế hoạch hóa gia đình, tránh lạm dụng thuốc.

Chỉ định điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/21/benh-lupus-ban-do-he-thong/feed/ 0
Để có hệ cơ phát triển như lực sĩ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/13/de-co-he-co-phat-trien-nhu-luc-si/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/13/de-co-he-co-phat-trien-nhu-luc-si/#respond Sat, 13 Oct 2012 00:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8823 Bất kỳ hoạt động nào của con người đều thể hiện qua sự vận động của cơ bắp, bởi vậy sự phát triển của cơ bắp là hết sức quan trọng.Thực phẩm,thực phẩm chức năng cũng như việc luyện tập thường xuyên không những giúp cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh mà còn giúp cho hệ cơ trong cơ thể phát triển một cách hoàn hảo.

Thực phẩm

Ngũ cốc thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ bắp và sự phát triển của các khối cơ.

Ngũ cốc và các loại hạt

Ngũ cốc giàu vitamin B1, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ bắp và sự phát triển của các khối cơ.
Những loại thực phẩm này nhằm mục đích cung cấp năng lượng cho việc luyện tập cơ bắp và các hoạt động thể chất khác, giúp giảm mệt mỏi. Các loại hạt là một nguồn chứa chất béo lành mạnh và chất xơ cho chế độ ăn giúp các tế bào cơ bắp khỏe mạng và phát triển thông qua việc hấp thụ protein.

Rau tươi và trái cây

Rau xanh chứa kali, giúp cân bằng nước trong cơ thể và có thể giảm được chứng chuột rút khi phải luyện tập căng thẳng. Còn vitamin C trong cam quýt giúp cơ thể xây dựng xương sụn và cơ.

Vitamin B có trong chuối, các loại hạt, nước ép cà chua… có thể cải thiện khả năng hấp thụ và chuyển hóa protein của cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào cơ bắp hiệu quả hơn giúp cơ bắp mạnh khỏe

Protein

Protein là chìa khóa để tạo ra các tế bào cho cơ bắp. Thêm chất protein vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cơ bắp khỏe mạnh, rắn chắc. Các nguồn thực phẩm chính chứa protein như cá, đậu phụ, thịt gà, thịt bò và cây họ đậu…

Thực phẩm giàu vitamin B

Chế độ ăn giàu vitamin B các loại có thể cải thiện khả năng hấp thụ và chuyển hóa protein của cơ thể. Điều này sẽ giúp quá trình tái tạo các tế bào cơ bắp hiệu quả hơn giúp cơ bắp càng mạnh khỏe.

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E có thể cải thiện hệ tuần hoàn máu cho các cơ bắp nhằm thúc đẩy quá trình phân phối protein và oxy cho cơ khỏe mạnh. Vitamin E cũng là chất chống oxi hóa giúp ngăn ngừa sự phá hủy các tế bào cơ bắp gây ra bởi các chất béo và các phân tử gốc tự do trong dòng máu cơ thể.

Để có một hệ cơ như lực sĩ, bạn có thể lưu ý một số điểm sau:

  • Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày: 5 -6 bữa mỗi ngày.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu gluxit trước khi tập luyện ít nhất nữa giờ đồng hồ.
  • Cần nghỉ ngơi ít nhất 3 lần một tuần
  • Cần chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ : ngủ ít nhất 8 giờ một ngày
  • Sử dụng từ 30-50g protein trong mỗi bữa ăn và mỗi bữa ăn cách nhau 3 giờ đồng hồ và 60-100g gluxit mỗi ngày
  • Nên ăn nhiều trứng ít nhất là 3 quả trứng mỗi ngày
  • Nên thay đổi thịt bò và thịt lợn bằng thịt gà và cá trong bữa ăn.
  • Không nên sử dụng đường, ăn rau và trái cây để thay thế chất bột đường.

Thực đơn của vận động viên thể hình

Đây là thực đơn một ngày bình thường của nhà vô địch thể hình Lý Đức – vận động viên lần vô địch thể hình châu Á mà bạn có thể tham khảo

  • 1kg thịt, cá.
  • 10 đến 15 quả trứng
  • Khoai tây 1/2 kg
  • 2 chén cơm và 1 đĩa rau cải to
  • Táo 1kg, chuối 1 nải
  • Sữa tươi và sữa bột dành riêng cho vận động viên tập thể hình
  • Vài hũ yaourt
]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/13/de-co-he-co-phat-trien-nhu-luc-si/feed/ 0
Làm sao để có hệ cơ – xương – khớp khỏe mạnh? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/12/lam-sao-de-co-he-co-xuong-khop-khoe-manh/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/12/lam-sao-de-co-he-co-xuong-khop-khoe-manh/#respond Fri, 12 Oct 2012 01:30:15 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8812 Bệnh lý cơ xương khớp thuộc hệ vận động thường gặp nhất trên thế giới và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người mắc bệnh. Bảo vệ hệ cơ xương khớp phát triển vững chắc sẽ giúp bạn tránh gây tổn thương về hệ vận động của mình – đặc biệt trong trường hợp bạn bị viêm khớp, viêm xương, viêm gân cơ dây chằng. Những tổn thương này sẽ nhanh chóng làm hạn chế vận động và thậm chí sức khỏe của bạn cũng yếu đi.

Để bảo vệ, tăng cường sức mạnh, sức bền của hệ vận động, sự dẻo dai của cơ xương khớp, ta cần có các giải pháp và kế hoạch cụ thể.

Tập thể dục buổi sáng là một liều thuốc chữa bệnh cho mình.

Tập thể dục

Tập thể dục là một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo tồn và bảo vệ khớp. Mặc dù có người cho rằng tập thể dục sẽ gia tăng nguy cơ thương tổn nhưng thể dục hữu sẽ thực sự gia tăng tuổi thọ cơ xương khớp của bạn.

Cần duy trì hoạt động mà không làm tổn thương cơ xương khớp. Cử động khớp qua biên độ không gây đau ít nhất một lần trong ngày. Biên độ không gây đau này sẽ tăng lên từng ngày.

Co giãn từ từ khớp bệnh lý một lần trong ngày, có thể là lúc bắt đầu buổi sáng hay lúc bắt đầu hay kết thúc một hoat động.

Điều chỉnh mức độ và phương pháp tập thể lực để tránh đau quá mức. Đừng hoạt động quá mức khi cơ xương khớp yếu, bị chấn thương hay viêm trầm trọng.

Tìm lời khuyên từ thấy thuốc

Nếu không hiểu cách tập thể dục hiệu quả, ăn uống hợp lý, bảo vệ hệ vận động. hãy tìm lời khuyên từ các “chuyện gia” cơ xương khớp nhé.

Làm ấm cơ xương khớp

Bạn có thể làm ấm khớp và cơ bằng miếng dán nóng hoặc túi nóng, hay massage hoặc đi bộ từ từ tại chỗ trong vòng vài phút.

Việc ngâm nước nóng hoặc tắm vòi sen trước khi tập thể dục sẽ giúp bạn làm nóng khớp. Không nên làm nóng ở các khớp và cơ đang bị sưng. Sau khi tập thể dục, nên làm lạnh các khớp và cơ đau trong vòng 10-15 phút.

 Nhớ thư giãn

Bạn cần phải nghỉ ngơi để tiết kiệm năng lượng. Sau một thời gian vận động gắng sức, từng khớp xương sẽ trở nên mệt mỏi. Phải để xương khớp nghỉ ngơi, duy trì khả năng co giãn của cơ, nuôi dưỡng khớp, dự trữ năng lượng. Dừng làm quá những lúc không khỏe. Chơi thể thao và lập kế hoạch 10 phút nghỉ ngơi cho một giờ hoạt động thể lực quá sức.

Ăn uống có lợi cho cơ xương khớp

Sự chọn lựa thức ăn của bạn qua vài ngày nên tính bình quân theo cân bằng đúng các chất dinh dưỡng. Ăn những khẩu phần ăn hợp lý. Đa dạng hóa thức ăn bằng cách cố gắng dùng trái cây và rau quả mới, các loại ngũ cốc và bánh mì từ nhiều loại ngũ cốc, các loại đậu khô.

Cung cấp đủ Canxi và Vitamin D trong chế độ ăn của bạn để giúp tình trạng mất xương châm lại và giảm nguy cơ loãng xương.

Lợi ích của sức nặng cơ thể

Nếu vượt quá trọng lượng chuẩn của mình, bạn sẽ có nguy cơ viêm khớp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, các nhóm bệnh chuyển hóa. Chế độ ăn thích hợp và tập thể dục là chìa khóa quản lý trọng lượng cơ thể.

Có thể sử dụng một số kỹ thuật thư giãn và tốt cho hệ cơ xương khớp như: tập thể dục nhịp điệu, thái cực quyền, Yoga, xoa bóp, ngồi thiền. Thực hành điều đặn, tốt nhất là hàng ngày, mỗi lần tập tối thiểu 15-20 phút.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/12/lam-sao-de-co-he-co-xuong-khop-khoe-manh/feed/ 0
Các chấn thương, dị tật về cơ xương khớp do tư thế, nghề nghiệp https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/11/cac-chan-thuong-di-tat-ve-co-xuong-khop-do-tu-the-nghe-nghiep/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/11/cac-chan-thuong-di-tat-ve-co-xuong-khop-do-tu-the-nghe-nghiep/#respond Thu, 11 Oct 2012 01:30:48 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8791 Các chấn thương, dị tật về cơ xương khớp do tư thế, nghề nghiệp thường hay xảy ra khi có nhiều áp lực hoặc các rung động với tần số cao ( 20 -1000 Hz) lên một bộ phận của cơ thể. Gây nên tình trạng các cơ – xương – khớp ở vị trí bị tác động có những biểu hiện giống như viêm, sưng đau.

Những người lái xe thường mắc chấn thương, dị tật về cơ xương khớp do nghề nghiệp

Những ai thường mắc bệnh?

Những người lái tàu thủy, lái máy bay, lái xe lửa, ô tô, máy xúc, máy cày, xe tăng …

Người công nhân sử dụng máy khoan tay, búa tán rive, cưa …

Công nhân đứng dây chuyền sản xuất.

Người làm việc văn phòng.

Những biểu hiện thường hay gặp (tổn thương xương khớp)

Tổn thương khu trú ở vùng xương quay cổ tay, khủyu tay, gân, viêm xương và làm hỏng khớp.

Thường xuất hiện đau khớp xương sau lao động hoặc bắt đầu làm việc rồi ngừng đau trong ngày.

Khớp không biến dạng chỉ teo cơ nhẹ vùng xung quanh.

Cử động khớp khó khăn khi gấp hoặc duỗi.

Bệnh nhân thấy đau ở cổ tay, ấn đau vùng xương.

Bệnh cơ – xương – khớp với dân văn phòng

Các bệnh cơ – xương -khớp, đặc biệt là thoái khớp thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, trong thời gian gần đây những người trẻ tuổi đặc biệt là người làm việc văn phòng bị thoái hóa khớp có xu hướng tăng cao. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như: khớp cổ tay, cổ chân,  thoái hóa khớp gối, khớp háng, cột sống… Thời gian biểu bận rộn,  ngồi làm việc thời gian dài là điều khó có thể tránh khỏi, ít vận động và tập thể dục, không quan tâm đến sức khỏe… là nguyên nhân chính đưa đến thoái khớp.

Bệnh diễn biến từ từ, ban đầu với các biểu hiện mỏi khớp, sau một thời gian thì bệnh nhân đau nhiều các khớp và cuối cùng là tình trạng thoái hóa các khớp.

Thoái hóa cột sống cổ là điều cần chú ý với dân văn phòng. Khi đã mắc bệnh, bệnh nhân có cảm giác đau, mỏi cột sống cổ và co cứng các cơ cạnh cổ, có cảm giác cứng gáy, đau vùng vai gáy, đau ê ẩm cột sống cổ khi ngủ dậy…

Thoái hóa khớp gối cũng là một bệnh nguy hiểm và cần đáng quan tâm. Khi đó, sụn khớp bị thương tổn,  yếu dần các cơ quanh gối làm cho bệnh nhân có cảm giác đau khi bước đi.

Các biện pháp phòng ngừa các chấn thương, dị tật về cơ xương khớp do tư thế, nghề nghiệp

– Giảm rung từ nguồn phát sinh.

– Giảm rung đường lan truyền.

– Tăng cường các biện pháp bảo vệ cá nhân.

– Giảm thời gian các ca làm việc và tăng thời gian nghỉ giải lao.

– Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để điều trị và phục hồi sớm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/11/cac-chan-thuong-di-tat-ve-co-xuong-khop-do-tu-the-nghe-nghiep/feed/ 0
Dinh dưỡng cho những người mắc bệnh về cơ xương khớp https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/dinh-duong-cho-nhung-nguoi-mac-benh-ve-co-xuong-khop/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/dinh-duong-cho-nhung-nguoi-mac-benh-ve-co-xuong-khop/#respond Sun, 07 Oct 2012 03:30:09 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8771 Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương, khớp và các tổ chức quanh khớp. Bệnh cơ xương khớp có thê gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp với tỷ lệ cao ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Một số bệnh lý thường gặp của hệ cơ xương khớp: viêm khớp, gãy xương, chứng loạn dưỡng cơ, viêm xương, loãng xương, chấn thương, vẹo cột sống,…

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh có loại thực phẩm nào có thể chửa trị bệnh cơ xương khớp nhưng thực tế cho thấy một chế độ ăn hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mới mang lại lợi ích cho người bệnh, giúp người bệnh đủ khả năng chống lại những đợt bệnh tấn công trong bệnh cơ xương khớp, giúp giảm các triệu chứng nặng nề của bệnh.

Ăn nhiều các loại rau quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, bêta caroten

Ăn uống hợp lý:

Ăn uống đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể để duy trì mức cân nặng hợp lý ( BMI = 18,5 – 23). Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, trên 23 là thừa cân.

Sau những đợt viêm cấp, sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, mất các chất dinh dưỡng, ăn uống kém nên rất dễ bị suy dinh dưỡng khiến cơ thể giảm sức đề kháng. Do đó càng phải ăn uống nhiều hơn để duy trì sức khoẻ. Nếu cân nặng cơ thể quá cao thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho xương khớp,không tốt cho người bị bệnh.

 Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:

– Ăn nhiều các loại rau quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, bêta caroten, khoáng chất như kali, magne là những chất chống ôxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa

– Ăn đủ thức ăn giàu đạm: bao gồm bao gồm cả đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa, và đạm thực vật như tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Đặc biệt là đậu nành tốt cho mọi lứa tuổi.

– Sữa: Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu can-xi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.

– Chất béo: nên ăn vừa phải chọn các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu nành, dầu phộng…  Ăn đủ thức ăn giàu bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

– Tránh ăn quá mặn, quá ngọt: Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ muối natri, mất muối kali hoặc các thuốc tráng bao tử dùng kèm có tác dụng giữ muối như natri, canxi, magnê.

– Tránh dùng rượu và các chất kích thích thần kinh. Các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/dinh-duong-cho-nhung-nguoi-mac-benh-ve-co-xuong-khop/feed/ 0
Những cách chữa bệnh viêm khớp bằng y học dân tộc https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/nhung-cach-chua-benh-viem-khop-bang-y-hoc-dan-toc/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/nhung-cach-chua-benh-viem-khop-bang-y-hoc-dan-toc/#respond Sun, 07 Oct 2012 02:30:05 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8765 Viêm khớp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trên thế giới. Do quá trình sống, sự bào mòn của tuổi tác, do chấn thương trong quá trình làm việc, hay do lao động nặng nhọc, tích lũy các hóa chất độc hai trong môi trường. Làm cho tổ chức khớp theo thời gian bị thoái hóa, khô chất hoạt dịch, xơ hóa, biến dạng. Theo chiều hướng của sự biến đổi này, khớp sẽ mất tính linh hoạt, và sự đàn hồi cần thiết. Hệ quả của quá trình này là sự đau nhức, cảm giác khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn.

Hiện tượng bào mòn và xé rách không chỉ tác động đến một đối tượng nhất định mà nó phổ biến từ mọi tầng lớp, đến mọi tuổi tác. Nếu bạn mắc bệnh viêm khớp, bạn không phải là người duy nhất mắc bệnh. Mặc dù chưa được chữa khỏi  nhưng những biện pháp điều trị đặc hiệu và các chiến lược trị liệu khác sẽ sẵn sàng giúp bạn.

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh khớp khác nhau, bạn có thể chọn một hay phối hợp nhiều phương pháp để khống chế tốt hơn bệnh tật của mình. Biết cách bảo vệ khớp, các bài tập thể dục đơn giản giúp giảm đau, chế độ thiết thực ăn uống hữu ích, điều trị theo phương pháp y học hiện đại bằng thuốc hay ngoại khoa, hay theo y học dân gian với các bài thuốc cổ truyền. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho mình những quan trọng nhất vẫn là duy trì một thái độ tích cực. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian mà bạn có thể áp dụng sau:

Gừng tươi kết hợp với rượu mùi có tác dụng chữa bệnh viêm khớp.

Gừng tươi, rượu mùi:

Chúng ta cần 200g gừng tươi, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Chế biến như sau:gừng thái nhỏ, đập giập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ, rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ, uống một chút cho ra mồ hôi.

Rượu trắng, lá đào:

Bạn cần có một lượng lá đào tươi vừa đủ, thêm 150 ml rượu trắng. Có thể chế biến như sau: hâm nóng rượu, lá đào dùng tay bóp náp, tẩm rượu rửa chỗ đau. Trước khi đi ngủ rửa một lần. Bài thuốc này thích hợp cho người bị đau mỏi các khớp.

Rượu vỏ gừng:

Nguyên liệu cần có gừng tươi vừa đủ, rượu trắng 100ml. Gừng rửa sạch, cạo lấy khoảng một thìa con vỏ, sấy khô. Cho vỏ gừng vào rượu trắng khuấy đều uống.

Đu đủ ngâm rượu:

Nguyên liệu cho bài thuốc này: đu đủ 1 quả, rượu 0,5 lít. Cách chế biến: đu đủ ngâm rượu 2 tuần lễ. Uống 1 ly nhỏ hâm nóng trước khi đi ngủ hằng ngày. Công hiệu trong viêm khớp dạng thấp.

Dâu tươi ngâm rượu trắng:

Nguyên liệu cần có: quả dâu tươi 100g, Rượu trắng 0,5 lít. Cách chế biến như sau: Dâu rửa sạch, giã nát, đựng trong túi vải ngâm rượu, đậy nút kín trong 3 ngày. Uống một lần 1 ly nhỏ. Có tác dụng trong viêm khớp dạng thấp.

Nước giấm, hành:

Cần chuẩn bị: 2 bát giấm, 1 bát hành thái nhỏ. Chế biến như sau: Giấm cho vào nấu đến khi còn 1 bát, cho dọc hành vào đun sôi khoảng 102 phút, lọc hành rồi dùng vải xô bọc lại. Lúc còn nóng bôi vào chỗ đau, ngày 1-2 lần. Dùng điều trị viêm phong thấp, tê mỏi.

Câu kỷ tử, đỗ trọng:

Nguyên liệu: câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì 30g, rượu gạo 1,5l. cách chế biến: câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì cho vào bình ngâm cùng với rượu sau một tuần, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 25ml. Có tác dụng chữa đau mỏi các khớp, đi lại không ổn định.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/nhung-cach-chua-benh-viem-khop-bang-y-hoc-dan-toc/feed/ 0
Bệnh viêm khớp: phân loại https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/benh-viem-khop-phan-loai/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/benh-viem-khop-phan-loai/#respond Sun, 07 Oct 2012 01:30:07 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8767 Bệnh viêm khớp là một trong các bệnh lý hay gặp trên thế giới. Đây là nguyên nhân số 1 gây mất khả năng lao động lớn. Có trên 100 dạng khác nhau của viêm khớp. Một số dạng xảy ra do kết quả của quá trình bào mòn tự nhiên ở khớp, một số khác lại xảy ra đột ngột và rồi lại biến mất, tái phát sau đó nếu không điều trị. Các dạng khác là biểu hiện mãn tính và có thể tiến triển.

Bệnh viêm xương khớp:

Chiếm hơn một nửa loại viêm khớp. Bệnh xảy ra ở bất kỳ khớp nào và đối tượng thường là phụ nữ. Nếu bị viêm xương khớp, bạn sẽ có những triệu chứng sau:

  •  Đau khớp trong lúc hoạt động hoặc sau đó.
  •  Cảm giác khó chịu trong khớp trước hoặc khi thay đổi thời tiết.
  •  Sưng nề và cứng khớp, đặc biệt là sau khi vận động

Viêm xương khớp hay xảy ra ở cột sống cổ hay lưng. Khớp háng, khớp gối cũng thường bị đau vì chúng phải gánh đỡ trọng lượng cơ thể.

Mặc dù bệnh không gây tàn phế nặng nề nhưng người bị viêm xương khớp không thể đi lại nhiều được. Cơn đau cấp thường mất sớm trong một năm sau khi xuất hiện nhưng có thể tái phát khi bạn làm việc quá mức.

Gout cũng là một dạng của viêm khớp, bệnh gout khiến khớp ngón bị sưng tấy, đỏ và đau đớn

Bệnh gout

Do sự tích tụ quá mức acid uric trong các khớp của cơ thể. Gây ra những cơn đau dữ dội và sưng tấy các khớp, thường gặp là khớp gối, khớp khuỷu, cổ tay, bàn tay, bàn chân.

Bệnh viêm khớp dạng thấp (Bệnh thấp khớp)

Thấp khớp là một bệnh lý tự miễn, tức là hệ thống miễn dịch của bạn tự chống lại bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng một số tác nhân không xác định rõ, có thể là vi rút hay vi khuẩn. Thấp khớp thường hay gây đau, biến dạng khớp gây mất vận động và mất tính vững chắc của khớp.

Các triệu chứng của thấp khớp gồm:

  •  Đau và sưng nề ở các khớp nhỏ thuộc bàn tay và bàn chân
  •  Cứng khớp và cơ, đặc biệt sau khi ngủ dậy hoặc sau một lúc nghỉ ngơi
  •  Mất vận động các khớp bị viêm
  •  Biến dạng khớp sau một thời gian
  •  Mệt mỏi (trầm trọng trong giai đoạn bộc phát)

Các khớp thường bị đau là khớp cổ tay, bàn tay, bàn chân và cổ chân. Ngoài ra khớp khuỷu, khớp vai, khớp háng, khớp gối, cột sống cổ và khớp hàm cũng có khả năng mắc bệnh

Bệnh thấp khớp không thể điều trị lành hoàn toàn nhưng có những biện pháp khắc phục diễn tiến của bệnh như tự chăm sóc, điều trị thực thụ, lên kế hoạch điều trị cho mình, thay đổi cách sống và chiến thuật bảo vệ khớp.

Bệnh lupus ban đỏ

Thường gặp ở nữ giới, ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của tất cả các khớp và gây phát ban. Có khi những cơ quan khác cũng bị tổn thương như là: phổi, thận, và mạch máu.

Bệnh xơ cứng bì

Da ở tay, mặt hay ở cách tay căng, bàn tay và bàn chân sưng lên, cứng và đau khớp có thể là những dấu hiệu của bệnh xơ cứng bì.

Viêm đa cơ

Bệnh có thể gây viêm và yếu tất cả các cơ trong cơ thể bạn và những cơ ở cổ làm cho động tác nuốt khó khăn.

Viêm khớp vảy nến

Bàn tay và bàn chân của bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến rất cao và bệnh này thường phối hợp với bệnh vảy nến ở da.

Viêm cột sống cứng khớp

Nếu bạn bị viêm các khớp ở cột sống và viêm gân, dây chằng tại chỗ bám vào xương, đốt sống, bạn có thể bị viêm cột sống cứng khớp. Đặc trưng bởi cột sống cây tre.

Viêm khớp nhiễm trùng

Khớp bị viêm do một ổ nhiễm trùng phóng thích vi khuẩn vào máu, các vi khuẩn này di chuyển theo dòng máu đến khớp gối hay các khớp khác. Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội. Ví dụ như: lậu cầu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm đau khớp và phát ban. Nếu bị bệnh lao bạn có nguy cơ bị viêm khớp còn gọi là viêm khớp do lao.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/07/benh-viem-khop-phan-loai/feed/ 0
8 cách chữa trị hữu hiệu để giảm viêm khớp https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/06/8-cach-chua-tri-huu-hieu-de-giam-viem-khop/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/06/8-cach-chua-tri-huu-hieu-de-giam-viem-khop/#respond Sat, 06 Oct 2012 07:30:02 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8763 Cách chữa trị tối ưu cho viêm khớp hiên nay là một chương trình phối hợp – có sự kết hợp giữa các phương pháp để giải tỏa cơn đau, duy trì độ dẻo dai cho các khớp xương và làm chậm sự tiến triển của bệnh. 

Mỗi ngày bạn chỉ cần dành 15- 30 phút để tập luyện cũng có hiệu quả.

Tập luyện làm gia tăng sự uyển chuyển của các khớp bị tổn thương

Tập luyện:

Gia tăng sự uyển chuyển của các khớp bị tổn thương

Giúp giảm đau và cảm thấy cơn đau trở nên dễ chịu hơn.

Tập luyện cũng cải thiện sức khỏe nói chung, nâng cao tâm hồn và làm nhẹ thân xác.

Làm giảm stress, nâng cao sinh lực ban ngày, ngủ ngon vào ban đêm.

Một số lưu ý khi tập luyện:

–  Đừng thực hiện thái quá

– Luyện tập hàng ngày

– Bắt đầu tập từ từ và gia tăng nhịp độ lên từ từ

Thủy trị liệu:

Tắm suối nước khoáng, nước khoáng tự nhiên, bẻ tắm, bồn tắm đều là những phương tiện chuyển giao thế lực của nước và đem lại hiệu quả.

Có thể tập luyện trong hồ nước xoáy, vì nó giúp các động tác thực hiện dễ dàng hơn.

Nhiệt liệu pháp

Giúp giải tỏa cơn đau và các dấu hiệu khô cứng vì nhiệt làm tăng lưu thong máu và giúp cơ bắp thư giản.

Có thể dùng khăn đắp nóng, chai nước nóng hoặc đèn chiếu nóng.

Bạn nên chú ý không nằm trên khăn nóng, chỉ phủ nó lên vùng bị đau và không sử dụng cho khớp đang bị viêm cấp ( sưng, nóng, đỏ).

Siêu âm

Sóng siêu âm xâm nhập vào trong cơ thể có thể hâm nóng các phần nhỏ của cơ thể nhanh đến độ chỉ cần 1-2 phút, lâu nhất là 10 phút thì công việc chữ trị đã hoàn tất.

Cố vấn tâm lý

Những hình thức cố vấn tâm lý trực tiếp làm kiềm chế cơn đau bao gồm tập luyện giải khuây, hình tượng có hướng dẩn, và tự kỷ ám thị.

Tất cả các phương pháp này đòi hỏi sự tập trung để thay đổi nhận thức về nổi đau đớn hay lái dòng chảy căn bệnh theo ý muốn của mình.

Đắp sáp

Khăn nóng có thể tốt cho cổ và lưng, siêu âm cho khuỷu tay thì paraffin rất tốt cho bàn tay – bàn chân. Nó phủ kín từng khớp trong từng ngón tay, ngón chân. Người ta nhúng bàn tay hay bàn chân vào sáp paraffin đang nóng chảy 1-2 lần rồi rút ra. Sáp ấm khô lại. Giữ nguyên bàn tay không để sáp rơi ra làm mất hơi ấm

Xung điện thần kinh qua da

Nó có tác dụng làm dịu nhẹ các cơn đau

Nẹp bó

Đây là dụng cụ cơ học giúp cho khớp được thoải mái, giữ chúng cố định trong khi làm việc, hay đề phòng dị dạng.

Mát-xa

Đưa tay vào những chỗ bị đau và chà đi chà lại. Động tác này giúp giải tỏa cơn đau, tăng cường lưu thông máu.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/06/8-cach-chua-tri-huu-hieu-de-giam-viem-khop/feed/ 0