Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hỗ trợ trị viêm não Nhật Bản bằng y học cổ truyền https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/#respond Fri, 13 Jun 2014 16:00:29 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9649 Từ đầu tháng 5 đến nay, đã có rất nhiều trẻ phải nhập viện vì viêm não Nhật Bản, Nhưng, cho đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, điều trị triệu chứng điều trị chủ yếu hiện nay.

Theo y học dân tộc, viêm não Nhật Bản là một bệnh trong ôn bệnh do thử ôn xâm nhập từ biểu vào lý, đốt ở phần khí và doanh huyết; tân dịch giảm sinh đàm, nhiệt cực sinh phong, nếu xuất hiện các chứng sốt cao co giật, mê sảng, đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (truỵ tim mạch ngoại biên).

nao-bo-1

Bệnh biến chuyển qua 4 giai đoạn: vệ, khí, doanh huyết, thương âm, thấp trở ở kinh lạc (nghĩa là bệnh trải qua các giai đoạn khởi phát, toàn phát chưa có biến chứng, toàn phát có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch và hồi phục và di chứng.

Thể vệ, khí

Ở gia đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện như: sốt, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi, gáy hơi cứng, đau đầu, tinh thần tỉnh táo, phiền táo lơ mơ, có thể co giật, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng.

Bạn có thể cho người bệnh sử dụng một trong 2 bài thuốc sau

Bài 1: 40g thạch cao, 16g ngân hoa, 16g hạt muồng sống, 10g chi tử, 10g cát căn, 10g cam thảo nam, 10g cỏ nhọ nồi, 10g sinh địa. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ngân kiều thang gia giảm: thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, lô căn 16g, hoàng cầm 12g liên kiều 12g, bạc hà 8g. Có thể thêm: hoắc hương 12g, bội lan 8g, hậu phác 6g nếu bệnh nhân bị thấp ôn nặng, rêu lưỡi dày trắng, buồn nôn. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể doanh huyết

Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: sốt cao, cổ gáy cứng, nhức đầu, miệng khát, hôn mê, co giật, chất lưỡi đỏ, mạch sác đại, nhịp thở thất thường. Bệnh nhân đã có các triệu chứng của mất nước điện giải, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch

Bài 1: 40g thạch cao, 16g cam thảo đất, 16g kim ngân, 12g sinh địa, 12g huyền sâm, 12g mạch môn, 12g hoàng đằng.
Nếu người bệnh bị táo bón, có thể thêm 20g chút chít.

Bài 2: thạch cao 40g, tri mẫu 16g, kim ngân 16g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, hoàng liên 12g, cam thảo 4g, liên kiều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thêm thạch quyết minh 40g, địa long 16g, câu đằng 20g nếu người bệnh bị co giật nhiều thêm.
Thêm trúc lịch 30g nếu bệnh nhân bị hôn mê, đờm nhiều.

Giai đoạn phục hồi và di chứng

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu hồi phục dần dần; một số bệnh nhân có di chứng thần kinh, tinh thần.

Bài thuốc: sinh địa 12g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, a giao 10g, sa sâm 12g, kỷ tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Di chứng thần kinh ngoại biên: bạch thược 12g, mộc qua 8g, đan sâm 8g, sinh địa 12g, địa long 6g, tần giao 8g, đương quy 8g khi người

bệnh bị chân tay co quắp, run tay chân… do ứ trở ở kinh lạc, cân mạch không được nuôi dưỡng. Sắc uống ngày 1 thang.

Di chứng tinh thần: quy bản 12g, mẫu lệ 16g, sinh địa 12g, thạch quyết minh 12g, sa sâm 8g, thạch xương bồ 6g, mạch môn 12g, địa long 8g khi người bệnh có các biểu hiện tinh thần đần độn, không nói, triều nhiệt, lưỡi đỏ không có rêu, mạch tế sác.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/13/ho-tro-tri-viem-nao-nhat-ban-bang-y-hoc-co-truyen/feed/ 0
Thực phẩm mà người bị bệnh thủy đậu nên ăn, nên tránh https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/nguoi-benh-thuy-dau-nen-gi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/nguoi-benh-thuy-dau-nen-gi/#respond Sun, 01 Jun 2014 15:30:00 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9629 Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Để người bệnh nhanh chóng bình phục, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Những món ăn cho người bị bệnh thủy đậu

Nước rau sam

rau sam 2

Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, nó còn là một phương thuốc độc đáo được nhiều người biết đến. Đây là loại rau mọc dại, giúp giải nhiệt, trị mụn, lá rau sam giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non. Người bị bệnh thủy đậu, có thể rửa sạch một nắm rau sam, lọc lấy nước để uống hàng ngày.
Nước rau sam có thể đẩy nhanh quá trình liền sẹo, tránh được tình trạng sẹo lõm và giúp người bệnh nhanh hóng hồi phục.

Cháo đậu đỏ

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có tính bình, vị ngọt chua, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ mủ, tiêu ung nhọt độc, lợi tiểu… Bạn có thể dùng một ít đậu đỏ, đậu xanh và một nắm gạo tẻ đã được rửa sạch, thêm thịt lợn băm rồi cho vào nấu cháo ăn hàng ngày.

dau do

Cháo đậu đỏ không chỉ cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh, nó còn rất lành tính, an toàn, tránh nguy cơ tạo sẹo lõm trên da.

Nước

Nước rất cần thiết cho người bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Người bệnh cần được bổ sung đủ nước cho cơ thể, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là orezol hoặc các loại nước ép từ trái cây tươi.

nước-cam-ép

Nước trái cây không chỉ bổ sung nước cho cơ thể, các chất dinh dưỡng trong trái cây còn có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nước ép cam và nước ép cà rốt rất tốt cho bệnh nhân thủy đậu. Ngoài ra, dưa hấu, kiwi, chuối, và đào cũng giúp loại bỏ các tế bào da chết sau khi lành bệnh.

Những thực phẩm nên tránh

Thịt gà

Thịt gà là một trong những thực phẩm rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể được các thầy thuốc và người dân ứng dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thịt gà lại có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc, mà lại bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm.

thit ga

Thịt chó

Theo y học cổ truyền, thịt chó có vị mặn, chua, không độc; được ứng dụng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau… Tuy nhiên, thịt chó lại có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt, nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng. Do đó người bệnh thủy đậu không nên ăn thịt chó.

Bên cạnh đó, người bệnh bị bệnh thủy đậu cũng không nên ăn một số thực phẩm và gia vị như cơm nếp, lạc, cơm mẻ, gừng, hạt tiêu, riềng, tỏi, ớt,… Bởi theo y học cổ truyền, đa số các thực phẩm, gia vị trên có tính nóng, ấm và thấp, nên khi ăn vào sẽ gây tích thấp nhiệt. Nó sẽ làm cho nốt phỏng mâng mủ sâu rộng hơn, và tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng cho người bệnh.

Ngoài ra, theo một số tài liệu cho thấy, người bị thủy đậu cũng không nên ăn các loại hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) nên làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Thực tế, trên lâm sàng cho thấy rằng, đồ tanh còn làm tăng nguy cơ sưng tấy, tạo mủ ở những bệnh nhân có vết thương hở và viêm nhiễm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/nguoi-benh-thuy-dau-nen-gi/feed/ 0
Điều trị thủy đậu bằng y học cổ truyền https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/#respond Sun, 01 Jun 2014 02:03:23 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9626 Thủy đậu là một bệnh da liễu cấp tính, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị chủ yếu là làm giảm cảm giác ngứa, thanh nhiệt giải độc, giữ gìn vệ sinh thân thể. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam rất hiệu quả trong điều trị bệnh.

Đối với bệnh nhẹ

Thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ; có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, ngân hoa 10g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, kinh giới 8g,cam thảo đất 8g sắc uống 2-3 lần trong ngày.

aaa

Nếu các vị thuốc trên bạn không tìm được, có thể thay thế bằng thang thuốc sau đây: dùng thuyền thoái 3g, kim ngân hoa 6g, bạch vi 9g, đạm đậu xị 5g, sơn chi vỏ 2g, bạc hà 1g, địa đinh thảo 6g, tang diệp 5g, liên kiều 6g, sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần cho trẻ.

Đối với bệnh nặng

Thủy đậu mọc nhiều, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, màu sắc tím tối, sốt cao, khát nước, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ dung bài thuốc sâu đây: bồ công anh 16g, liên kiều 8g, tế sinh địa 12g, chi tử sao 8g, kinh nhân 12g,
xích thược 8g. Sắc ngày 1 thang chia cho trẻ uống 2-3 lần/ ngày.

Trường hợp trẻ sốt nhiều, nôn mửa, buồn bực, khát nước dùng: cát căn 12g, cát cánh 12g, chỉ xác 6g, tiền hồ 12g, thanh bì 8g, sơn tra 8g, thuyền thoái 8g, kinh giới 8g, liên kiều 8g, mạch nha 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần/ ngày.

Nếu trẻ có dấu hiệu tiểu tiện vàng sậm, nốt đậu ngứa ngáy rất khó chiu thi cho trẻ uống vị thuốc có vị thanh mát, giảm ngứa bao gồm các vị thuốc sau: kim ngân hoa 4g, liên kiều 4g, nhân trần 6g, xích thược 3g, bạc hà 4g, đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g. Sắc uống ngày một thang chia uống 2-3 lần/ ngày.

Nếu nốt đậu nhiều, không đóng vảy được vỡ loét dùng: hoàng bá 12g, 8g hoàng liên , 6g hoàng cầm, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc có thể thay thế bằng bài thuốc sau đây: rễ chàm mèo 6g, mộc thông 3g, chi tử sao 5g,hoạt thạch 4g, sinh địa hoàng 6g, liên kiều 5g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.

Đối với những gia đình song ở nông thôn, các loại lá sau rất dễ tìm, bạn nên sắc cho trẻ uống liên tục trong 3-4 ngày. Sử dụng các loại lá sau dây: lá bạc thau 8g, lá quỳnh châu 10g, lá tiết dê 20g, lá dâm bụt 5g, lá rau bát 15g, bông mã đề 15g, lá bồ ngót 20g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá mặt trăng 10g, rau má 20g. Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống, bã xoa khắp người.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/01/dieu-tri-thuy-dau-bang-dong-y/feed/ 0
Cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/#respond Fri, 30 May 2014 03:00:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9620 Mặc dù, bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì nó cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn cần chăm sóc người bệnh thủy đậu như thế nào để phòng biến chứng đáng tiếc xảy ra và tránh lây lan thành dịch trong cộng đồng.

Giảm tình trạng ngứa

Khi bị thủy đậu triệu chứng khó chịu nhất là ngứa, khó chịu kích thích bệnh nhân gãi làm vỡ các bọng nước gây nên nhiễm trùng thứ phát. Để làm giảm tình trạng này cần cắt móng tay và giữ móng tay sạch sẽ. Đối với trẻ em có thể dùng bao tay vải để bọc tay cho trẻ.

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng đã bị vỡ

Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng đã bị vỡ

Giữ gìn vệ sinh thay áo quần và tắm rửa hằng ngày cho bệnh nhân bằng nước nóng và băng ướt để làm giảm ngứa cho bệnh nhân. Nên mặc các áo quần rộng rãi, làm bằng chất liệu mát mẻ.

Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% (nước muối sinh lý và dung dịch Milian có bán ở nhà thuốc tây). Dùng dung dịch Milian chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

Giữ gìn vệ sinh nhà ở

Thường xuyên lau chùi nhà cửa bằng thuốc tẩy trùng hoặc xà phòng tránh vi khuẩn liên hiệp với những vi khuẩn có điều kiện gây nên biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Phải khai báo cho trạm y tế nơi bạn đang sống biết tình trạng của bệnh. Chỉ đưa bệnh nhân đến bệnh viện nếu bệnh nặng, hoặc nhà chật chội và có trẻ nhỏ.

Virut gây bệnh thủy đậu rất dễ chết ở ngoại cảnh nên phải cho bệnh nhân nằm ở phòng riêng, thoáng khí, tránh ánh nắng mặt trời.

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc

Để giảm tình trạng sốt nên cho bệnh nhân uống uống Paracetamol để hạ sốt nếu trẻ sốt cao. Không được dùng Aspirine cho trẻ em bị thủy đậu vì có mối liên hệ giữa các dẫn xuất của Aspirine và sự phát triển của hội chứng Reye.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn. Nên ăn các loại thức ăm mềm, lỏng, dễ tiêu. Tăng cường bổ sung các loại Vitamin từ hoa quả đặc biệt là Vitamin C (chanh, bưởi, cam, nho…).

Hạn chế những thức ăn có tính nóng, thức ăn cay, nhiều gia vị vì nó sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa rát nhiều hơn.

Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh thủy đậu hiệu quả nhất mà chúng ta cần phải biết để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào việc phòng bệnh cũng tốt hơn là chữa bệnh, chính vì thế hãy tiêm văc xin phòng bệnh thủy đậu đồng thời hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh chính là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn biết bảo vệ sức khỏe của chính mình bởi nó là vốn quý nhất của con người đấy nhé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/30/cach-cham-soc-benh-nhan-bi-thuy-dau/feed/ 0
Các triệu chứng và biến chứng thường gặp ở bệnh nhân thủy đậu https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/29/benh-thuy-dau-va-cac-trieu-chung-thuong-gap/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/29/benh-thuy-dau-va-cac-trieu-chung-thuong-gap/#respond Thu, 29 May 2014 15:30:33 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9616 Bệnh thủy đậu là bệnh lây qua đường hô hấp do một loại virut có tên là Varicella Zoter gây ra. Bệnh dễ bùng phát thành dịch vào mùa đông và đầu mùa xuân. Trẻ em là độ tuổi dễ bị mắc bệnh này đặc biệt là nhóm trẻ từ 5-9 tuổi chiếm 50% tổng số ca mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra.  Bệnh lây qua đường hô hấp nên dễ dàng bùng phát thành dịch. Bệnh chỉ lây cho người lần đầu mắc bệnh vì có tính miễn dịch rất cao, ít khi bị bệnh lần 2.

Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh ‘trẻ em’ nên sự thay đổi về cách sinh hoạt của trẻ trong những tháng lạnh và tháng nhập học dịch bệnh thường xảy ra vào mùa đông đầu mùa xuân.

 Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra

Đường lây truyền của bệnh

Bệnh thủy đậu lây bằng những giọt nhỏ chất nhầy bắn từ mũi họng người bệnh vào không khí, trong khi ho hắt hơi, hoặc từ chất dịch của những nốt phỏng. Ngoài ra, có thể lây qua đồ dùng(bát đũa…), thực phẩm hay đồ chơi có chứa mầm bệnh.

Triệu chứng

Thời kỳ ủ bệnh thường là 14-17 ngày nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày. Các triệu chứng thường thấy là: phát ban, sốt nhẹ, khó chịu. các tổn thương da được xem là tiêu chuẩn xác định bệnh. Các tổn thương xuất hiện ở thân và ở mặt nhanh chóng lan rộng ra khắp các vùng khác của cơ thể. Đa số là nhỏ trên nền ban đỏ có đường kính từ 5-10mm. Các đám liên tiếp xuất hiện sau 2-4 ngày. Các tổn thương cũng có thể thấy ở niêm mạc ở vùng hầu họng hay âm đạo.

Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Biến chứng

–   Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây ra biến chứng từ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

–   Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thủy đậu là gây ra tình trạng viêm phổi thường gặp ở người trưởng thành(nhiều hơn trẻ em 20%). Dấu hiệu bệnh xuất hiện sau 3-5 ngày bệnh tiến triển và kèm theo tim đập nhanh, ho, khó thở và sốt. Thường gặp dấu hiệu tím tái, đau ngực do viêm màng màng phổi và ho ra máu. Các triệu chứng sẽ giảm song song với giảm phát ban da. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể bị sốt và rối loạn chức năng phổi trong nhiều tuần liền.

–   Ngoài ra, các biến chứng khác có thể gặp là viêm cơ tim, các tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp tạng chảy máu, viêm cầu thận cấp và viêm gan.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/05/29/benh-thuy-dau-va-cac-trieu-chung-thuong-gap/feed/ 0
Những bài thuốc chữa ho hiệu quả trong dân gian https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/05/mot-so-thuc-pham-co-tac-dung-chua-ho/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/05/mot-so-thuc-pham-co-tac-dung-chua-ho/#respond Tue, 05 Mar 2013 01:30:28 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9550 Bạn thường bị những cơn ho kéo dài gây cho bạn không ít những mệt mỏi và khó chịu. Bên cạnh sử dụng thuốc bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng có tác dụng giảm ho, tiêu đàm giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Cây dâu tằm

Cây dâu tằm

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba albeae cho ta nhiều vị thuốc quý như tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), sâu dâu, nấm dâu, tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dâu).

Chữa ho lâu năm: 10g tang bạch bì, 10g vỏ rễ cây chanh khô, sắc uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi.

Chữa ho ra máu: lấy tang bạch bì 600g cho vào nước vo gạo ngâm trong 3 đêm. Tước nhỏ, cho vào 250g gạo nếp sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Sử dụng 16g mỗi ngày chia đều làm 2 phần.

– Chữa ho có đàm ở trẻ nhỏ : Lấy tang bạch bì 4g sắc với nước cho trẻ uống.

Rau húng chanh

Rau húng chanh thường được gọi là rau thơm lông hay rau thơm lùn. Rau húng chanh có lượng tinh dầu tự nhiên quý và mùi thơm dễ chịu như mùi của quả chanh. Loại tinh dầu này là một loại kháng sinh với nhiều loại vi khuẩn, tác dụng chữa bệnh của lá húng chanh chính la nhờ lượng tinh dầu này. Vì vậy, lá húng chanh có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị cảm cúm, ho, viêm họng và khản tiếng.

Bạn có thể lấy từ 7-9 lá húng chanh tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để khử trùng. Vớt lá húng chanh ra, vẩy sạch nước hoặc để ráo, nhai kỹ, ngậm trong miệng rồi nuốt nước dần.

Cải cúc

Rau tần ô – Cải cúc, Cải tần ô, Rau cúc, Rau tần ô. Có tên khoa hoc là Chrysanthemum coronarium là loại rau chứa năng lượng protein, các axit amin, lysin, chất béo, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng. Theo y học cổ truyền, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp ăn ngon, tiêu hoá tốt, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Để chữa ho, bạn có thể lấy khoảng 6g lá cải cúc cắt nhỏ, cho vào bát, hấp cùng một ít đường trong nồi cơm để nước tiết ra. Nước cải cúc hấp được chia thành nhiều lần và cho trẻ uống trong ngày. Người ho lâu ngày nên ăn nhiều canh cải cúc để có thể bớt ho.

Cháo giải cảm : Lấy 200g rau cải cúc tươi, rửa sạch, làm ráo nước, cắt nhỏ; Vo sạch 100g gạo tẻ cho vào nồi, cho thêm vào 1 lít nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng.

Ho do lạnh ở trẻ em: bạn dùng khoảng 6g cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày, uống liên tục trong 3 – 5 ngày.

Cải củ

Cải củ hay còn gọi là rau lú bú có tên khoa học là Raphanus sativus là loại cây thảo sống hằng năm, được trồng khắp nơi ở nước ta có rễ củ trắng, có vị nồng cay, dài khoảng 40 cm dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ, củ khô cũng làm long đờm. Hạt củ cải có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng tiêu đờm, trừ hen suyễn,thông khí, lợi tiểu, nhuận tràng.

Để điều trị ho nhiều đờm, suyễn, tức ngực, khó thở: bạn lấy khoảng 10g củ cải, 10g hạt tía tô, 3g hạt cải, sao vàng cho đến khi có mùi thơm và tán nhỏ các vị trên, cho vào túi vải, cho thêm chừng 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/05/mot-so-thuc-pham-co-tac-dung-chua-ho/feed/ 0
Chữa bệnh hiệu quả, an toàn bằng cây hẹ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/#respond Mon, 04 Mar 2013 01:30:40 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9547 Cây hẹ là một loại rau gia vị đồng thời là một cây thuốc thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và các bài thuốc dân gian của nhân dân ta. Hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, thức ăn và làm thuốc chữa ho, ăn không ngon, tăng cường tiêu hóa,chữa đầy hơi, ợ hơi… ở khắp mỗi vùng quê.


Cây hẹ hay còn gọi là cửu thái có tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Theo y học cổ truyền, hẹ có vị cay,mùi hăng, hơi chua, tính ấm, có công dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu đờm và cầm máu. Theo Tây y, hẹ có công dụng giảm mỡ máu, tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Odorin có trong rau hẹ là một loại kháng sinh mạnh với khá nhiều vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Subtilis… Nhưng bạn cần lưu ý kháng sinh odorin tương đối bền vững, nhưng sẽ mất tác dụng nếu bạn đun sôi. Do vậy, để có công dụng điều trị bệnh bạn không được sắc hoặc đun sôi, mà chỉ dùng hẹ dưới dạng nước ép hoặc hấp chín.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ hẹ bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần:

Chữa ho, trị cơn suyễn, đờm nhiều, khó thở

Đối với người lớn: Bạn lấy một nắm lá hẹ, giã nát, vắt lấy nước, thêm vào vài hạt muối uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
Đối với trẻ em: Bạn lấy một nắm lá hẹ cắt nhỏ, cho thêm đường phèn vào cùng một bát, tiếp đó bạn cho bát vào nồi cơm hấp chín hoặc hoặc đun cách thuỷ. Cho trẻ uống trong từ 2 – 3 lần/ ngày.

Chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, chín mé

Bạn lấy củ hẹ sao tồn tính, nghiền mịn sau khi sao và trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chỗ lở ngứa hay đắp lên mụn nhọt.

Rôm sảy: bạn lấy khoảng 60 g rễ hẹ sắc lấy nước uống.

Chín mé : Lấy củ và rễ hẹ giã nát, xào với rượu để chườm, bó rồi băng lại, thay băng nhiều lần trong ngày.

Cảm mạo, ho do lạnh

Bạn dùng 250 g hẹ , 25 g gừng tươi, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước.

Chữa ra mồ hôi trộm

Lấy 200g lá hẹ tươi, 100g thịt rắn . Hấp chín cả lá hẹ và thịt rắn, thêm muối vừa đủ và ăn, bạn nên sử dụng hàng ngày.

Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương

Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

–  Dùng 500 g hẹ tươi giã nát lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày.

–  Rau hẹ xào gan dê: 150 g lá hẹ, 150 g gan dê . Ngoài tác dụng chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, món ăn này còn có tác dụng làm sáng mắt.

– Lấy 500 g lươn lọc bỏ xương, cắt khúc nhỏ, xào qua, thêm gừng, tỏi, gia vị, và nước. Khi nước cạn, cho thêm khoảng 300 g rau hẹ cắt khúc, xào chừng 5 phút và ăn nóng.

–  Dùng 20 g hẹ , 90 g gạo, nấu cháo ăn nóng 2 lần mỗi ngày. Bài thuốc này còn có được sử dụng để chữa ăn uống kém, phân sống nát, đau lưng, gối mỏi, chân tay lạnh.

–  Lấy 200 g lá hẹ , 200 g tôm nõn, xào ăn với cơm.

–  240 g lá hẹ , 60 g hồ đào nhục (quả óc chó) , xào với dầu vừng và ít muối. Ăn 1 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Bài thuốc này còn có công dụng chữa nữ giới bị khí hư, lãnh cảm, táo bón, đau lưng đau đầu gối, tiểu tiện luôn, .
– Cháo hạt hẹ :15 g hạt hẹ xào chín, cho thêm khoảng 50 g gạo tẻ , nấu cháo ăn hằng ngày.

–  Sấy khô, tán bột, làm thành viên với 30 g lá hẹ , 1,5 g phúc bồn tử , 20 g dây tơ hồng xanh. Sử dụng 3 g mỗi lần, ngày 3 lần.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/feed/ 0
Bí quyết hạn chế sẹo sau bị thương https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/02/seo-va-bi-quyet-han-che-seo-sau-bi-thuong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/02/seo-va-bi-quyet-han-che-seo-sau-bi-thuong/#respond Sat, 02 Mar 2013 01:30:50 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9541 Khi bạn bị thương do tai nạn, bệnh tật, phẫu thuật… vết thương có thể để lại sẹo, một vết sẹo xuất hiện trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng mặt có khả năng làm bạn giảm tự tin. Nhiều người muốn khắc phục điều này nhưng lại sử dụng các phương pháp không phù hợp làm cho vết sẹo càng đậm màu hoặc lớn hơn.

Sẹo là những mô sợi (sợi collagen) thay thế cho những mô da bị tổn thương (giúp phục hồi vùng da bị tổn thương). Sự hình thành sẹo là quá trình sinh học diễn ra một cách tự nhiên để làm lành các vết thương . Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ sâu và kích thước của vết thương, vị trí vết thương, chủng tộc, di truyền, tuổi tác, giới tính.

Củ nghệ có chứa curcumin là hoạt chất có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo

Sẹo được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào hình dạng và mức độ tạo sợi collagen: như sẹo lõm( sẹo có hình dạng lỗ trũng tròn thấp hơn bề mặt xung quanh) ; sẹo lồi ( sẹo có màu đỏ, dày và lan rộng ra bề mặt xung quanh) và sẹo phì đại (sẹo có hình dạng khối u màu đỏ, tập trung nơi vết thương không lan rộng ra bề mặt xung quanh).

Để hạn chế vết sẹo, bạn lưu ý một số điểm sau:

Nên xử lý vết thương tốt bắt đầu ngay sau khi bị thương, điều trị, chăm sóc và vệ sinh đúng phương pháp để mau liền sẹo.

– Để hạn chế vết sẹo bị co kéo, dính, rất xấu bạn nên tập vận động sớm và đúng phương pháp.

Để vết sẹo xẹp xuống, không còn có cơ hội phát triển thêm bạn có thể dùng băng ép( lấy băng thun quấn lại để cả ngày). Ngày nay, người ta còn có thể sử dụng quấn gạc silicon nhưng khá tốn kém. Những cách vận động và dùng băng ép cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

– Có thể sử dụng nghệ, curcumin là hoạt chất chính có trong củ nghệ, có tính kháng viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương, mờ sẹo. Nhưng cần sử dụng nghệ đúng cách và đúng lúc bởi nếu vội vàng bôi nghệ vào lúc vết thương chưa kịp lên da non có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại.

– Bạn có thể chà vỏ chanh lên chỗ sẹo 5-7 phút mỗi ngày, làm 2 lần/ ngày trong vòng 7 ngày để xóa sẹo ở tay và chân.

– Bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước ép rau má. Nước ép rau mà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, góp phần điều hòa quá trình lành sẹo, mau liền sẹo.

– Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng một số thuốc bôi có thành phần Corticoit .

– Về dinh dưỡng, bạn cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ món nào, kể cả rau muống, trứng…

Bạn cũng cần chú ý, khi vết sẹo mới hình thành, sáu tháng đầu, để vết sẹo không đậm màu, bị tổn thương, thậm chí là ung thư da bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cực tím (thường lúc 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều).

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/02/seo-va-bi-quyet-han-che-seo-sau-bi-thuong/feed/ 0
Chăm sóc cho trẻ trong thời gian mọc răng https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/#respond Thu, 28 Feb 2013 13:00:38 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9538 Mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Khi mọc răng, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý và sức khoẻ như hơi đau chỗ mọc răng, ngủ không yên, chảy nước miếng, hay cho tay vào miệng, sốt có khi cũng là hậu quả của quá trình nhú răng này, sau đó là những xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ dễ chịu hơn trong thời kỳ mọc răng:

Khi mọc răng, trẻ thường bị đau và khó chịu, trẻ thường quấy khóc và lười ăn, trẻ có thể sút cân nhanh. Nếu trẻ biếng ăn hay bú ít hơn, bạn cần chia nhỏ cữ bú và bữa ăn của trẻ, cho trẻ bú hay ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa với lương ít hơn và cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Bạn cần theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên, nếu nhiệt độ của bé dưới 38.5 độ bạn cần lau toàn thân cho bé bằng nước ấm, đừng ấp ủ bé, theo thói quen, các bà mẹ thường đắp chăn hay mặc quần áo dày cho bé, điều này chỉ làm thân nhiệt tăng lên, bạn nên mặc đồ thoáng mát cho bé và không cần dùng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ của bé trên 38, 5 độ, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) theo chỉ dẫn (liều lượng 10-15 mg /1 kg cân nặng, mỗi liều uống cách nhau 4-6 giờ, uống tối đa 4 liều trong 1 ngày.

Trong giai đoạn này trẻ cũng có thể đi ngoài phân lỏng, sệt 3-4 lần/ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần bù nước, bạn có thể cho trẻ ăn uống bình thường. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám.

Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé, nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày, bạn nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng sau khi cho trẻ ăn, dùng khăn mềm lau răng cho bé; hoặc đánh răng cho bé.

Trẻ có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn, bạn có thể cho trẻ ngậm nướu (tốt nhất là nướu đã được làm mát). Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt.

Bạn cũng có thể cho trẻ ăn chuối thái lát để lạnh, việc này sẽ giúp bé xoa dịu cơn đau và giảm kích thích ở lợi. Mát xa lợi bé bằng ngón tay của bạn cũng có tác dụng giảm đau cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/feed/ 0
Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường gặp https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/05/cac-xet-nghiem-danh-gia-chuc-nang-than-thuong-gap/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/05/cac-xet-nghiem-danh-gia-chuc-nang-than-thuong-gap/#respond Tue, 05 Feb 2013 01:30:19 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9520 Thận là một cơ quan trong cơ thể với 2 chức năng quan trọng là tạo nước tiểu và nội tiết. Xét nghiệm chức năng thận là một trong những xét nghiệm thường quy thường được sử dụng trên lâm sàng.

Ure máu và nước tiểu

Ure là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận Bình thường ure máu khoảng từ 2.5 – 7.5 mmol/l; Nồng độ urê trong nước tiểu từ 250 – 500 mmol/24h. Ure tăng trong các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến; chế độ ăn nhiều đạm; nhiễm trùng; tắc nghẽn đường tiểu. Ure giảm trong bệnh lý suy gan nặng, suy kiệt, ăn ít đạm.

Creatinin máu và nước tiểu

Creatinin là chất biến dưỡng của creatin trong bắp thịt, phụ thuộc vào khối lượng bắp thịt, và không thay đổi ở mỗi người. Bình thường nồng độ creatinin huyết tương (huyết thanh): 55 – 110 mmol/l và trong nước tiểu: 8 – 12 mmol/24h (8000 – 12000 mmol/l). Nồng độ creatinin giảm trong một số bệnh lý như thiểu năng thận, viêm cầu thận cấp và mạn tính, viêm bể thận – thận mạn; viêm bể thận – thận tái phát. Nồng độ creatinin phản ánh sự thiểu năng thận, giảm độ lọc của cầu thận và giảm bài tiết của ống thận.

Creatinin phản ánh trung thực chức năng thận hơn ure vì không phụ thuộc vào các yếu tố khác, creatinin chỉ tăng khi chức năng thận đã giảm 50% và tăng gấp đôi khi độ lọc cầu thận giảm xuống còn một nữa, do đó trị số creatinin / máu giúp ta ước đoán được chức năng thận còn lại.

Các chất điện giải (Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++)

Bình thường Na+ =  135 – 145 mmol/l; K+ =  3,5 – 5,5 mmol/l; Cl- =  95 – 105 mmol/l; Ca TP =  2,0 – 2,5 mmol/l; Ca++    = 1,0 – 1,3  mmol/l.

Nồng độ Na+ máu tăng có thể gây nên một số thay đổi chức năng thận. Tăng Na+ trong các bệnh lý như phù thận, ưu năng vỏ thượng thận. Na+ giảm trong các trường hợp mất Na+ qua thận (gặp trong bệnh tiểu đường, bệnh nhân có glucose máu cao, nhiễm cetonic máu (pH máu động mạch có thể < 7,25), đi tiểu nhiều làm mất Na+, K+); dùng thuốc lợi niệu quá nhiều, làm ức chế tái hấp thu Na+ ở tế bào ống thận.

K+ tăng trong các trường hợp thiểu năng thận, vô niệu do các nguyên nhân; viêm thận, thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison), làm giảm đào thải K+ qua thận. K+ giảm khi mất kali theo nước tiểu; nhiễm cetonic trong tiểu đường; dùng thuốc lợi niệu quá nhiều làm tăng thải trừ kali theo nước tiểu.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/05/cac-xet-nghiem-danh-gia-chuc-nang-than-thuong-gap/feed/ 0