Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nên mua quà gì tốt cho sức khỏe cha mẹ già? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/nen-mua-qua-gi-tot-cho-suc-khoe-cha-me-gia/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/nen-mua-qua-gi-tot-cho-suc-khoe-cha-me-gia/#respond Thu, 07 Feb 2013 02:30:20 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9528 Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại con người phải đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khi chúng ta ngày càng khôn lớn, trưởng thành, thì ông bà, cha mẹ lại ngày càng già đi và phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, bệnh tật… Vì vậy việc con cháu mua tặng cha mẹ già những món quà tốt cho sức khỏe là việc nên làm và mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Bài viết xin được giới thiệu một số món quà nên mua dành tặng cho cha mẹ già.

 

1. Sữa dành cho người già

Sữa vốn được xem như món quà vàng dành cho người cao tuổi vì có thể cung cấp dưỡng chất đầy đủ và cân đối, dễ hấp thu, tốt cho hệ tim mạch, tăng cường sức đề kháng…

Để chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi, nên chọn các loại sữa bổ sung có chất béo không no như omega – 3, omega – 6 tốt cho hệ tim mạch, giàu choline và oleic acid tốt cho trí não; có nhiều chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa; đông thời đầy đủ, cân đối đạm, bột, béo, vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Mỗi ngày nên uống 1-2 ly sữa kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý”.

2. Thực phẩm chức năng

Khi về già, con người cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn trước, không chỉ để tránh thiếu hụt dinh dưỡng mà còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng lão hóa và các loại bệnh tật.

Thực phẩm chức năng có nhiều có tác dụng cho người già như điều tiết hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe. Tăng cường khả năng hoạt động sinh lý, phòng chống các chứng bệnh về hô hấp, làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch, làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể. Do đó việc lựa chọn và tìm mua những thực phẩm chức năng phù hợp, tốt cho sức khỏe cha mẹ cũng là điều rất có ý nghĩa mà con cái nên làm. Một số loại thực phẩm chức năng nên mua dành cho cha mẹ già đó là: sâm, nhung hươu, linh chi, một số loại trà thảo dược…

3. Đồ dùng đặc biệt

Nếu ba mẹ bạn tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, đi lại hơi khó khăn thì những dụng cụ hỗ trợ di chuyển là một lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Những dụng cụ này có thể là: những chiếc gậy dùng khi di chuyển, giường nằm có thiết kế độ cao,  những chiếc ghế ngồi, tay vịn khi đứng lên ngồi xuống dành riêng cho các cụ là hết sức cần thiết. Chúng là người bạn đồng hành giúp tạo ra sự thoải mái, tự tin khi di chuyển cho ba mẹ, tạo thế cho người dùng khi đi lại, đứng lên ngồi xuống nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đối với ba mẹ đã già yếu cần chế độ chăm sóc đặc biệt, thì có các loại giường nằm có thể điều chỉnh độ cao, độ nghiêng, có đồ chặn để không ngã, khung tập đi có ghế ngồi (dành cho những người bị liệt một bên chân), ghế bô có bánh xe để chăm sóc những người không tự làm vệ sinh được.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/07/nen-mua-qua-gi-tot-cho-suc-khoe-cha-me-gia/feed/ 0
Các tật khúc xạ thường gặp https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/04/cac-tat-khuc-xa-thuong-gap/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/04/cac-tat-khuc-xa-thuong-gap/#respond Thu, 04 Oct 2012 03:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8737 Đôi mắt được ví như  là cửa sổ tâm hồn, cũng chính là phương tiện giúp bạn quan sát và phán đoán thế giới xung quanh. Nhờ có đôi mắt mà cuộc sống của chúng ta đầy màu sắc. Tuy nhiên, nếu bạn chăm sóc đôi mắt của mình không cẩn thận thì có thể mắc một số bệnh về tật khúc xạ.

Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là: cận thị, viễn thị, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt (lệch khúc xạ). Ở người lớn tuổi (ngoài 40 tuổi trở ra) khi khả năng điều tiết của mắt suy giảm thì mắt còn bị lão thị.

Cận thị

Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng.
Cận thị có thể là bẩm sinh (thường là cận thị nặng) hay mắc phải do quá trình phát triển (thường xuất hiện lúc trẻ 7-10 tuổi). Các dạng cận thị này đều có xu hướng tăng độ, nên bạn phải đi kiểm tra mắt định kỳ 6-12 tháng/lần tuỳ theo sự tiến triển của cận thị, để thay đổi số kính đeo thích hợp.

Viễn thị:

Mắt viễn thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật nằm ở phía sau của võng mạc. Người bị viễn thị có đặc điểm  nhìn xa rõ hơn nhìn gần, nhưng nếu nặng thì người bệnh nhìn mờ cả khi nhìn xa và khi nhìn gần.

Đa số, trong những năm đầu trẻ nhỏ không cần phải đeo kính do khả năng điều tiết của mắt (viễn thị sinh lí). Tuy nhiên khi mức độ viễn thị vượt quá khả năng điều tiết của mắt thì có thể gây ra nhìn mờ, gây lác mắt hoặc các triệu chứng cơ năng khác như: khó chịu, nhức đầu, hay phải nheo mắt để nhìn…  hội tụ (thường được kí hiệu bằng dấu cộng ở trước số kính đeo) để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc và khi đó người bệnh nhìn rõ.

Loạn thị:

Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Ảnh của vật không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T …
Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị (loạn thị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗn hợp). Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.

Bạn phải đi kiểm tra mắt định kỳ 6-12 tháng/lần tuỳ theo sự tiến triển của mắt

Lệch khúc xạ:

Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận thị loạn hoặc là viễn thị loạn.

Lão thị:

Khi tuổi càng cao thuỷ tinh thể mất dần độ đàn hồi do đó khả năng điều tiết giảm dần nên bệnh nhân không nhìn rõ khi nhìn gần và phải đưa ra xa mắt để đọc hay nhìn cho rõ. Khi đó người bệnh bị lão thị và cần đeo kính hội tụ (kính cộng) để giúp cho nhìn gần được rõ nét.
Đối với những mắt bị tật khúc xạ thường có thị lực kém, và khi nhìn thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu nhức mắt… Trong lớp học trẻ nhìn không rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập.Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trị thích hợp.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/04/cac-tat-khuc-xa-thuong-gap/feed/ 0
Phòng và điều trị bệnh Alzheimer bằng caffein https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/26/phong-va-dieu-tri-benh-alzheimer-bang-caffein/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/26/phong-va-dieu-tri-benh-alzheimer-bang-caffein/#respond Wed, 26 Sep 2012 07:30:22 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8506 Alzheimer là chứng bệnh suy giảm, mất trí nhớ xảy ra ở những người lớn tuổi, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Có một nghiên cứu mới đây cho biết uống 2 tách cà phê mối ngày không chỉ có tác dụng ngăn chặn mà còn có tác dụng trong điều trị bệnh này.

Uống 2 tách cà phê mỗi ngày có thể phòng ngừa được bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, uống 2 tách cà phê mỗi ngày có thể đẩy lùi Alzheimer (chứng mất trí nhớ do tế bào não suy thoái).

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng  caffeine trong cà phê không chỉ có tác dụng ngăn chặn mà còn có tác dụng trong điều trị bệnh Alzheimer.

Cho tới bây giờ các thí nghiệm mới chỉ được thực hiện trên đối tượng là động vật, nhưng các nhà khoa học vẫn tin răng  đây kết quả đầy hứa hẹn để xoá bỏ căn bệnh này.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu của trường ĐH Nam Florida, giáo sư Gary Arendash, đã nói rằng “Kết quả nghiên cứu mới đây của chúng tôi đã chứng minh được rằng caffein không chỉ là một phương pháp điều trị hữu hiệu mà còn có tác dụng giúp chúng ta phòng ngừa bệnh Alzheimer này ”.

Ông Arendash giải thích “Điều này rất quan trọng bởi vì caffeine là loại thuốc có chất kích thích lớn với tất cả mọi người. Nó dễ dàng đi trực tiếp vào não và có ảnh hưởng đến các loại bệnh”.

Để có được kết quả này là nhờ những trăn trở của các nhà khoa học khi thắc mắc nguyên nhân gì khiến căn bệnh Alzheimer làm cho con người suy thoái và mệt mỏi. Nghiên cứu này đã chỉ ra các vấn đề về tình trạng nhầm lẫn và  trí nhớ  của người mắc bệnh mất trí nhớ này. Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh này là do một nhóm protein bất thường gọi là beta amyloid hình thành trong não phá huỷ các tế bào thần kinh.

Trước đây, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống cà phê ít bị bệnh mất trí nhớ. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Arendash đã thực hiện thí nghiệm với 55 chú chuột. Trong thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến những thay đổi của chúng  từ khi lớn lên cho đến khi về già.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện với những chú chuột 18 đến 19 tháng tuổi, khoảng 70 năm tuổi ở người. Trong nghiên cứu này, họ cho 1 nửa các chú chuột  uống nước bình thường, trong khi những chú khác uống nước có pha thêm caffein.

Sau 2 tháng những chú chuột được uống caffein được kiểm tra, kết quả cho thấy các kỹ năng suy nghĩ và trí nhớ tốt hơn những chú chuột chỉ uống nước bình thường. Không những thế trí nhớ của những chú chuột này còn tăng gấp 2 lần những chú chuột uống nước bình thường. Một kết quả nữa cũng đáng được quan tâm đó là  hàm lượng beta amyloid trong máu và não thấp ở những chú chuột uống nước có pha thêm caffein.

Với những kết quả này, các nhà khoa học rất hy vọng sẽ tìm ra hướng điều trị  tận gốc căn bệnh mất, giảm trí nhớ trong một tương lai không xa.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/26/phong-va-dieu-tri-benh-alzheimer-bang-caffein/feed/ 0
Cách điều trị bệnh alzheimer https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/23/phuong-phap-dieu-tri-benh-alzheimer/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/23/phuong-phap-dieu-tri-benh-alzheimer/#respond Sun, 23 Sep 2012 03:30:43 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8600 Mặc dù phương pháp điều trị bệnh Alzheimer hiện nay vẫn chưa có, nhưng có những loại thuốc có khả năng kiểm soát được bệnh. Một số nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau đã giúp người bệnh duy trì chức năng tâm thần, quản lý các triệu chứng hành vi và làm chậm các triệu chứng của bệnh.

Cần chú trọng đến chế độ chăm sóc lâu dài và có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả bệnh nhân Alzheimer

Do bệnh Alzheimer là một rối loạn không đồng nhất về bệnh nguyên, bệnh sinh, kể cả các biểu hiện lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh, việc điều trị cần có sự phối hợp nhiều liệu pháp. Đặc biệt cần chú trọng đến chế độ chăm sóc lâu dài, nên có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả bệnh nhân và người chăm sóc họ.

Nguyên tắc điều trị bệnh Alzheimer:

Điều trị các triệu chứng: nhằm cải thiện các triệu chứng về nhận thức hoặc làm giảm các biểu hiện rối loạn hành vi, rối loạn loạn thần,…

Điều trị duy trì sự ổn định: ngăn cản sự sa sút trí tuệ hoặc làm giảm bớt các tiến triển của bệnh.

Điều trị dự phòng: ngăn chặn sự khởi bệnh bằng cách tiến hành điều trị từ giai đoạn đầu của bệnh.

Các liệu  pháp tâm lý, dinh dưỡng.

Điều trị duy trì sự ổn định

Hiện nay theo Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) thì có bốn loại thuốc được phê duyệt, được gọi là chất ức chế cholinesterase. Chất ức chế cholinesterase làm chậm sự trao đổi chất acetylcholine và làm cho thêm chất này có sẵn để giao tiếp giữa các tế bào, giúp giảm quá trình tiến triển của bệnh.  Aricept (Donepezil) có tác dụng điều trị ở bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn sớm, trung bình hay nặng. Aricept ngăn ngừa sự phân hủy của acetylcholine trong não. Cognex (Tacrine): Cognex ngăn ngừa sự phân hủy của acetylcholine trong não, có tác dụng điều trị bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn sớm  sớm và trung bình. Exelon (Rivastigmine) Exelon ngăn ngừa sự phân hủy acetylcholine và butyrycholine trong não. Có tác dụng với bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn  nhẹ đến trung bình. Namenda (Memantine): Chống thủ thể N- methyl – D-aspartate ( NMDA) dùng để điều trị bênh Alzheimer. Thuốc có tác dụng tốt với bệnh nhân Alzheimer trung bình

Điều trị về triệu chứng về rối loạn hành vi

Người bị bệnh Alzheimer thường mắc một số vấn đề về hành vi như trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác, bồn chồn khó chịu… Nên bệnh nhân được điều trị thêm những thuốc giúp giảm bớt những vấn đề về hành vi đó như thuốc chống loạn thần, thuốc chồng trầm cảm, thuốc chống lo âu.

Các liệu  pháp tâm lý, dinh dưỡng

Tạo môi trường sống thoải mái, tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Đặc biệt, không được thay đổi chỗ ở, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân tham gia sinh hoạt cộng đồng, các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, tập dưỡng sinh, câu lạc bộ người cao tuổi.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như canxi, phospho. Tránh lạm dụng rượu, thuốc lá.

Điều trị các bệnh phối hợp như viêm phổi, phế quản, bệnh tim mạch, đái tháo đường…

Những người thân trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Alzheimer. ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh vẫn có khả năng tự khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ của mình bằng cách lập bảng ghi nhớ, nhận biết màu sắc, sự nhắc nhở của người chung quanh. Khi bệnh đã đến giai đoạn nặng, sự giám sát của người thân càng phải được tăng cường để cuộc sống của người bệnh thật sự an toàn. Khi bệnh nhân mất hẳn trí nhớ, lú lẫn, đi lang thang không tìm được đường về, nên đeo vòng có ghi chú rõ địa chỉ nơi ở và nơi cần liên lạc cho bệnh nhân.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/23/phuong-phap-dieu-tri-benh-alzheimer/feed/ 0
Bệnh alzheimer là gì? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/benh-alzheimer-la-gi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/benh-alzheimer-la-gi/#respond Fri, 21 Sep 2012 07:30:12 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8586 Bệnh Alzheimer là một trong những hình thức của chứng mất trí nhớ, dần dần cướp đi khả năng suy nghĩ, hoạt động và đôi khi làm giảm tuổi thọ. Hầu hết những người bị bệnh Alzheimer các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện sau 60 tuổi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ trong số những người lớn tuổi.

Bệnh Alzheimer được mô tả lần đầu tiên bởi nhà thần kinh học người Đức Alois Alzheimer vào năm 1906, là bệnh ảnh hưởng đến não. Ông nhận thấy những thay đổi trong mô não của một người phụ nữ đã chết vì một căn bệnh thần kinh không bình thường. Triệu chứng của bà bao gồm mất trí nhớ, vấn đề ngôn ngữ và hành vi không đoán trước được. Sau đó ông đã phẫu thuật kiểm tra não của bà và tìm thấy những mảng amyloid ( amyloid plaques) bất thường và những nhóm mô xơ sợi nguyên thần kinh cuốn rối ( neurofibrillary tangles) trong não. Những mảng và những xơ cuốn rối liên quan đến vấn đề truyền tải thông tin trong não và hiện nay cũng được coi là điểm chính của bệnh Alzheimer.

Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Tuổi

Tuồi là yếu tố nguy cơ lớn nhất được biết cho bệnh Alzheimer. Hầu hết những người có triệu chứng với bệnh này đều từ 65 tuổi trở lên. Khả năng phát triển bệnh Alzheimer tăng gấp đôi mỗi năm sau 65 tuổi. Với tuổi cao hơn ( 85 tuổi trỏ lên), tỷ lệ có thể lên đến 50%, có nghĩa là cứ 2 người thì có 1 người mắc Alzheimer.

Tiền sử gia đình

Những người có cha mẹ, anh trai, chị gái hoặc con mắc bệnh Alzheimer có khả năng phát triển bệnh. Nguy cơ sẽ tăng lên khi có hơn một thành viên trong gia đình bị mắc bệnh.

Di truyền

Các nhà khoa học đã biết các gen có liên quan đến bệnh Alzheimer. Có 2 loại gen là gen gây bệnh có nguy cơ cao và gen xác định

Gen nguy cơ nghĩa là nó có thể làm tăng khả năng phát triển của một căn bệnh, nhưng không đảm bảo nó sẽ xảy ra. Gen nguy cơ có ảnh hưởng mạnh nhất được gọi là apolipoprotein E-e4 ( APOE-e4), các nhà khoa học ước tính rằng APOE-e4 có thể là một yếu tố trong 20-25% các trường hợp bệnh Alzheimer. Ngoài việc tăng nguy cơ, APOE-e4 có thể có xu hướng làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer ở độ tuổi trẻ hơn bình thường.

Gen xác định là gen trực tiếp gây ra một căn bệnh, đảm bảo khi một ai có gen này thì sẽ phát triển các rối loạn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra các gen trực tiếp gây ra bệnh Alzheimer nằm ở các gen mã hóa ba protein: protein amyloid precursor ( APP), presenilin -1 ( PS-1) và presenilin -2 ( PS-2).

Một số triệu chứng thường gặp

Triệu chứng bệnh Alzheimer bao gồm chủ yếu là các rối loạn về nhận thức, về hành vi và một số vấn đề thần kinh khác

Rối loạn về khả năng nhận thức

– Rối loạn về trí nhớ

Đây là triệu chứng sớm nhất của bệnh, những dấu hiệu ban đầu thường kín đáo, diễn biến âm thầm, làm cho mọi người nghĩ đó chỉ là những biểu hiện thông thường, tự nhiên tất yếu của tuổi già. Phổ biến nhất là quên ngày tháng, khi ra đường cũng hay quên đường về, dễ bị lạc và nhiều khi vì lí do này làm cho gia đình lo lắng và đưa người nhà đi khám.

– Rối loạn về ngôn ngữ

Những người bị bệnh Alzheimer có thể gặp khó khăn khi tham gia một cuộc nói chuyện. Họ có thể dừng lại ở giữa một cuộc hội thoại và không biết làm thế nào để tiếp tục cuộc hội thoại. Và thường những người bị bệnh hay dùng thiếu từ, họ có thể đấu tranh để tìm vốn từ vựng hoặc gọi sai tên.

– Rối loạn về phối hợp động tác

Về mặt lâm sàng những rối loạn về phối hợp động tác phần lớn không có biểu hiện gì. Ở một số bệnh nhân chúng có thể gây ra một số khó khăn, thậm chí làm cho không thể sử dụng một số đồ dùng thông thường như các đồ dùng trong nhà, bát đĩa hoặc khó khăn trong việc mặc quần áo.

– Rối loạn nhận thức bằng giác quan

Rối loạn nhìn hay gặp nhất, biểu hiện dưới dạng khó nhìn các đồ vật hoặc khó đọc và thường được nghĩ là do suy giảm thị lực, mặc dù có dùng kính điều chỉnh cũng không đỡ.

– Rối loạn trí tuệ

Người bệnh dần mất đi khả năng tư duy trừu tượng, logic của mình. Điều đó có thể phát hiện bằng yêu cầu người bệnh tìm điểm giống nhau và khác nhau của hai đồ vật, hay xếp các đồ vật theo nhóm.

Các rối loạn hành vi

– Trầm cảm: Trầm cảm xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh, điều đó đã làm chậm chân đoán Alzheimer và làm trầm trọng thêm các rối loạn nhận thức hoặc hành vi.

– Hành vi tâm thần bệnh lý: Người bệnh có thể thu hẹp các hoạt động trong đời sống hàng ngày trong quá trình tiến triển của bệnh. Sự giả hoạt động cơ thể do mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ khác nhau do khó khăn trong việc nhớ lại các yếu tố cần thiết cho sự thực hiện, làm kế hoạch hoặc hoàn tất, do rối loạn phối hợp động tác nhìn. Các hành vi kích động cũng có thể gặp trong các hoạt động nói, âm thanh hoặc vận động không thể giải thích được bằng các nhu cầu của người bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/benh-alzheimer-la-gi/feed/ 0
Những lưu ý khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/27/nhung-luu-y-khi-su-dung-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/27/nhung-luu-y-khi-su-dung-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi/#respond Mon, 27 Aug 2012 03:30:43 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8295 Ở người cao tuổi, khi cơ thể đã lão hóa sẽ dần phát sinh ra nhiều bệnh mãn tính và họ dễ mắc nhiều bệnh cùng lúc, càng mắc phải nhiều bệnh thì càng phải uống nhiều thuốc. Vậy cần phải chú ý những vấn đề gì trong việc sử dụng thuốc cho người cao tuổi?

Có nhiều NCT mỗi ngày phải uống hàng chục loại thuốc khác nhau.

Ở NCT, nhiều cơ quan trong cơ thể với chức năng hoạt động đã suy yếu nhưng lại mắc phải một bệnh hay nhiều bệnh mãn tính, thường hay dễ quên đôi khi bị sa sút trí tuệ, nên khó tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị…

Việc sử dụng thuốc cho NCT cần chú ý những vấn đề sau:

Người cao tuổi không nên dùng quá nhiều loại thuốc cùng lúc.

Khi thuốc vào trong cơ thể NCT, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của thuốc đã thay đổi nhiều so với bình thường. Do hệ thống tiêu hóa, hệ tuần hoàn, đặc biệt chức năng của gan và thận, tất cả đều đã suy yếu nên các quá trình trên chậm lại, khiến cho nồng độ thuốc gây hại tích tụ trong cơ thể. Trong quá trình điều trị bệnh cho NCT, thường nên khởi đầu bằng liều thấp và chỉ tăng liều dần khi cần đáp ứng yêu cầu điều trị.

Việc sử dụng nhiều loại thuốc ở NCT khiến nguy cơ tương tác giữa các loại thuốc là rất cao. Sự tương tác của các loại thuốc sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc. Số lượng thuốc dùng tốt nhất cho mỗi lần uống là từ 3 – 4 viên.

Với NCT những phản ứng có hại, những phản ứng không mong muốn thường có nguy cơ cao xảy ra. Một số nhóm thuốc sau đây do có nhiều tác dụng phụ nên cần lưu ý khi sử dụng cho NCT:

– Nhóm thuốc kháng viêm Nonsteroid (NSAID) như Ibupropen, Naproxen, Ketopropen… khi dùng một thời gian dài sẽ gây xuất huyết tiêu hóa và tăng nguy cơ bệnh thận. Những NCT đang mắc bệnh cao huyết áp, u tiền liệt tuyến, bệnh tuyến giáp, tim mạch… cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.

– Nhóm thuốc co mạch trị nghẹt mũi (Decongestan) như: Phenylephrin, Pseudoephedrin… thường gây chóng mặt, căng thẳng, ảnh hưởng giấc ngủ.

Cần thận trọng với người cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tiền liệt tuyến, tuyến giáp, tim mạch…

– Nhóm thuốc kháng Histamin H1 (thế hệ cũ) như clorpheniramin, dexclorpheniramin… thường gây ra buồn ngủ và mắt mờ nên làm tăng nguy cơ té ngã ở NCT. Nhóm thuốc này cũng gây ra tác dụng phụ là khô miệng và nguy cơ bí tiểu…

Việc sử dụng thuốc ở NCT sao cho an toàn, hiệu quả, hợp lý là vấn đề cần được đặt ra. Sau đây là một số phương pháp giúp giảm thiểu những tác hại khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi:

– Nên sử dụng thuốc ở dạng phóng thích chậm thường với liều dùng 1viên/ngày giúp giảm số lượng viên thuốc uống trong ngày. Dạng thuốc này thường gặp ở thuốc trị cao huyết áp, tim mạch… với nồng độ thuốc được phân bố trong ngày.

Dạng thuốc hỗn hợp có thành phần phối hợp nhiều hoạt chất với nhau, cũng rất thích hợp khi sử dụng cho NCT vì giảm số lượng viên uống, như sự kết hợp giữa Paracetamol và Ibupropen trong cùng một viên thuốc.

– Sử dụng thuốc có ghi ngày và thời gian dùng thuốc ở sau vỉ thuốc, giúp dễ theo dõi việc uống thuốc.

– Phân liều thuốc sẵn rồi đựng trong hộp thuốc có ngăn phân biệt để uống thuốc theo thời gian trong ngày.

-Với NCT kém minh mẫn hoặc bị bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer, việc uống thuốc cần có sự giúp đỡ, giám sát của người thân trong gia đình.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/27/nhung-luu-y-khi-su-dung-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi/feed/ 0
Để có giấc ngủ ngon và sâu, bạn nên ăn thực phẩm nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/10-thuc-pham-giup-ban-ngu-ngon/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/10-thuc-pham-giup-ban-ngu-ngon/#respond Sat, 25 Aug 2012 08:30:46 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8269 Giấc ngủ ngon là một trong các điều quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe. Thiếu ngủ có thể gây ra một số tình trạng rối loạn. Nếu bạn biết cách chọn những thực phẩm thích hợp ăn vào giờ trước khi đi ngủ thì có thể giúp bạn chìm nhanh vào giấc ngủ và còn giúp bạn ngủ ngon hơn. Dưới đây là một số thực phẩm đem lại lợi ích nói trên cho bạn, nhưng bạn cần nhớ kỹ là đừng có ăn gì hai giờ trước khi đi ngủ để cho dạ dày có đủ thì giờ tiêu hóa.

Hoa thiên lý

Có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng bình can, minh mục, tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc, an thần nên thường dùng để làm thức ăn bổ mát, trị mất ngủ. Bạn có thể dùng nấu canh, tuy nhiên dùng sắc uống có hiệu quả hơn. Nếu nấu canh thì 30 – 50g  rửa sạch, nấu với thịt lợn nạc hay cá  diếc, ăn nóng vào bữa tối là tốt nhất. Nếu dùng sắc uống thì mỗi ngày dùng từ 6 – 12  lá, quả hoặc hoa phơi sấy khô sắc uống.

Hạt bí ngô

Trong  30g hạt bí ngô chứa một lượng đáng kể  tryptophan và chứa tới 151mg magiê, đây là những chất giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, hạt bí ngô còn chứa  vitamin B,C, D, E ,K và kẽm rất tốt cho sức khỏe và một lượng chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho sức khoẻ tim mạch của bạn.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Những nhà khoa học đã chứng minh rằng, trước lúc đi ngủ nếu bạn uống một ly sữa nóng sẽ giúp bạn dễ ngủ. Bởi vì  trong sữa chứa  khoảng 85mg/1 cốc sữa tryptophan. Đây là chất kích thích sản xuất ra  serotonin trong não bộ, có tác dụng giúp bạn thư giản và buồn ngủ.  Vì thế uống một ly sữa hoặc sữa chua trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Ngoài ra,  bạn cũng có thể thay thế 1 ly sữa nóng bằng một miếng nhỏ phomai hay 1 ly sữa chua cũng có tác dụng giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Chuối

Chuối là một nguổn cung ứng tốt các chất magnesium và potassium, giúp các cơ bắp quá căng thẳng đươc thư dãn, Chuối còn chứa tryptophan, chất này chuyển hoá thành serotonin và melatonin là những hóc-môn sẽ mang lại cho bạn cảm giác muốn ngủ và có thể đi nhanh vào giấc ngủ.

Bắp rang

Đây là thực phẩm chứa vừa đủ hàm lượng carbohydrate để hỗ trợ việc đưa chất tryptophan vào não. Tryptophan được dùng để sản xuất chất có tác dụng kích thích giấc ngủ là serotonin. Vì thế, bạn có thể ăn một ít bắp rang trước giờ đi ngủ để có giấc ngủ ngon, đương nhiên đó phải là loại bắp rang không chứa chất béo.

Ngũ cốc và các loại hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng đường  ít có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, đậu phộng cũng là nguồn cung cấp tryptophan tốt và cần thiết để giúp bạn có được giấc ngủ ngon. Hay một chiếc bánh sandwich bơ đậu phộng làm bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng rất tốt cho giấc ngủ.

Mật ong

Mật ong có tác dụng làm giảm việc sản xuất orexin trong não( orexin là chất dẫn truyền thần kinh làm cho chúng ta không ngủ được hoặc ngủ được rất ít ) làm cho bạn cảm giác dễ chịu hơn. Khi bạn dùng mật ong thì làm tăng lượng đường trong máu và sẽ làm giảm việc sản xuất chất dẫn truyền này giúp bạn cảm thấy buồn ngủ một cách tự nhiên. Cho nên bạn đừng quên thêm mật ong vào cốc sữa nóng hoặc cốc trà thảo dược để có giấc ngủ sâu.

Trứng luộc

Nếu bạn cảm thấy khó ngủ  hãy luộc  một quả trứng và làm một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon cho tới sáng và quan trọng nó có thể cung cấp cho cơ thể bạn một lượng vừa đủ tryptophan. Ngoài ra, với hàm lượng protein cao nó có thể giúp bạn duy trì vóc dáng,cân đối. Tuy nhiên, bạn không nên ăn lòng đỏ nếu như bạn là người có hàm lượng cholesterol trong máu cao.

Quả anh đào

Quả anh đào là một trong những loại trái cây rất giàu melatonin hormone có thể tạo ra một giấc ngủ ngon. Ngoài ra,  trái anh đào còn chứa các chất chống oxy hóa giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa da.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bạn nên uống một tách trà hoa cúc khoảng 30 trước khi đi ngủ sẽ làm cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Hạt sen

Do tác dụng an thần nên hạt sen có khả năng chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ, là dược liệu quý để bổ tỳ, dưỡng tâm, rất có ích cho người suy nhược cơ thể. Ngoài ra, các chứng tiêu chảy, phân sống, hoạt tinh, đái dầm cũng giảm bớt nhờ hạt sen.

Bạn có thể ăn hạt sen lúc còn tươi, ăn khô hoặc sắc lấy nước uống, đều có tác dụng giúp bạn có giấc ngủ ngon.

Hoặc bạn có thể nấu cháo bằng cách: lấy hạt sen 100g, long nhãn khô 20g, vỏ quýt 1 miếng nhỏ, gạo nếp 100g, cho vào nấu cháo, thêm đường hoặc muối để ăn lúc đói bụng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/10-thuc-pham-giup-ban-ngu-ngon/feed/ 0
Những yếu tố nguy cơ và dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/10-dau-hieu-nhan-biet-benh-alzheimer/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/10-dau-hieu-nhan-biet-benh-alzheimer/#respond Sat, 25 Aug 2012 07:30:29 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8280 Alzheimer là một chứng bệnh mất trí nhớ phổ biến thường dùng để chỉ định bệnh cho những người mất trí từ 45-65 tuổi (bị lẫn trước khi già). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn về những yếu tố nguy cơ và những dấu hiệu nhận biết sớm người bị bệnh Alzheimer.

I. Những yếu tố nguy cơ

Alzheimer là một bệnh lý phức tạp có thể chịu ảnh của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các chuyên gia phân biệt nhiều nhóm yếu tố nguy cơ có khả năng thúc đẩy sự phát triển của bệnh, gồm:

Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi

Tuổi tác:

Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng đôi khi (hiếm) cũng thấy ở bệnh nhân dưới 40. tuổi trung bình của bệnh là 80. Tỷ lệ bệnh khoảng 1-2% ở lứa tuổi 65, nhưng tăng đến 5% ở nhóm 80 tuổi. Đến 50% người ở độ tuổi 90 ít nhiều cũng có vài triệu chứng cua bệnh Alzheimer . Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới, một phần vì giới nữ có tuổi thọ cao hơn.

Yếu tố môi trường:

Người ta đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhằm phát hiện nguyên nhân cũng như ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, một số bệnh nhân Alzheimer bị lắng đọng nhôm trong não.

II. Một số dấu hiệu sớm của bệnh

Thay đổi nhân cách

Người bệnh có tính khí thay đổi thất thường. Họ hoài nghi hết thảy mọi người, cố chấp và cách ly với xã hội. Lúc còn sớm, triệu chứng này có thể là phản ứng của người bệnh với tâm trạng thất vọng khi họ nhận thấy mình không thể kiểm soát được trí nhớ.  Vì vậy mà trầm cảm hay đi đôi với bệnh Alzheimer. Mất ngủ cũng thường xảy ra. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân trở nên khó tính, hay kích động và cư xử không phù hợp.

Khó khăn trong việc thực hiện những công việc quen thuộc hàng ngày.

Những công việc quen thuộc hàng ngày cần phải làm qua các bước tuần tự, ví dụ như việc nấu ăn, đã trở thành một cuộc chiến đấu khó khăn cho người bệnh. Cuối cùng thì bệnh nhân Alzheimer quên cả cách thực hiện những công việc cơ bản nhất, như đánh răng, rửa mặt chẳng hạn

Suy giảm trí nhớ

Nếu bạn thỉnh thoảng quên các nhiệm vụ được giao,  thời gian hoàn thành công việc, hay thậm chí quên tên họ các bạn đồng sự. Đều đáng lưu ý là người bị bệnh Alzheimer thì sự đãng trí, nhầm lẫn, hay quên xảy ra thường xuyên tại nơi làm việc hay thậm chí là ngay tại nhà của họ.

Trở ngại về vấn đề ngôn ngữ

Thật là một thử thách lớn lao cho các bệnh nhân Alzheimer khi phải tìm kiếm các từ ngữ chính xác để diễn đạt những suy nghĩ của mình và ngay cả chỉ để hiểu kịp các cuộc nói chuyện. Việc đọc và viết cũng gặp khó khăn.

Mất định hướng về không gian và thời gian.

Bệnh nhân Alzheimer bị mất định hướng về thời gian và không gian. Họ không nhớ rõ ngày giờ,hay không nhớ mình ra ngoài làm gì, không nhớ đường về nhà hay thậm chí  bị lạc trong chính ngôi nhà của mình. Sau cùng bệnh nhân hay đi lang thang ra khỏi nhà.

Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng.

Việc làm quen với các con số, tính toán, sổ sách, quyết toán thu chi là điều khó khăn và thậm chí là không thể thực hiện được đối với người bị bệnh Alzheimer.

Mất khả năng phân tích và suy xét

Việc giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày (như làm thế nào để biết nồi nước đang sôi, hay không biết mặc thêm áo khi trời lạnh) trở nên rất khó khăn. Bệnh nhân Alzheimer giờ đây gặp phải trở ngại lớn trong việc thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kế hoạch, những quyết định và suy xét.

Quên vị trí của các đồ dùng

Đối với  bệnh nhân Alzheimer họ thường xuyên để những vật dụng trong nhà không đúng chỗ như  để điều khiển tivi trong nhà tắm, cái ly để ở của sổ, rồi lại quên mất mình để ở đâu, đôi khi lại nghĩ mình bị mất trộm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/08/25/10-dau-hieu-nhan-biet-benh-alzheimer/feed/ 0
Phòng cảm lạnh khi giao mùa https://meyeucon.org/suckhoe/2011/02/23/phong-cam-lanh-khi-giao-mua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2011/02/23/phong-cam-lanh-khi-giao-mua/#respond Wed, 23 Feb 2011 15:04:27 +0000 http://hanhphucgiadinh.vn/?p=678 Khoảng thời gian giao mùa giữa đông và xuân, một người trong nhà bị cảm, cả nhà sẽ lâm vào vòng “nguy hiểm”. Vậy làm thế nào có thể giúp người thân của bạn phòng tránh căn bệnh này?

1. Trẻ em

Bữa sáng nên cho bé ăn một bát cháo yến mạch, bởi thành phần của yến mạch có thể đề kháng lại các vi khuẩn và chống lão hoá.

Mỗi ngày bạn nên chuẩn bị cho trẻ 5 phần rau quả, mỗi phần gồm: nửa bát rau xanh, và một lượng hoa quả bằng nắm tay người lớn. Bạn cũng đừng quên nhắc nhở bé mang theo bình nước đến trường và khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

Bạn tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ ăn các thực phẩm bổ trợ như nhân sâm, hoàng kỳ. Trẻ nhỏ ăn các thức này dễ bị khô miệng, mọc mụn ở mép.

2. Dân văn phòng

Mỗi ngày nên ăn 7 phần rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu vàng, đỏ, hoặc cam. Bởi chất beta-carotene có trong đó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Dân văn phòng nên uống trà bổ khí, hoặc ngâm chân nước nóng trước khi ngủ với hoàng kỳ, phòng phong, bạch thuật cũng có tác dụng trợ khí giúp cơ thể khoẻ mạnh.

3. Nguời già

Bữa sáng nên ăn gừng, bởi gừng có tác dụng làm ấm dạ dày, khử hàn.

Mỗi ngày cần nạp các chất protein như thịt nạc, cá, đậu phụ, trứng… vào cơ thể ít nhất một lần.

Trước khi ngủ, nên mát chân làm ấm hai lòng bàn chân. bởi hai chi dưới của người già thường bị lạnh.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2011/02/23/phong-cam-lanh-khi-giao-mua/feed/ 0